Giáo án dạy thêm Toán 4 chân trời Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc
Dưới đây là giáo án Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc. Bài học nằm trong chương trình Toán 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Toán 4 chân trời Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 chân trời sáng tạo cả năm
BÀI 31: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về hai đường thẳng vuông góc; thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng thước và ê-ke.
- Vận dụng giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến hai đường thẳng vuông góc.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò “ Ai tinh mắt thế!” + GV chiếu/ gắn hình ảnh về lược đồ một số đường phố ở Hồ Chí Minh lên bảng, HS chọn hai con phố vuông góc với nhau + Tổ nào chọn được đúng và nhanh nhất nhiều cặp phố vuông góc với nhau thì thắng cuộc - GV nhận xét về hoạt động và chuyển sang nội dung tiếp theo B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố cách nhận biết hai đường thẳng vuông góc - Vận dụng giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến hai đường thẳng vuông góc b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không? a) b) - GV yêu cầu HS tự hoạt động cá nhân dùng ê ke để kiểm tra (GV hướng dẫn những HS chưa biết cách kiểm tra). - GV gọi đại diện HS 3-4 HS trình bày kết quả. - GV chốt đáp án. Bài tập 2: Trong hình vẽ dưới đây, ABEG và BCDE là các hình chữ nhật. Em hãy quan sát hình vẽ rồi cho biết câu nào đúng, câu nào sai? - Cạnh AB vuông góc với cạnh CD - Cạnh CD vuông góc với cạnh AG - Cạnh BC vuông góc với cạnh AG - Cạnh BE vuông góc với cạnh AC và cạnh CD - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời 2 HS trình bày câu trả lời. - HS còn lại chú ý nghe, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm Trong hình có .... cặp cạnh vuông góc với nhau - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời 2 HS trình bày câu trả lời. - HS còn lại chú ý nghe, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 4: Vẽ hình theo mẫu sau: - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. (GV hướng dẫn trực tiếp các HS chưa biết cách vẽ). - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). | - HS tham gia trò chơi Đáp án bài 1: Dùng ê kê để kiểm tra và có kết quả như sau a) Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau. b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau - HS nhận xét, chữa bài. Đáp án bài 2: - Cạnh AB vuông góc với cạnh CD (Đ) - Cạnh CD vuông góc với cạnh AG(S) - Cạnh BC vuông góc với cạnh AG (Đ) - Cạnh BE vuông góc với cạnh AC và cạnh CD. (S) - HS chữa bài. Đáp án bài 3: Hình đã cho có 2 cặp cạnh vuông góc là MN vuông góc với MT và TM vuông góc với TQ. - HS quan sát, sửa bài. Đáp án bài 4: - HS tự hoàn thiện vào phiếu hoặc vở cá nhân. - HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trường:................................................................ Lớp:...................................................................... Họ tên:.................................................................. PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Góc được tạo ra bởi mấy cạnh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 0 Câu 2: Một đường thằng có số đo góc là? A. 180⁰ B. 90⁰ C. 50⁰ D. 120⁰ Câu 3: Một nửa số đo góc của góc có số đo bằng 90 độ là góc? A. Bẹt B. Nhọn C. Tù D. Cân Câu 4: Cho các số đo góc 90⁰; 180⁰; 60⁰; 91⁰. Đọc tên lần lượt các góc? A. Góc vuông, góc bẹt, góc 60 và góc tù B. Góc vuông, góc bẹt, góc nhọn và góc cân C. Góc vuông, góc bẹt, góc nhọn và góc tù D. Góc 90, góc bẹt, góc nhọn và góc tù Câu 5: Cho hình ảnh sau, viết các số đo góc thích hợp A. 180⁰; 90⁰; 100⁰; 120⁰ B. 180⁰; 90⁰; 70⁰; 40⁰ C. 180⁰; 90⁰; 100⁰; 40⁰ D. 180⁰; 110⁰; 100⁰; 40⁰ II. Phần tự luận Bài 1. Quan sát thước đo góc rồi nêu số đo của mỗi góc:
Bài 2: Tìm các góc nhọn, góc tù và góc bẹt trong các góc sau:
Bài 3: Dùng thước đo góc để đo các góc được tạo bởi hai kim đồng hồ khi đồng hồ chỉ 3 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 2 giờ Bài 4. Con nhện bò theo một trong hai đường đi màu đỏ hoặc màu xanh để về tổ (như hình vẽ) a) Tìm đường đi cho nhện, biết rằng đường đi này có ít nhất một góc tù. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ b) Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Bài 5: Có một bánh xe bằng gỗ đã hỏng (như hình vẽ). Con mọt gỗ đang gặm một trong hai cái nan xe màu đỏ. Biết nan xe đó và một nan xe màu xanh tạo thành một góc tù. Tìm nan xe mà con mọt gỗ đang gặm. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 chân trời sáng tạo cả năm