Giáo án dạy thêm Toán 4 chân trời Bài 43: Em làm được những gì?

Dưới đây là giáo án Bài 43: Em làm được những gì?. Bài học nằm trong chương trình Toán 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Toán 4 chân trời Bài 43: Em làm được những gì?

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 chân trời sáng tạo cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 43: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:
  • Ôn tập cách thực hiện các phép tính cộng, trừ các số tự nhiên.
  • Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
  • Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  • Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học.
  • Năng lực giao tiếp toán học.
  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn”

+ Hai bạn thành một cặp, mỗi bạn đọc số bất kì, sau khi nghe được số của bạn mình hai bạn đồng thời thực hiện phép tính cộng và trừ hai số đó. Ai ra đáp án đúng nhanh nhất sẽ thắng và được chỉ định bạn chơi tiếp theo.

+ GV mời đại diện 2 bạn lên bắt đầu trò chơi và lặp lại 2 – 3 lần chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập.

 

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về nhân với số có một/hai chữ số, nhân/chia với 10, 100, 1000, …

- Luyện tập làm các bài tập về nhân với số có một/hai chữ số, nhân/chia với 10, 100, 1000, …

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:

a)     209 376 + 139 213

b)     328 165 + 578 123

c)     576 109 –  201 879

d)     431 568 – 198 075

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thống nhất đáp án, sau đó tự hoàn thành vào vở cá nhân.

- GV gọi 4 HS xung phong trình bày kết quả tại chỗ.

- GV mời HS nhận xét và chốt đáp án

Bài tập 2: >, <, =

a)     456 789 – 110 234 …?... 344 078

b)     391 929 …?... 235 025 + 156 904

c)     709 141 – 590 363 …?... 118 778

d)     523 412 …?... 235 971 + 445 620

- HS thực hiện trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.

- GV mời 2 HS đứng tại chỗ trình bày bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 3: Số?

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, thống nhất đáp án, sau đó tự hoàn thành vào vở cá nhân.

- GV gọi 4 HS xung phong trình bày kết quả tại chỗ.

- GV mời HS nhận xét và chốt đáp án.

Bài tập 4: Chọn giá trị phù hợp với mỗi biểu thức:

- HS thực hiện trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.

- GV mời 2 HS đứng tại chỗ trình bày bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài tập 5: Giải bài toán:

Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 78, biết rằng cách đây 5 năm thì cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người hiện tại.

- HS thực hiện trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.

- GV mời 2 HS đứng tại chỗ trình bày bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

 

- HS chú ý, chữa bài.

 

 

Đáp án bài 2:

a)     456 789 – 110 234 > 344 078

b)     391 929 = 235 025 + 156 904

c)     709 141 590 363 = 118 778

d)     523 412 < 235 971 + 445 620

 

- HS chữa bài.

 

Đáp án bài 3:

 

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

Đáp án bài 4:

 

 

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

Đáp án bài 5:

Bài giải:

Mỗi năm mỗi người đều tăng thêm 1 tuổi, nên 5 năm trước hay 5 năm sau, cháu đều kém ông 52 tuổi.

Hiện tại ông có số tuổi là:

( 78 + 52 ): 2 = 65 (tuổi)

Hiện tại cháu có số tuổi là:

78 – 65 = 13 ( tuổi )

Đáp số: Ông: 65 tuổi

Cháu: 13 tuổi

- HS quan sát, nhận xét.

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

 

 

Trường:...................................................

Lớp:........................................................

Họ và tên:...............................................

PHIẾU HỌC TẬP

EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Thực hiện phép tính: 608 345 – 399 221:

A. 209 124

B. 290 124

C. 209 142

D. 290 142

Câu 2: Số thích hợp điền vào chỗ trống là:

..?.. – 214 099 = 527 009

A. 714 018

B. 740 118

C. 741 108

D. 748 011

Câu 3: Dấu thích hợp điền vào chỗ trống là:

128 312 + 402 342 ……. 728 190 – 118 465

A. <

B. >

C. =

D. không có dấu phù hợp

Câu 4: Mẹ đi chợ mua hết 130 000 đồng tiền gạo, 56 000 đồng tiền cá và 13 000 đồng tiền rau, 25 000 đồng tiền bánh. Lúc về mẹ còn lại trong ví 276 000 đồng. Hỏi lúc đầu mẹ mang bao nhiêu tiền đi chợ?

A. 400 000 đồng

B. 500 000 đồng

C. 600 000 đồng

D. 700 000 đồng

Câu 5: Một cửa hàng cả hai ngày nhập về 3 200 kg gạo. Biết ngày thứ hai nhập ít hơn ngày thứ nhất 400 kg gạo. Hỏi ngày thứ nhất cửa hàng nhâp về bao nhiêu kg gạo?

A. 1 500 kg gạo

B. 1 400 kg gạo

C. 1 700 kg gạo

D. 1 800 kg gạo

 

 

 

 

II. Phần tự luận

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 chân trời sáng tạo cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 2. SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 3: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

Chat hỗ trợ
Chat ngay