Giáo án dạy thêm Toán 4 chân trời Bài 36: Yến, tạ, tấn

Dưới đây là giáo án Bài 36: Yến, tạ, tấn. Bài học nằm trong chương trình Toán 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Toán 4 chân trời Bài 36: Yến, tạ, tấn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 chân trời sáng tạo cả năm

BÀI 36: YẾN, TẠ, TẤN

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức
  • Ôn tập các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đo với ki-lô-gam. Ôn tập lại cách chuyển đổi tính toán và so sánh số đo khối lượng (kg, yến, tạ, tấn). 
  • Nhớ lại cách ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
  • Vận dụng giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo khối lượng.
  • Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

 

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học.
  • Năng lực giao tiếp toán học.
  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học.

 

  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách thức thực hiện: 

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”: 

+ 1 yến bằng bao nhiêu ki-lô-gam?

+ 1 tạ bằng bao nhiêu yến?

+ 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?

+ 1 tạ bằng bao nhiêu ki – lô – gam?

+ 1 tấn bằng bao nhiêu ki – lô – gam?

- GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Mục tiêu: Nhớ lại các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đo với ki-lô-gam.

b. Cách thức thực hiện: 

- GV mời 1 HS đứng dậy thực hiện yêu cầu:

+ Em hãy nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã học.

+ Đơn vị nào lớn nhất, đơn vị nào nhỏ nhất.

+ Mối quan hệ giữa các đơn vị:

1 tấn = ? tạ = ? yến = ? kg

- GV lưu ý lại cho HS kĩ năng chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng:

1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.

- GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- Ôn lại cách thực hiện việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.

- Luyện tập rèn luyện kĩ năng chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo khối lượng. 

b. Cách thức thực hiện: 

GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Số?

a) 8 yến = ... kg

50 kg = ... yến

3 yến 5 kg = ... kg

b) 4 tạ = ... kg

600 kg = ... tạ

8 tạ 20 kg = ... kg

c) 3 tấn = ... kg

6000 kg = ... tấn

4 tấn 400 kg = ... kg

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân.

- GV gọi HS xung phong nhanh nhất lên bảng trình bày kết quả, HS còn lại trình bày vào vở.

- GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV chốt đáp án.

Bài tập 2: Giải bài toán 

Một xe ô tô chở hàng ủng hộ đồng bào lũ lụt. Chuyến đầu chở được 2 tạ gạo, chuyến sau chở nhiều chuyến đầu 5 tạ gạo. Hỏi cả hai chuyến chở được bao nhiêu tạ gạo?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV mời 2 HS trình bày câu trả lời.

- HS còn lại chú ý nghe, nhận xét.

- GV chốt đáp án đúng.


Bài tập 3: Tính:

a) 1 658 tấn + 312 tấn

b) 9 850 yến – 1 940 yến

c) 516 tạ 3

d) 8472 tấn : 6

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện 4 HS lên bảng trình bày đáp án.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 4: Giải bài toán

Một chiếc ô tô khi chưa chở hàng có khối lượng của xe là 5 tấn. Hiện nay, trên xe đang chở 4 tấn 2 tạ hàng. Theo em, ô tô có được phép đi qua chiếc cầu bên không? Tại sao?

- GV thu chấm vở của 3 HS hoàn thành nhanh nhất.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).





- HS tham gia trò chơi:

+ 1 yến = 10 kg

+ 1 tạ = 10 yến

+ 1 tấn = 10 tạ

+ 1 tạ = 100 kg

+ 1 tấn = 1000 kg









- HS trả lời:

+ Các đơn vị đo khối lượng đã học: tấn, tạ, yến, kg.

+ Trong các đơn vị đã học, đơn vị lớn nhất là tấn, đơn vị nhỏ nhất là kg.

+ 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

















Đáp án bài 1:

a) 8 yến = 80 kg

50 kg = 5 yến

3 yến 5 kg = 35 kg

b) 4 tạ = 400 kg

600 kg = 6 tạ

8 tạ 20 kg = 820 kg

c) 3 tấn = 3000 kg

6000 kg = 6 tấn

4 tấn 400 kg = 4400 kg




- HS nhận xét, chữa bài.


Đáp án bài 2:

Chuyến thứ hai chuyển được số tạ gạo là:

2 + 5 = 7 (tạ gạo)

Cả hai chuyến chở được số tạ gạo là:

2 + 7 = 9 (tạ gạo)

Đáp số: 9 tạ gạo






- HS chữa bài.

Đáp án bài 3:

a) 1 658 tấn + 312 tấn = 1970 tấn

b) 9 850 yến – 1 940 yến = 7 910 yến

c) 516 tạ 3 = 1 548 tạ

d) 8472 tấn : 6 = 1 412 tấn.


- HS quan sát, sửa bài.



Đáp án bài 4:

Giải:

Khối lượng của xe ô tô đã chở hàng là:

5 tấn + 4 tấn 2 tạ hàng = 9 tấn 2 tạ hàng < 10 tấn

Vậy ô tô được phép đi qua chiếc cầu có trọng tải 10 tấn.






- HS quan sát, nhận xét.




- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

 

Trường:...................................................

Lớp:........................................................

Họ và tên:...............................................

PHIẾU HỌC TẬP 

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Con mèo của bạn Lan cân nặng khoảng

A. 4 kg

B. 4 yến

C. 4 tạ

D. 4 tấn

Câu 2: Con hươu cao cổ cân nặng khoảng:

A. 9 kg

B. 9 yến

C. 9 tạ

D. 9 tấn

Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống: 1 yến = ...... kg

A. 1

B. 10

C. 100

D. 1000

Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:

5 bao gạo giống nhau cân được 235kg. Vậy 8 bao gạo như vậy nặng .......... kg?

A. 47

B. 376

C. 1175

D. 9400

Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Bác Quân có một cân đĩa, một quả cân 2kg, một quả cân 3 kg. Nếu bác Quân muốn lấy 4 kg gạo thì bác phải cân ít nhất mấy lần?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

II. Phần tự luận

Bài 1: Số?

a)

b) 

1 yến 8 kg = ........... kg

4 tạ 2 kg = .............. kg

1 tấn 25 kg = ........... kg

7 tấn 450 kg = .......... kg

Bài 2: Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm

5 tấn … 35 tạ

32 yến – 20 yến … 12 yến  5kg

2 tấn 70kg … 2700kg

200kg x 3 … 6 tạ

650kg … 6 tạ rưỡi

5 tấn … 30 tạ : 6


Bài 3. 

a) 18 yến + 26 yến = ……………..

b) 648 tạ – 75 tạ = ……………….

c) 135 tạ 4 = …………………..

d) 512 tấn : 8 = ……………………


Bài 4. Trong kho có 3 tấn 8 tạ gạo tẻ. Số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ 12 tạ. Hỏi trong kho có bao nhiêu tạ gạo tẻ và gạo nếp?


Bài giải

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................


Bài 5: Người ta dùng hai xe ô tô để vận chuyển hết 13 tấn khoai. Mỗi chuyến xe thứ nhất chở đủ 3 tấn khoai. Mỗi chuyến xe thứ hai chở đủ 2 tấn khoai. Em hãy liệt kê những cách vận chuyển có thể và lựa chọn cách vận chuyển có tổng số chuyến xe phải sử dụng là ít nhất.


 Số chuyến xe ô tô có trọng tải 2 tấn

 

 

  Số chuyến xe ô tô có trọng tải 3 tấn

 

 

 Tổng số chuyến xe phải sử dụng

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 4 chân trời sáng tạo cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 2. SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 3: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

Chat hỗ trợ
Chat ngay