Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giáo án Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách Địa lí 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

  • Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

  • Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Hình 2.1 – 2.4, mục Em có biết để tìm hiểu về các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác; ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác; Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

  • Năng lực vận dụng kiến thức – kĩ năng: Sưu tầm trên sách, báo, internet để tìm hiểu về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống nơi em sống.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ khí hậu Việt Nam.

  • Hình ảnh, video về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam.

  • Phiếu học tập, Mảnh ghép trò chơi “Đi tìm một nửa”. 

  • Phiếu đánh giá sản phẩm kịch ngắn.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Giấy A4, giấy ghi chú.

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và huy động kiến thức đã có của HS về các bài hát liên quan đến thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Từ đó, dẫn dắt, giới thiệu vào nội dung bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán tên bài hát”, HS nghe từng đoạn nhạc, thực hiện nhiệm vụ: Đoán tên bài hát và nêu những đặc điểm của thiên nhiên nước ta qua các bài hát đó. 

c. Sản phẩm: 

- Tên các bài hát trong các đoạn nhạc được phát.

- Những đặc điểm của thiên nhiên nước ta của các bài hát đó. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Đoán tên bài hát”.

- GV chia HS cả lớp thành 4 đội và phổ biến luật chơi:

+ Các đội lắng nghe từng đoạn nhạc ngắn (20 giây cho mỗi đoạn) và đoán tên bài hát.

+ Mỗi lượt đoán đúng, HS được 1 điểm cộng. 

- GV cho các đội chơi nghe các bản nhạc:

+ Bản nhạc 1: ….(Từ 0:38 – 0:46)

+ Bản nhạc 2: ….. (Từ 1:10 – 1:24)

+ Bản nhạc 3: ….. (Từ 0:25 – 0:33)

+ Bản nhạc 4: …….(Từ 1:39 – 1:45)

- Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Các bài hát trên gợi ra những đặc điểm nào của thiên nhiên nước ta?

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Khí hậu miền Bắc như thế nào?

+ Mưa ở miền Trung có điều gì làm em ấn tượng?

+ Sự khác biệt thời tiết giữa 2 bên sườn dãy Trường Sơn như thế nào?

+ Địa hình, đất, sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để trồng cây gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe nhạc, vận dụng hiểu biết thực tế, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các đội chơi lần lượt đưa ra đáp án và trả lời câu hỏi.

- GV mời các đội chơi khác đưa ra đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Tên các bài hát đã nghe:

Bản nhạc 1: Miền Bắc quê hương tôi.

Bản nhạc 2: Mưa chiều miền Trung.

Bản nhạc 3: Sợi nhớ sợi thương.

Bản nhạc 4: Hành trình trên đất phù sa.

+ Những đặc điểm của thiên nhiên nước ta qua các bài hát:

  • Khí hậu miền Bắc: Mùa hạ nắng đẹp; mùa thu lá vàng;mùa đông lạnh giá; xuân về hoa đào đón chào.
  • Điểm ấn tượng của mưa ở miền Trung: Chiều miền Trung mưa tím bên sông.
  • Sự khác biệt thời tiết giữa 2 bên sườn dãy Trường Sơn: Bên nắng đốt bên mưa quây; Nghiêng sườn Đông che mưa, nghiêng sườn Tây xoã bóng mát.
  • Địa hình, đất, sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để trồng cây: xoài cát, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, quýt hồng Lai Vung,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Việt Nam, được biểu hiện qua khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và các thành phần tự nhiên khác như địa hình, đất, sông ngòi và sinh vật. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. 

- Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.  

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Bảng 2.1, 2.2, Hình 2. 1 – Hình 2.4, thông tin mục I.1 – I.4 SGK tr. 10 – tr.15 và hoàn thành: 

- Sơ đồ tư duy: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. 

- Phiếu học tập số 1: Các thành phần tự nhiên khác ở nước ta.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, Sơ đồ tư duy về các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khí hậu 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chặng 1: Nhà sáng tạo tài ba 

- GV giữ nguyên 4 nhóm ở hoạt động Khởi động.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Bảng 2.1 – 2.2, Hình 2.1 – Hình 2.3, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.10 – tr.13 và hoàn thành Sơ đồ tư duy: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta 

 

Bảng 2.1. Chỉ số nhiệt độ trung bình năm và tổng số giờ nắng ở một số trạm khí tượng

Trạm khí tượng

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

Tổng số giờ nắng 

(giờ/năm)

Lạng Sơn 

(Lạng Sơn)

21,3

1 561

Láng (Hà Nội)

23,9

1 489

Huế 

(Thừa Thiên Huế)

25,1

1 916

Quy Nhơn 

(Bình Định)

27,1

 2445

Cà Mau (Cà Mau)

27,1

2 186

(Nguồn: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về số liệu 

điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, 2022)

Bảng 2.2. Lượng mưa và độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm ở một số trạm khí tượng

Trạm khí tượng

Lượng mưa trung bình năm (mm)

Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm (%)

Lạng Sơn 

(Lạng Sơn)

 1 318

83

Láng (Hà Nội)

1 670

81

Huế 

(Thừa Thiên Huế)

2 936

84

Cà Mau (Cà Mau)

2 394

83

(Nguồn: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về số liệu 

điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, 2022)

 

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.11 để tìm hiểu về bản chất của gió mùa Đông Bắc.  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Sơ đồ tư duy.

GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận theo Sơ đồ tư duy. 

- GV yêu cầu các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Sơ đồ tư duy cho các nhóm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

I. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Khí hậu

Kết quả Sơ đồ tư duy  đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. 

Tư liệu 1: Áp cao Xi-bia là trung tâm áp cao nhiệt lực hình thành do lục địa Á – Âu rộng lớn bị mất nhiệt mạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trong mùa đông tại đây dao động từ -40°C đến -15°C, trung bình là -24°C. Trị số khí áp ở tâm của áp cao này khoảng 1 040 mb, cực đại có thể lên đến 1 080 mb.

Tư liệu 2: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được biết đến là khí hậu đặc trưng của nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay với tên gọi Tropical monsoon climate là nhóm khí hậu tương ứng theo nhóm Am theo phân loại khí hậu Kô – pen.Tương tự như các loại khí hậu xavan, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nhiệt độ trung bình hơn 18 độ C trong mỗi tháng. Có các mùa ẩm, khô đặc trưng với lượng mưa trung bình năm khoảng 1 000 – 1 500 mm tại khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á.

KẾT QUẢ SƠ ĐỒ TƯ DUY

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các thành phần sông ngòi, địa hình, đất, khí hậu 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chặng 2: Nhà kiến thức xuất sắc 

- GV giữ nguyên số nhóm ở chặng 1, giao nhiệm vụ: Dựa vào Hình 2.4, thông tin mục I.2 – I.4 SGK tr.15 – tr.17 và hoàn thành Phiếu học tập số 1

+ Nhóm 1: Địa hình.

+ Nhóm 2: Sông ngòi

+ Nhóm 3: Đất

+ Nhóm 4: Sinh vật. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC 

Nhóm: …

HS khai thác thông tin mục I. 2 – I.4 SGK tr. 15 – tr.17 và điền thông tin phù hợp vào bảng sau: 

Thành phần

 tự nhiên

Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải thích

Địa hình

 

 

Sông ngòi

 

 

Đất 

 

 

Sinh vật 

 

 

 

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về các thành phần tự nhiên khác (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận 4 nội dung trong Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1 cho các nhóm.

- GV tổng kết nội dung: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không chỉ biểu hiện trong các yếu tố khí hậu mà còn biểu hiện rõ rệt trong tất cả các thành phần tự nhiên khác như địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Địa hình. 

3. Sông ngòi

3. Đất và sinh vật 

Kết quả Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

Tư liệu 3: Đá ong là sản phẩm của quá trình tích lũy đối với các ô-xit sắt và ô-xit nhôm trong đất (la-te-rít). Ở nước ta, đá ong thường hình thành ở rìa các đồng bằng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi. Nếu thực vật bị chặt phá, lớp đất mặt mất dần, tầng đá ong có thể lộ ra trên bề mặt địa hình và trở nên rắn chắc.

Tư liệu 4:

Địa hình Cácxtơ là gì? Một số địa hình Cácxtơ ở Việt Nam? - Bạn Cần Biết

Top 8 Khu vực Karst Tuyệt vời nhất ở Châu Á - Mytour.vn

Địa hình các-xtơ ở Quảng Bình

Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh ? | SGK Địa lí lớp 12

Bồi tụ là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, ví dụ của quá trình bồi tụ SieuSach |

Quá trình xâm thực ở đồi núi

Quá trình bồi tụ ở đồng bằng

Đặc điểm của nhóm đất Feralit - Trung Tâm Đào Tạo Việt Á

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì

Đất feralit chủ yếu có ở vùng đồi núi nước ta

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 33 (mới 2023 + Bài Tập): Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Nhiều loài động-thực vật của Việt Nam đối mặt nguy cơ tuyệt chủng - Tuổi  Trẻ OnlineĐộng vật có nguồn gốc nhiệt đới

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 

CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC 

Nhóm: …

HS khai thác thông tin mục I. 2 – I.4 SGK tr.15 – tr.17 và điền thông tin phù hợp vào bảng sau: 

Thành phần

 tự nhiên

Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải thích

Địa hình

- Qúa trình phong hóa diễn ra mạnh. 

- Qúa trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành địa hình Việt Nam

- Do khí hậu nóng ẩm . 

- Mưa nhiều nên dẫn đến xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ ở đồng bằng. 

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. 

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. 

- Chế độ nước sông theo mùa

- Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi. 

- Nước ta có chế độ mưa theo mùa.

Đất 

- Qúa trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng. 

- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. 

Mưa nhiều nên rửa trôi các chất ba – dơ dễ tan làm đất tích tụ ô – xít sắt và ô – xít nhôm, tạo nên màu đỏ vàng.

Sinh vật 

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan chủ yếu của nước ta. 

- Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất chủ yếu là đất feralit.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo kĩ thuật “Think – Pair – Share”; khai thác thông tin mục II SGK tr.15 – tr.16 và trả lời câu hỏi: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo kĩ thuật “Think – Pair – Share”, khai thác thông tin mục II SGK tr.15 – tr.16 và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.

- GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2) 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích ảnh hưởng của  thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống ở nước ta.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có những tác động sâu rộng đến sản xuất nông nghiệp, có khả năng thách thức an ninh lương thực trong tương lai. 

+ Thiên nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe người dân. 

II. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

1. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. 

Ảnh hưởng tích cực:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm (lượng nhiệt, ẩm dồi dào) →  Thích hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm, tăng vụ, tăng năng suất.

+ Sự phân hoá khí hậu tạo nên khác biệt về mùa vụ giữa các vùng.

→  Đa dạng sản phẩm nông nghiệp.

+ Tác động của gió mùa, phân hoá khí hậu theo đai cao. 

→  Phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới.

Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Thiên tai bão, lũ, hạn hán, sương muối, rét đậm, rét hại,….

→  Thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. 

+ Môi trường nóng ẩm.

Sâu bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng nông sản.

2. Ảnh hưởng đến đời sống

- Ảnh hưởng tích cực:

+  Các hoạt động sinh hoạt diễn ra quanh năm.

+  Lượng mưa lớn.

→  Cung cấp nước cho đời sống và sinh hoạt.

Ảnh hưởng tiêu cực:

+  Thời tiết cực đoan diễn ta

→  Thiệt hại cho người và tài sản.

+ Môi trường nóng ẩm, nhiệt độ cao.

→  Gây ra dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống con người.

----------------------------------------------------------------

-----------------Còn tiếp ----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay