Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Giáo án Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 7: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

(5 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình.

  • Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình.

  • Đánh giá được thói quen chi tiêu và các mục tiêu tài chính của gia đình.

  • Tham gia lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quản lí thu, chi trong gia đình.

Năng lực đặc thù:

  • Phát triển bản thân: Tham gia lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình.

  • Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của quản lí thu, chi trong gia đình.

3. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ tham gia lập kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình.

  • Có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. Hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.53 về quản lí thu, chi trong gia đình.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quản lí thu, chi trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.53 và thực hiện nhiệm vụ: 

Em hãy chia sẻ ý nghĩa của việc quản lí thu, chi trong gia đình qua câu tục ngữ sau:

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS  trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

Câu tục ngữ “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” nói về sự khéo léo và thông minh trong việc quản lý tài chính và cuộc sống gia đình. Bằng cách quản lý thu nhập một cách hợp lý và điều chỉnh chi tiêu một cách khôn ngoan, gia đình có thể duy trì một cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc, bất kể hoàn cảnh kinh tế có ra sao. Việc này không chỉ giúp đảm bảo an toàn tài chính mà còn tạo ra một môi trường sống ổn định và hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong gia đình.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quản lí thu, chi trong gia đình là quá trình kiểm soát việc sử dụng tiền gồm cả thu nhập và chi tiêu. Gia đình có cách quản lí tài chính hiệu quả sẽ mang lại sự ổn định và phát triển. Chính vì vậy, mỗi gia đình, cá nhân cần lập và thực hiện quản lí kế hoạch thu, chi một cách hợp lí. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.53 – 54 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình và nêu ví dụ minh hoạ.

+ Nêu vai trò của quản lí thu, chi đối với gia đình và các thành viên. Nêu ví dụ minh hoạ.

GV rút ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin trong SGK tr.53, 54 để trả lời câu hỏi:

+ Cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình và nêu ví dụ minh hoạ.

+ Nêu vai trò của quản lí thu, chi đối với gia đình và các thành viên. Nêu ví dụ minh hoạ.

- GV trình chiếu cho HS xem video về quản lí thu, chi trong gia đình: 

https://www.youtube.com/watch?v=TlKMyjH3pLg (0:08 – 3:41)

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, vận dụng hiểu biết để thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

+ Khái niệm quản lí thu, chi:

  • Quản lí thu, chi là việc cân đối các khoản thu và chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên gia đình có tính đến rủi ro và mục tiêu tài chính.

  • Ví dụ minh hoạ: Mẹ tính toán xem tháng này chi tiêu hết bao nhiêu tiền cho việc đi ăn bên ngoài, có cần cân đối lại để không lãng phí là một phần của hoạt động quản lí thu, chi.

+ Vai trò của quản lí thu, chi trong gia đình:

  • Đối với gia đình: kiểm soát và cân đối được thu, chi; chủ động và ứng phó với những tình huống trong tương lai; nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Đối với các thành viên trong gia đình: chủ động thực hiện kế hoạch thu, chi.

  • Ví dụ minh hoạ: Đối với các thành viên trong gia đình, sau khi đã có sự trao đổi và thống nhất sẽ hiểu được ý nghĩa của kế hoạch thu, chi nên sẽ chủ động thực hiện.

- GV mời HS nêu khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình

- Khái niệm: 

Quản lí thu, chi là việc cân đối các khoản thu và chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên gia đình có tính đến rủi ro và mục tiêu tài chính.

- Sự cần thiết của quản lí thu, chi trong gia đình:

+ Đối với gia đình: kiểm soát và cân đối được thu, chi; chủ động và ứng phó với những tình huống trong tương lai; nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đối với các thành viên trong gia đình: chủ động thực hiện kế hoạch thu, chi.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu thói quen chi tiêu của gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đánh giá được thói quen chi tiêu của gia đình.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr.54 – 55 để thực hiện các yêu cầu:

+ Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình và lấy ví dụ về một số thói quen chi tiêu tốt và chưa tốt.

+ Nhận xét việc phân chia thu, chi của gia đình trong trường hợp. Từ đó, đề xuất những phương pháp quản lí thu, chi trong gia đình.

GV rút ra kết luận về thói quen chi tiêu của gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thói quen chi tiêu của gia đình theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân, đọc thông tin để thực hiện nhiệm vụ: Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình và lấy ví dụ về một số thói quen chi tiêu tốt và chưa tốt.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc trường hợp SGK tr.55 để trả lời câu hỏi: Nhận xét việc phân chia thu, chi của gia đình trong trường hợp. Từ đó, đề xuất những phương pháp quản lí thu, chi trong gia đình.

- GV trình chiếu cho HS xem video về thói quen chi tiêu:

https://www.youtube.com/watch?v=Sp-abMwlRMs (1:01 – 4:08)

https://www.youtube.com/watch?v=dGeIL2Ar5lc 

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thói quen chi tiêu của gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, vận dụng hiểu biết để thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về thói quen chi tiêu của gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

*  Thông tin:

Các khoản chi tiêu trong gia đình: chi tiêu thiết yếu (khoản chi tiêu thường xuyên cho nhu cầu sống của gia đình như: ăn uống, nhà ở, đi lại, học tập,...) và chi tiêu không thiết yếu (khoản chi cho các sản phẩm mong muốn khi có đủ thu nhập như: sản phẩm xa xỉ, các dịch vụ giải trí,...).

+ Ví dụ về thói quen chi tiêu tốt và chưa tốt:

  • Thói quen chi tiêu tốt: mẹ luôn có kế hoạch thu, chi từ đầu tháng để tránh phát sinh.

  • Thói quen chi tiêu chưa tốt: thấy bạn có đồ mới thì mình cũng mua cho bằng bạn bằng bè.

* Trường hợp:

+ Gia đình ông T phân chia các tỉ lệ chi tiêu theo nguyên tắc:

  • 50% cho các nhu cầu thiết yếu như: thực phẩm, điện, nước, học phí của các con,...; 

  • 30% sẽ dành cho các mục tiêu tài chính gia đình như: tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm và dự phòng; 

  • 20% còn lại dành cho các nhu cầu như: mua sắm, giải trí,... là sự phân chia có hiệu quả.

+ Phương pháp phân chia khác

  • Phương pháp 4, 3, 2, 1 là phân chia tổng thu nhập thành 4 phần với tỉ lệ 40% cho chi tiêu chung của cả nhà, 30% cho chi tiêu của riêng vợ và chồng, 20% chi tiêu cho con và 10% cho tích luỹ tiết kiệm. 

  • Phương pháp 6 chiếc lọ: 55% nhu cầu thiết yếu, 10% đầu tư sinh lời, 10% tiết kiệm, 10% phát triển bản thân, 10% hưởng thụ cuộc sống, 5% từ thiện.

- GV mời HS nêu thói quen chi tiêu của gia đình.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Thói quen chi tiêu của gia đình.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu thói quen chi tiêu của gia đình

Chi tiêu trong gia đình:

- Chi tiêu thiết yếu.

- Chi tiêu không thiết yếu.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu các mục tiêu tài chính của gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và diễn giải được các mục tiêu tài chính, cho ví dụ minh họa.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.55 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết mục tiêu tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động gì.

+ Diễn giải các mục tiêu tài chính trong gia đình và nêu ví dụ minh hoạ.

GV rút ra kết luận về các mục tiêu tài chính của gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các mục tiêu tài chính của gia đình theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.55 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Cho biết mục tiêu tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động gì.

+ Nhóm 3, 4: Diễn giải các mục tiêu tài chính trong gia đình và nêu ví dụ minh hoạ.

- GV trình chiếu cho HS xem video về các mục tiêu tài chính trong gia đình:

https://www.youtube.com/watch?v=lj_kv9VXYMQ (1:33 – 3:30)

https://www.youtube.com/watch?v=m2tW-MPtN4c

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các mục tiêu tài chính của gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các mục tiêu tài chính của gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trả lời câu hỏi.

+ Mục tiêu tài chính nhằm bảo đảm các hoạt động tiết kiệm, đầu tư, khoản nợ, phòng ngừa rủi ro.

  • Tiết kiệm là hoạt động tài chính với mục đích bảo đảm tiêu dùng cho tương lai như: học hành, phòng ngừa rủi ro,...

  • Đầu tư là hoạt động chi nhằm tạo lập nguồn thu cho tương lai như: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,...

  • Khoản nợ là hoạt động thực hiện những mục tiêu chính đáng, bảo đảm nguồn thu nhập khả thi cho trả nợ như: vay mua nhà, mua xe, mua các tài sản giá trị khác.

  • Phòng ngừa rủi ro là dịch vụ tài chính (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,...).

+ Diễn giải mục tiêu tài chính:

  • Mục tiêu tài chính ngắn hạn là cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện dưới 3 tháng. 

Ví dụ: tiết kiệm được 30 000 000 đồng trong 3 tháng.

  • Mục tiêu tài chính trung hạn là cân đối thu, chi trong gia đình hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng. 

Ví dụ: mua được xe máy trong 5 tháng.

  • Mục tiêu tài chính dài hạn nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên, bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn. 

Ví dụ: sửa được nhà trong 1 năm.

- GV mời HS nêu các mục tiêu tài chính của gia đình.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Các mục tiêu tài chính của gia đình.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Tìm hiểu các mục tiêu tài chính của gia đình

Mục tiêu tài chính:

- Tiết kiệm;

- Đầu tư;

- Khoản nợ;

- Phòng ngừa rủi ro.

=> Đánh giá được ưu điểm và hạn chế trong thói quen chi tiêu và mục tiêu tài chính của bản thân và các thành viên trong gia đình để từ đó có thể lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình.

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu các bước lập, thực hiện kế hoạch thu, chi trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được kế hoạch thu, chi hợp lí.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.56 – 58 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần tiến hành những

bước nào.

+ Cho biết các bước lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình bao gồm những nội dung gì.

GV rút ra kết luận về các bước xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bước xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình theo chuẩn kiến thức của GV.

-------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ kì I + 1/2 kì 2
  • Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 6 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1100k/6 tháng
  • 1250k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay