Giáo án tiết: Văn bản 1- Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án tiết: Văn bản 1- Mùa xuân nho nhỏ sách ngữ văn 7 kết nối tri thức . Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiết: Văn bản 1- Mùa xuân nho nhỏ

Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Bài 4. GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: ……..

Số tiết: 12 tiết

 ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. MÙA XUÂN NHO NHỎ

(Thanh Hải)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ.

- HS càm nhận được tình cảm, cảm xúc, sự rung động của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân, qua đó thấy được tình yêu đất nước, lòng yêu mến, tự hào vể vẻ đẹp của đất nước mà nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua toàn bộ cấu trúc hình tượng và ngôn từ của VB.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa xuân nho nhỏ .

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về tác giả Thanh Hải

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mùa xuân nho nhỏ .
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS:

  1. Em có ấn tượng gì về mùa xuân? Điều gì em thích nhất khi mùa xuân đến?
  2. Hãy đọc một đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập                       

- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Đất nước Việt Nam với non sông tươi đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng, con người thân thiện, nghĩa tình,... luôn là niềm yêu mến, tự hào cùa mỗi chúng ta. Dù sống ở miền Nam hay miền Nam, miền núi hay miền xuôi, giai điệu đát nước vẫn luôn ngân vang trong trái tim ta. Tình yêu đất nước là nguồn càm hứng dạt dào tạo nèn nhưng tác phẩm lay động lòng người cùa văn học Việt Nam từ xưa tới nay. Em đã được học một số tác phẩm như vậy ở các lớp dưới. Đến bài học này, em sẽ tiếp tục được lắng nghe, cảm nhận những cung bậc khác nhau cùa tình cảm thiêng liêng đó qua những bài thơ trữ tình hiện đại và một văn bản thuộc thể loại khác có cùng chủ đề.

 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá Tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Giai điệu đất nước và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các đặc điểm về người kể chuyện.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài tri thức ngữ văn bài 4 .
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài 4
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Giới thiệu bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Giai điệu đất nước

+ Cho biết thể loại được nêu trong đoạn văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 4 .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Chủ đề trong bài 4 gồm các văn bản nhằm khẳng định tình yêu đất nước là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim mỗi chúng ta. Tình yêu ấy đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho văn học.

Thể loại chính được học trong bài 4 là thể thơ trữ tình - thể loại chính được học trong bài. Chủ đề dát nước được thể hiện qua nhiểu loại VB khác nhau, hiện diện trong nhiều thể loại văn học khác nhau như truyện ngắn, tiều thuyết, kịch, kí và đặc biệt được thể hiện qua những lời thơ trữ tình thiết tha, sinh động.

Nhiệm vụ 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc Tri thức ngữ văn và trả lời câu hỏi:

+ Khi đọc một bài thơ, em quan tâm đến những điều gì nhất?

- GV gợi ý: Khi nhận xét nét độc đáo của bài thơ, cần chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ và nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua cấu trúc hình tượng và ngôn từ của VB.

- GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Dựa vào SHS, hãy trình bày định nghĩa về các yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, hình ảnh trong thơ, nhịp thơ, ngữ cảnh…

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 4 .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

 

I. Tri thức ngữ văn

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề bài 4: các VB nhằm khẳng định tình yêu đất nước là một trong nhửng tình cảm thiêng liêng nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim mỗi chúng ta. Và tình yêu ấy đã trở thành nguồn càm hứng dạt dào cho văn học, góp phần làm nên những tác phẩm văn học đặc sắc.

 

 

- Thể loại: thơ trữ tình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tri thức ngữ văn

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ

·        Tình càm chính là cội nguổn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cùa thơ trữ tình. Gốc cùa thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu cùa thơ là tình cảm, cảm xúc cùa nhà thơ trước cuộc dời.

·        Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung cùa nhiều người. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nổi hộ nỗi lòng mình.

- Hình ảnh trong thơ

Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên…) nhưng luôn mang dấu ấn cùa sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.

- Nhịp thơ

Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngẳt, ngừng dược phân bố trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng cùa từng thể thơ

- Ngcảnh

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. Đó có thể là bối cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh); hoặc là bối cảnh ngoài văn bản, gổm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: HÒA ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD BÀI 10: TRANG SÁCH VÀ CUỘC

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

Giáo án điện tử tiết: Đọc - Đi lấy mật

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay