Giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối Bài 9: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ). Thuộc chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức
BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG
VĂN BẢN 1: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
Nhóm 1: Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?
Nhóm 2: Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có "vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có "thái độ ngất ngưởng". Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau hay không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về văn bản có nhiều chủ đề
GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:
Chủ đề của văn bản văn học là gì?
Nêu đặc điểm của văn bản văn học có nhiều chủ đề.
Sản phẩm dự kiến:
I. Văn bản văn học có nhiều chủ đề
1. Chủ đề
- Chủ đề được hiểu là các vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
2. Văn bản văn học có nhiều chủ đề
- Thông thường, văn bản văn học sẽ cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này sẽ được phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
- Xét mức độ biểu hiện đậm nhạt, để xác định chủ đề chính và chủ đề phụ nhiều khi phụ thuộc vào sự tiếp nhận khác nhau của người đọc chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý của tác giả.
- Xét về tính chất của những điều được biểu hiện, có thể nói đến chủ đề đặc thù dân tộc hay chủ đề phổ quát nhân loại.
=> Sự đa dạng về chủ đề khiến văn bản trở nên đa nghĩa, đáp ứng được sự đón đợi của nhiều loại độc giả khác nhau và mỗi người có thể tìm thấy ở văn bản một điều tâm đắc riêng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau đây:
Nêu một số nét cơ bản về tác giả, xuất xứ và nội dung chính của văn bản “Bài ca ngất ngưởng”.
Nêu một số đặc điểm của thể hát nói.
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả, xuất xứ và nội dung chính của văn bản Bài ca ngất ngưởng.
a. Tác giả:
- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cuộc đời quan trường của Nguyễn Công Trứ trải nhiều lần thăng giáng, có khi làm đến chức Thượng thư, Tổng đốc nhưng cũng có lúc bị cách hết chức vụ, phải làm lính thủ ở biên thuỳ. Tuy nhiên, ở vị trí nào, ông cũng giữ bản lĩnh cứng cỏi, nhiệt huyết với trọng trách, công việc được giao.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, hiện còn biết được trên 150 tác phẩm ở nhiều thể loại như phú, thơ Đường luật, câu đối, hát nói. Ông có đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự định hình và phát triển của thể thơ hát nói.
- Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ tài năng và nhân cách lớn: phong cách sống độc đáo, cốt cách tài tử, tâm hồn thanh cao, cá tính mạnh mẽ.
b. Xuất xứ Bài ca ngất ngưởng
- Nguyên văn chữ Nôm tác phẩm được chép ở Gia phả tập biên với nhan đề là Ngất ngưởng, giữa nguyên văn chữ Nôm theo bản này và các bản phiên âm về sau có ít nhiều khác biệt. Bản phiên âm sang chữ quốc ngữ được Lê Thước công bố lần đầu tiên trong sách Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tưởng công Nguyễn Công Trứ, xuất bản năm 1928 với nhan đề là Bài ca ngất ngưởng, sau đó tác phẩm được phổ biến rộng rãi với nhiều dị bản khác nhau.
- Bài thơ được đánh giá là một tác phẩm thuộc loại xuất sắc nhất, đạt đến trình độ cổ điển, mẫu mực của thể thơ hát nói.
- Bài ca ngất ngưởng được viết khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về quê, có thể coi là bài thơ tự thuật về cuộc đời phong phú và tự họa chân dung tinh thần độc đáo của ông.
2. Thể hát nói
- Thơ hát nói là thể thơ do các nhà thơ Việt Nam sáng tạo, phát triển từ khoảng thế kỉ XVII, đạt đến đỉnh cao trong thế kỉ XVIII – XIX.
- Thơ hát nói là phần lời của bài hát nói, mà lối hát nói là một điệu thức chủ đạo của lối hát ca trù. Thơ hát nói là một thể thơ kết hợp các thể song thất lục bát, lục bát với kiểu nói lối trong một số làn điệu dân ca.
- Hình thức (số câu, số chữ của các câu, gieo vần,...) của thơ hát nói tương đối đa dạng, tự do; vì thế, nó thường được các nhà thơ có phong cách tài hoa, tài tử ưa dùng để biểu đạt tư tưởng, tâm hồn phóng túng của mình.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số đặc điểm về mặt hình thức của văn bản Bài ca ngất ngưởng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Bài ca ngất ngưởng và trả lời câu hỏi:
Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy đã thể hiện được điều gì về phong cách, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ khi tự nhìn nhận về mình?
Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vẫn và nhịp điệu).
Sản phẩm dự kiến:
1. Bố cục của bài thơ
- Có thể coi Bài ca ngất ngưởng là bản giản thuật về cuộc đời từ khi làm quan đến khi về trí sĩ của Nguyễn Công Trứ. Nhiều tư liệu cho biết, ông làm bài này khi đã về hưu, đi chơi chùa vãng cảnh ở quê.
- Bài thơ có thể chia làm bốn phần, ứng với bốn lần xuất hiện của từ “ngất ngưởng” để xoay chụm vào chủ đề“ngất ngưởng”:
+ Phần 1 (6 câu đầu): cuộc đời làm quan đạt tới danh vọng “ngất ngưởng”.
+ Phần 2 (4 câu tiếp): cởi mũ áo từ quan về quê với hành động “ngất ngưởng”.
+ Phần 3 (6 câu tiếp): cuộc sống trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”.
+ Phần 4 (3 câu kết): đạo nghĩa quân thân và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch,“ngất ngưởng”.
2. Những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả
- Thơ ca thời trung đại nhìn chung ít dùng các từ ngữ tự xưng, nhất là ở những giai đoạn đầu. Về sau, do nhu cầu trực tiếp bộc lộ cảm xúc và cá tính, các từ ngữ có tính chất tự xưng được dùng phổ biến hơn. Hệ thống từ ngữ tự xưng này cũng rất đa dạng và linh hoạt, có khi là đại từ nhân xưng, có khi xưng danh (tên thật hoặc tự hiệu, bút danh, biệt danh,..), có khi dùng tên chức tước, phẩm hàm,... Bài ca ngất ngưởng sử dụng nhiều cách tự xưng, mỗi cách đều có dụng ý riêng:
+ Dùng biệt danh kết hợp đại từ: “ông Hy Văn”, “ông ngất ngưởng”,... Từ “ông” tự xưng lặp lại nhiều lần cho thấy sự ngạo nghề, khẳng định vị thế cao, có phần tự phụ. Chữ “Hy” trong biệt danh này có nghĩa là hiếm, hiếm có; chữ “Văn” là văn chương, học thức, hiểu biết.
+ Dùng đại từ thay thế: “tay” ngất ngưởng, “tay” kiếm cung. Từ “tay” ở đây biểu thị ý “ngông” “ngạo”, tự giỡn,... của nhà thơ.
- Các từ ngữ tự xưng trên trong bài hát nói này (và nhiều bài thơ khác của tác giả) cho thấy phong cách, cá tính riêng, mạnh mẽ. Sự tự tin vào bản lĩnh và tài năng, ý vị ngạo thể khinh đời, phong cách trào lộng phóng túng, đều ít nhiều được thể hiện trong các ngữ cảnh khác nhau.
3. Phong cách ngôn ngữ của tác giả
- Về từ ngữ, hình ảnh: Có sự kết hợp những từ ngữ có sắc thái trang trọng (hệ thống các từ Hán Việt: vũ trụ, phận sự, tài bộ, độ môn, giải tổ,...) và sắc thái tự nhiên, dân dã (các từ thuần Việt: ngất ngưởng, phau phau, đủng đỉnh, nực, cắc, tùng,...), đem lại hiệu quả biểu đạt cao, sắc thái biểu cảm phong phú, linh hoạt; sử dụng nhiều hình ảnh có sắc thái cụ thể, gây ấn tượng mạnh; sử dụng điền cổ;...
- Về các biện pháp tu từ: Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như: lặp từ, lặp cấu trúc liệt kê; đối từ và cú pháp.... Trong đó, thủ pháp đối được sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là đối về ý, ví dụ: nghiêm trang (Phật) >< hài hước (nực cười); được >< mất; khen >< chê; hành lạc, phóng lãng (ca, tửu, cắc tùng) >< thoát tục, thiêng liêng (Tiên, Bụt); vua >< tôi; sơ >< chung;...
- Về vẫn và nhịp điệu:
+ Nhịp điệu: theo thể thức, âm hưởng của lối hát nói, nhưng nhìn chung vẫn khá linh hoạt, phóng túng, không gò bó. Có những câu tăng đột ngột số chữ so với thông thường, khiến nhịp điệu cũng biến đổi theo. Cách thay đổi nhịp, tiết tấu cũng đa dạng và linh hoạt, ít gặp trong hát nói, ví dụ nhịp 2/2/2/2 ("Khi ca,/ khi tửu,/ khi cắc,/ khi tùng,”).
+ Cách gieo vần về cơ bản tuân theo quy định, nhưng vẫn có những biến cách và sáng tạo riêng. Cách gieo vần trong bài hát nổi: Hát nói là một thể thơ vừa có cước vận (vẫn ở cuối câu) vừa có yêu vận (vẫn ở giữa câu); vừa dùng vần bằng, vừa dùng vẫn trắc. Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối là thanh trắc, cước vận của hai câu giữa là thanh bằng. Còn yêu vận của câu thứ hai thì dùng thanh trắc, câu thứ tư thì dùng thanh bằng. Các quy tắc chính: Bài hát nói bao giờ cũng bắt đầu bằng một cước vận trắc. Tiếp sau cước vận trắc đầu tiên → hai cước vận bằng → hai cước vận trắc → hai cước vận bằng → hai cước vận trắc, cứ như vậy cho đến hết bài; kết thúc là một cước vận bằng.
…………………
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
B. Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
C. Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.
D. Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.
Câu 2: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngất ngưởng?
A. Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường.
B. Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
C. Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại.
D. Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan.
Câu 3: Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là:
A. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi.
B. Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất.
C. Thể hiện quan niệm cao đẹp của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với cuộc đời, với dân, với nước.
D. Thái độ bàng quan về trách nhiệm với đất nước.
Câu 4: Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.
C. Nói tránh.
D. Ẩn dụ.
A. Trái Tuân, Nhạc Phi.
B. Trái Tuân, Hàn Kì.
C. Phú Bật, Hàn Kì.
D. Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - D | Câu 3 - C | Câu 4 - D | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ?
Câu 3: Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế – hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 11 kết nối tri thức