Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 10. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: Văn bản Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ” được viết nhằm mục đích gì? 

Trả lời:

- Mục đích của văn bản: Giới thiệu cho người đọc các thông tin về nội dung và hình thức của cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ; khích lệ người đọc tìm đọc để mở mang hiểu biết, khám phá các thông tin khoa học trong cuốn sách,...

Câu 2: Trong văn bản Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ , phần nào chủ yếu nêu thông tin khách quan, phần nào chủ yếu nêu ý kiến chủ quan của người giới thiệu về cuốn sách?

Trả lời:

  • Phần 1 và phần 2 chủ yếu nêu thông tin khách quan.
  • Phần 3 chủ yếu nêu ý kiến chủ quan của người giới thiệu về cuốn sách.

Câu 3: Phần 1  Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhicho em biết điều gì?

Trả lời:

Phần 1 cho em biết thông tin cơ bản về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng: khái quát nội dung chính của truyện, tác giả, thể loại.

Câu 4: Sa pô có mục đích gì?

Trả lời:

Khơi gợi, dẫn dắt người đọc vào bài viết.

Câu 5: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái cung cấp cho em những thông tin gì?

Trả lời:

- Giới thiệu loại hình bộ phim, đạo diễn.

- Thành tựu nổi bật của phim

- Nội dung chính của phim

- Giới thiệu nhạc phim

- Giá trị nội dung và bài học rút ra từ bộ phim.

Câu 6: Câu hỏi là câu như thế nào? Cho ví dụ?

Trả lời:

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi thông tin. Về hình thức, câu hỏi thường có các từ nghi vấn, ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, à, ư, hử, hả, chứ, có…không, đã…chưa, hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi không được dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, câu cảm thán hay khẳng định, phủ định. Ví dụ, câu “San chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư? (Nam Cao) không được dùng để hỏi mà được dùng để khẳng định. Câu “Các bạn có thể nói nhỏ hơn một chút được không?” được dùng với mục đích để cầu khiến.

Câu 7: Câu khiến và câu cảm là câu như thế nào? Cho ví dụ?

Trả lời:

- Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm. Ví dụ: “Đừng có đi đâu đấy” (Kim Lân), “Con nín đi” (Nguyên Hồng). Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nếu câu khiến không được nhấn mạnh).

- Câu cảm là câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào,…Khi viết, câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than. Ví dụ: “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất” (Phạm Duy Tốn).

Câu 8: Nêu giá trị nội dung “Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi”

Trả lời:

Giá trị nội dung: Với nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, nhà văn dành cả một thiên truyện, tương đương như một truyện vừa, để khắc họa vẻ đẹp, cuộc đời của người anh hùng tuổi trẻ tài cao, chí lớn có những hành động quả cảm, lập nên những chiến công hiển hách. Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc, nhất là các bạn nhỏ tuổi. Tuy còn trẻ tuổi nhưng những hành động đầy quả quyết như: bóp nát quả cam vua ban khi không được tham dự hội nghị bàn việc nước ở bến Bình Than; phất cao lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chiêu binh mãi mã, ngày đêm luyện tập binh thư yếu lược, cùng anh em người Mán là Thế Lộc đuổi bắt quân thù trên đồi Ma Lục với những kế sách, mưu tính chính xác, khôn lường khiến quân thù khiếp sợ… đã nói lên tinh thần, khí phách, vẻ đẹp dũng mãnh của chàng trai trẻ thời Trần.

 

Câu 9: Nêu giá trị nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật: bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng. Khắc họa một cách chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc. Đặc biệt, hình ảnh một Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử nói đến lại chợt hiện lên một cách chân thực, rõ ràng đến khó tin.

Câu 10: Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.

  1. a) Ông giáo hút trước đi.
  2. b) Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
  3. c) Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.
  4. d) Hỡi ơi lão Hạc!
  5. e) Thế nó cho bắt à?
  6. g) Chao ôi!
  7. h) Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.

Trả lời:

Câu hỏi: e) dấu hiệu nhận biết dấu “?”

Câu cảm: d), g) dấu hiệu nhận biết dấu “!” và các từ “Hỡi”, “Chao ôi”

Câu kể: b) kể lại hoạt động của lão.

Câu khiến: a) Lời đề nghị của lão Hạc với ông 

  1. h) Dấu hiệu nhận biết “đừng”

Câu 11: Trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để biểu thị ý phủ định? Vì sao?

  1. a) Việc gì còn phải chờ khi khác?
  2. b) Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
  3. c) Ta có quyền giữ cho ta một ti gì đâu?
  4. d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Trả lời:

  1. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.
  2. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - Câu dùng để bác bỏ ý kiến của người khác.
  3. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.
  4. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - Câu dùng để bác bỏ ý kiến của người khác.

Câu 12: Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về bộ phim hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?

  1. a) Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai – cơn Đu – đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000.
  2. b) Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật: Cảm xúc lưu luyến của hai cha con, tâm trạng phơi phới của con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, đợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa.
  3. c) Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi.
  4. d) Hai cha con dang rộng vòng tay, ôm chặt lấy nhau trong ấm áp, yêu thương, xúc động…
  5. e) Hãy trân trọng người cha, người mẹ đang bên bạn, bởi vì có họ ở bên là một niềm hạnh phúc vô giá!

Trả lời:

- Thông tin khách quan về bộ phim: a, c, d

- Nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim: b, e

Câu 13: Những hình ảnh trong văn bản lấy từ nguồn nào và có tác dụng gì?

Trả lời:

Những hình ảnh trong văn bản được lấy từ bộ phim, việc này giúp người đọc phần nào hình dung được nội dung, hình thức... của bộ phim.

Câu 14: Em có cảm nhận gì sau khi tác giả giới thiệu về nội dung bộ phim người cha và con gái?

Trả lời:

Nội dung phim về tình cảm gia đình đã được khai thác trong rất nhiều bộ phim, những bộ phim Người cha và con gái vẫn lấy đi nước mắt của nhiều người xem và để lại niềm xúc động sâu sắc. Ký ức về tuổi thơ ấu được quấn quýt bên cha và được cha bế ẵm giản đơn nhưng cũng đủ cho một đời khao khát chờ đợi

Câu 15: Em có nhận xét gì về màu sắc, cảnh vẽ và nhạc nền sử dụng trong bộ phim Người cha và con gái?

Trả lời:

- Bộ phim hoạt hình chỉ sử dụng hai tông màu chủ đạo là trắng và đen. Đó là màu của thời gian nghiệt ngã, màu của quên lãng.

- Cảnh vẽ trong phim đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu của một vùng quê Hả Lan.

- Âm nhạc bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp giai điệu vui tươi, rộn ràng.

- Bộ phim không sử dụng lời thoại nhưng kết hợp ba yếu tố trên đã miêu tả thành công tâm trạng của nhân vật.

Câu 16: Hãy xác định thông tin của các phần sau 1; 2; 3 trong sách giáo khoa?

Trả lời:

Phần 1: Thông tin cơ bản về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Khái quát nội dung chính của truyện, tác giả, thể loại.

Phần 2: Giới thiệu nội dung tác phầm

Phần 3: Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 17: Các thông tin được trích trong ngoặc kép được trích dẫn từ đâu?

Trả lời:

Các thông tin được trích trong ngoặc kép được trích dẫn từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 18: Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? Em làm thế nào để biết được các thông tin đó?

Trả lời:

Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Em có thể đọc đi, đọc lại tác phẩm để ngẫm nghĩ hoặc phỏng vấn tác giả tác phẩm để hiểu hơn về thông tin đó nhan đề bài viết.

Câu 19: Em có cảm nhận gì về nội dung của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

Trả lời:

Tác phẩm đã được tác giả Nguyễn Huy Tưởng xây dựng sáng tạo, chặt chẽ và hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc ấn tượng. Tác phẩm đã khắc họa số lượng nhân vật đông đảo trong đó nổi bật là nhân vật Hoài Văn Hầu tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước mang tinh thần Thánh Gióng đánh giặc Ân thời xưa. Nội dung tái hiện bối cảnh và khí thế hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai để bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân.

Câu 20: Từ những dữ kiện lịch sử ít ỏi Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện bối cảnh và khí thế lịch sử của quân dân nhà Trần thời bấy giờ. Em có nhận xét gì về điều này?

Trả lời:

- Bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay