Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 8. TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT (PHẦN 1)

Câu 1: Câu phủ định là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Câu phủ nhận hoạt động, trạng thái, đặc trưng, tính chất của đối tượng ở trong câu. Đây là loại câu phổ biến nhất và cũng đa dạng nhất.

Về cấu tạo, câu kể phủ định ở vị ngữ thường có các đơn vị chỉ ý nghĩa phủ định kèm theo (không, chưa, chẳng, chả) đứng trước các đơn vị bị phủ định.

- Là động từ: Tôi không nhận được thư của bạn.

- Là tính từ: Ông ấy chẳng phải xấu, như anh tưởng

Câu 2: Có mấy loại câu phủ định có mấy loại? Nêu và cho ví dụ?

Trả lời:

Căn cứ vào phạm vi và tính chất của câu, có thể chia làm hai loại câu phủ định:

  1. Câu kể phủ định bộ phận là loại câu mà phạm vi phủ định chỉ liên quan đến phụ ngữ của câu hoặc thành tố phụ trong các cụm từ (bổ tố, định tố)

Phụ ngữ của câu:

- Không gặp người quen, nó phải loay hoay mãi mới tìm được nơi ở.

Bổ tố:

- Tôi ước mong không phải trở lại đây một lần nữa.

Định tố:

- Nó đã gặp một cô gái không thông minh.

  1. Câu kể phủ định toàn bộ là loại câu mà phạm vi phủ định liên quan đến thành phần chính của (chủ ngữ, vị ngữ) hoặc liên quan đến toàn bộ câu.

- Không người nào đón hắn cả.

  1. a) Phủ định ở thành phần chủ ngữ. Loại câu này không phổ biến lắm. Nó được cấu tạo với sự kèm theo đơn vị cú pháp chỉ ý nghiaz phủ định với những đơn vị: nào, ai, người nào, gì, đâu:

- Không ai mang áo mưa theo.

  1. b) Phủ định ở thành phần vị ngữ. Loại câu này tương đối phổ biến. Nó cũng được cấu tạo bằng những đơn vị cú pháp chỉ ý nghĩa phủ định, có thể kèm theo một số kết cấu cú pháp khác:

- Vị ngữ động từ: Mặt trời chưa mọc.

  1. c) Phủ định toàn bộ câu. Loại này được cấu tạo bằng cách đặt nòng cốt câu sau đơn vị chỉ ý nghĩa phủ định:

- Không phải chúng tôi đồng tình với anh ấy.

Câu 3: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định?

  1. a) Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. b) Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. c) Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Trả lời:

  1. Câu khẳng định
  2. Câu phủ định
  3. Câu phủ định

Câu 4: Em hãy cho biết thể loại, hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh?

Trả lời:

- Thể loại: Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

- Thể chí – là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc.

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong khoảng thời gian dài ở nhiều thời điểm khác nhau, trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam (Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX)

- Ý nghĩa nhan đề: Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê)

Câu 5: Em hãy tóm tắt tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh.

Trả lời:

- Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long đã rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

- Ngày 25 tháng chạp: Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung thân chinh cầm quân ra Bắc dẹp giặc.

- Dọc đường, vua Quang Trung cho kén lính, duyệt binh chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân rồi chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc.

- Quân Tây Sơn đánh đâu thắng đó khiến quân Thanh đại bại.

- Giữa trưa mùng 5 tết, Quang Trung tiến vào Thăng Long, đội quân của Tôn Sĩ Nghị vội vàng tháo chạy về nước, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến trốn theo. Bọn chúng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.

 

Câu 6: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Xéc-van-tét?

Trả lời:

- Mi-ghen-đơ Xéc-van-tét (1547-1616)  sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút. Cha thân sinh ra Xéc-van-tét làm nghề thầy thuốc, phải lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền nuôi sống bảy đứa con.

- Trong hoàn cảnh gia đình sống nay đây mai đó, Xéc-van-tét không thể theo học một trường nào đến đầu đến cuối. Có thời kỳ ông học tại một viện của thầy dòng, thời kỳ sau ông lại theo học một học giả nổi tiếng ở Ma-đrít .Tuy nhiên, bù đắp vào sự thiếu sót đó, Xéc-van-tét có trí thông minh, óc nhận xét và tính ham đọc sách. Sự nghiệp văn chương của ông mở đầu bằng một bài thơ làm vào dịp hoàng hậu Tây Ban Nha tạ thế. Năm đó, ông 21 tuổi (1568).

- Năm 1571, Xéc-van-tét bị trọng thương, bàn tay trái bị nghiền nát. Năm 1572, ở bệnh viện ra, Xéc-van-tét lại gia nhập quân đội. Trong ba năm tại ngũ, ông đã qua nhiều nơi.

- Ngày 26 tháng 9, trên đường về Tây Ban Nha, tàu của ông bị bọn cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về bị cầm tù Arhêl (1575 - 1580), ông luôn luôn có ý chí đấu tranh, khuyến khích bạn bè giữ vững tinh thần tìm cơ hội thoát thân. Cũng trong thời gian này, ông đã nhiều lần cầu cứu những nhân viên cao cấp Tây Ban Nha giải thoát cho ông, song đều vô hiệu. Cuối cùng, chính gia đình ông phải lo liệu tiền nong và, với sự giúp đỡ của Nhà dòng, chuộc được ông về nước.

- Ông trở về Tây Ban Nha, bước đường công danh lận đận, lại gặp những khó khăn kinh tế, Xéc-van-tét bắt đầu viết sách để kiếm thêm tiền nuôi sống gia đình, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn Ki- hô-tê.

 Xéc-van-tét là một thiên tài hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu của văn học Tây Ban Nha. Trước khi trở thành nhà văn lớn ông đã phải trải qua một cuộc sống với nhiều nghịch cảnh. Ông là một người không gặp may trong công danh sự nghiệp, nhưng cũng vì thế mà vốn sống, vốn đời của ông trở thành một thiên tài chói lọi.

- Các tác phẩm chính: Galatêa, Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ, Truyện làm gương, Đôn Ki-hô-tê.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Xec-van-tec được xem là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là loại tiểu thuyết phiêu lưu.

+ Ông sáng tạo ra kiểu nhân vật lưỡng diện: vừa điên rồ, vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư, tật xấu của con người và xã hội.

+ Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của tầng lớp bình dân.


Câu 7: Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời của ai?

Trả lời:

- Văn bản được kể bằng lời của tác giả.

Câu 8: Trong Bên bờ Thiên Mạc, Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ gì cho Hoàng Đỗ?

Trả lời:

Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ đưa tin đến tướng quân Trần Quang Khải cho Hoàng Đỗ.

Câu 9: Hãy liệt kê tên các nhân vật trong đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc. Những nhân vật nào là nhân vật có thật trong lịch sử?

Trả lời:

  • Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.
  • Những nhân vật lịch sử là: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng

Câu 10: Nêu một số chi tiết cụ thể (lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà tác giả đã sử dụng để khắc hoạ về Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn và Hoàng Đỗ. Từ đó, nhận xét về tính cách, phẩm chất của ba nhân vật ấy.

Trả lời:

Trần Bình Trọng:

  • "Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả....hạnh phúc đối với những người làm tướng"-> Ông rất có mắt nhìn người, không coi thường năng lực của Hoàng Đỗ dù biết cậu chỉ là một cậu bé chăn cừu.
  • "Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông."-> Một người chủ tướng, chủ nhân tốt, biết nghĩ đến người cấp dưới của mình.
  • "Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ"-> Là một người chủ tướng nhưng Trần Bình Trọng thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dưới trướng mình.

=> Trần Bình Trọng là vị tuóng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

Trần Quốc Tuấn:

  • "Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó" -> Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm.
  • "Binh pháp gọi như....như vậy đâu!"-> Ông là người học rộng hiểu sâu.
  • "Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu"-> Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

=> Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

Hoàng Đỗ:

  • “ Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”-> mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì.
  • "cháu sợ không đảm đương được việc này"-> đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi.
  • "Nuốt xong, cháu không chịu chết....mạng giặc."-> Hoàng Đỗ là một cậu bé gan dạ, có lòng căm hận giặc.

=> Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

Câu 11: Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.

  1. a) Tất cả những điều ấy, họ làm sao mà hiểu được rõ, đích xác. (Ngô gia văn phái)
  2. b) Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. (Ngô gia văn phái)
  3. c) Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. (Ngô gia văn phái)
  4. d) Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

  1. Câu phủ định. Trong câu có từ "làm sao". Câu xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.
  2. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.
  3. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu thông báo về hành động phải làm.
  4. Câu phủ định. Câu có từ "chưa". Câu xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

Câu 12: Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

  1. Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?
  2. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

Trả lời:

a)

- Câu phủ định: "Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi." do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chẳng".

- Câu để hỏi: "Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?"; "Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?"; "Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?" do trong 3 câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

b)

- Câu phủ định: "Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ?" do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chưa".

- Câu để hỏi: "Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?" do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

Câu 13: Em hãy nêu những chi tiết về hành động của Quang Trung thể hiện ông là có hành động mạnh mẽ và quyết đoán?

Trả lời:

- Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Trong toàn bộ đoạn trích, Nguyễn Huệ là một người luôn hành động mạnh mẽ, xông xáo, nhanh gọn và có mục đích rất quyết đoán.

- Nghe tin giặc đã chiếm Thăng Long, mất cả một vùng đất rộng lớn, ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”

- Chỉ trong khoảng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được rất nhiều việc lớn:

+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.

+ Đốc suất đại binh ra Bắc.

+ Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn.

+ Tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, truyền lời dụ đến quân lính, định ra kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này.

+ Mở tiếc khao quân, sau đó có năm đạo quân lên đường tiến quân ra Bắc.

Câu 14: Trình bày nguồn gốc xuất thân và những hành động của Xan - chô Pan – xa. Qua đó thể hiện tính cách gì của nhân vật.

Trả lời:

Xan-chô-pan-xa xuất thân nông dân. Bề ngoài béo lùn, cưỡi con lừa nên càng lùn tịt

- Trí tuệ hoàn toàn tỉnh táo: Nhận thức được bản chất của sự vật- cối xay là cối xay

- Ước muốn thực tế tới mức thực dụng :Mong được cai trị một vài hòn đảo

- Hành động; nhút nhát, sợ sệt

+ Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay

+ Hơi đau một chút đã kêu ca ngay

- Quan niệm sống: quá chú trọng tới bản thân (quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ…)

- Tính cách: nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế

Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt, xấu, hay dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam.

Câu 15: Mục đích và kết quả của hành động đánh nhau với cối xay gió.

Trả lời:

Đôn-ki-hô-tê đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa.  Mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Kết quả Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ.

Câu 16: Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản Bên bờ Thiên Mạc?

Trả lời:

Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố:

  • Văn bản Bên bờ Thiên Mạc có nội dung liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
  • Văn bản cũng có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
  • Văn bản không đơn thuần là kể lại sự kiện lịch sử, con người có thật mà có sự đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bộ sung, sáng tạo của tác giả.
  • Bối cảnh của văn bản là một hoàn cảnh xã hội cụ thể đặt trong một sự kiện lịch sử cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
  • Nhân vật chính trong Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), ngoài những nhan vật chính có thật trong lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng còn có các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.
  • Văn bản có các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: nô tì, tướng quân...

Câu 17: Giới thiệu một vài nét về tác giả Hà Ân.

Trả lời:

  1. Tiểu sử

- Hà Ân, tên thật là Hoàng Hiển Mô, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1928 và mất ngày 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội, quê gốc của ông cũng là ở Hà Nội.

- Ông được biết đến là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử, dã sử và đã được tặng nhiều giải thưởng văn học uy tín.

- Ông có bốn người con, ba gái và một trai. Năm 1978, vợ của ông qua đời để lại cho ông nuôi dạy các con còn nhỏ.

- Năm 1947, ông tham gia vào Trung đoàn thủ đô liên khu I trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Sau đó, ông làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai vào năm 1948. Năm 1955, ông trở về làm giáo viên văn hóa tại trường quân y và hậu cần.

- Từ năm 1964, Hà Ân đã bắt đầu làm công việc nghiên cứu tại Viện bảo tàng quân đội. Sau đó, từ năm 1964, ông trở thành biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1990.

  1. Đặc điểm nghệ thuật

- Hà Ân là một trong những nhà văn hiếm hoi viết tiểu thuyết lịch sử. Các tác phẩm của ông thường có nhân vật làm tình báo. Trong việc viết về lịch sử, Hà Ân luôn cố gắng đạt tới những quan niệm riêng và chính xác: “Người viết cần phải có kiến thức vững chắc của sử gia và tưởng tượng sáng tạo phong phú của tiểu thuyết gia”, và điều quan trọng nhất là phải có tấm lòng thành và trong sáng.

- Những tiểu thuyết lịch sử của Hà Ân cho thấy sự kết hợp tốt giữa kiến thức lịch sử vững chắc và cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của nhà văn. Ông đã thành công trong việc "làm chủ lịch sử bằng ngòi bút tưởng tượng phong phú của mình". Đồng thời, tác phẩm của ông còn thể hiện sự tìm kiếm bản chất vẻ đẹp của con người Việt Nam qua những chiến công của cha ông và những nhân vật lịch sử đẹp của dân tộc, đặc biệt trong cuộc chiến đấu trường kỳ chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

- Truyện của Hà Ân có sức cuốn hút, dẫn dắt người đọc vào thế giới hấp dẫn đầy những bất ngờ, lý thú của quá khứ. Đề tài lịch sử của Hà Ân thường khá tập trung, gồm những nhân vật lịch sử như Ông Trạng thả diều, bà Ỷ Lan trong thời Lý, một ông vua anh minh và một bác học lỗi lạc trong thời Lê.

  1. Các tác phẩm nổi bật

- Tướng quân Nguyễn Chích (1962)

- Quận He khởi nghĩa (1963)

- Nguyễn Trung Trực (1964)

- Phú Riềng đỏ (1965)

- Bên bờ Thiên Mạc (1967)

- Tổ quốc kêu gọi (1973)

- Người Thăng Long (1980)

- Lưỡi gươm nhân ái (1981)

- Ông Trạng thả diều (1982)

- Mùa chim ngói (truyện ngắn, 1995).

- Ngoài ra ông còn viết một số kịch bản phim hoạt hình, đến nay Hà Ân đã cho xuất bản gần 20 tập truyện và tiểu thuyết.

Câu 18: Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc

Trả lời:

Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước khi giao nhiệm vụ, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ và cho biết nếu gặp giặc phải cố gắng trốn thoát, nếu không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay quân giặc. Thế nhưng, dù gì thì Hoàng Đỗ vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những nỗi sợ hãi và lo lắng. Hoàng Đỗ tự mình nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và được Trần Quốc Tuấn thưởng cho bộ quần áo chiến và một thanh kiếm. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán cậu bé. Đây là ba chữ đại diện cho thân phận của những người tự do, phân biệt với các nô tì thân phận thấp hèn. Với cậu bé, chắc hẳn đây sẽ là món quà mà cậu khát khao và trân quý lắm. Sau đó, Trần Quốc Tuấn còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.

Câu 19: Viết đoạn văn làm rõ nét đẹp về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung?

Trả lời:

Trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” hồi thứ 14, hình tượng Nguyễn Huệ nổi lên sáng ngời phẩm chất của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, sâu sắc, nhạy bén, ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng và tài dụng binh như thần, oai phong lẫm liệt trong trận đấu. Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là một con người hành động xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và quả quyết vô cùng. Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi sau đó, chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ làm được nhiều việc lớn. Ông còn là một người có trí tuệ sáng suốt hơn người, trí tuệ ấy được biểu hiện trong việc xét đoán, dùng người, biết phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta-địch. Qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, ông đã đánh thức, khơi dậy ý thức độc lập cũng như tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần quật khởi để kích thích mọi người. Khi mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà Quang Trung tuyên bố như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi thắng một nước lớn gấp mười lần nước mình. Điều đó đã thể hiện ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua sáng suốt, một người anh hùng không chỉ chiến đấu trên danh nghĩa, chỉ huy một chiến dịch thực sự. Khí thế của nghĩa quân Tây Sơn khiến kẻ thù khiếp vía thốt nên rằng “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất lên”. Nổi bật trong trận đánh là hình ảnh Quang Trung “cưỡi voi đốc thúc, mặc áo bào đỏ, mặt sạm đen khói súng.” Thật oai phong, lẫm liệt biết nhường nào! Quang Trung - Nguyễn Huệ thật sự là một người anh hùng trí dũng song toàn, sáng ngời hào khí dân tộc.

Câu 20: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”.

Trả lời:

Nhắc đến những vị tướng kì tài, dùng binh như thần của Việt Nam không thể không nhắc đến Nguyễn Huệ. Trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), hình ảnh Quang Trung hiện lên là một  vị tướng  dùng kì mưu tài, trí dũng vô song. Quang Trung đã tự mình dẫn quân  tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

Câu 21: Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Trả lời:

Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng lên hình ảnh của trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Hình tượng nhân vật thầy trò Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Xéc-van-tét.

Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đo theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiếm diện (lệch lạc), cực đoạn (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại – nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

Câu 22: Thông qua tiểu thuyết Đánh nhau với cối xay gió, nhà văn đã nói lên điều gì?

Trả lời:

Đằng sau những câu văn, dòng chữ, ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Nhưng đằng sau nụ cười chế giễu là sự đề cao của nhà văn đối với nhân vật Đôn-ki-hô- tê về một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực và yêu đời. Bằng thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để đến từng chi tiết, từng câu chữ, tác giả đã làm nổi bật hai tính cách đối lập: một quá thực tế đến mức thô thiển, một quá lãng mạn đến mức viển vông. Đồng thời, tác giả còn làm nổi bật sự phi lí trong suy nghĩ và hành động của nhân vật Đôn Ki-hô-tê nhằm phê phán tính chất ảo tưởng, mơ hồ trong suy nghĩ và hành động của lão.

Câu 23: Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Nhắc em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Vua Quang Trung muốn khẳng định điều gì qua câu nói trên.

Trả lời:

Trong câu “ Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” gợi nhắc tới hai câu thơ trong bài Sông núi nước Nam tương truyền của Lý Thường Kiệt.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời”

- Câu nói của vua Quang Trung có ý nghĩa khẳng định nền độc lập, tự cường của nước ta, đất nước có ranh giới lãnh thổ rõ ràng, có vua cai trị. Đồng thời đây cũng là câu nói nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 24: Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.

  1. Tất cả những điều ấy, họ làm sao mà hiểu được rõ ràng, đích xác. (Ngô gia văn phái)
  2. Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. (Ngô gia văn phái)
  3. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. (Ngô gia văn phái)
  4. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

  1. Câu phủ định. Trong câu có từ "làm sao". Câu xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.
  2. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.
  3. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu thông báo về hành động phải làm.
  4. Câu phủ định. Câu có từ "chưa". Câu xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

Câu 25: Chuyển những câu khẳng định sau thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai lần từ phủ định:

  1. Ai cũng muốn đuổi chúng đi. (vườnNgô gia văn phái)
  2. Ngày nào thị Nở cũng phải đi qua  nhà hắn. (Nam Cao)
  3. Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. (Nguyễn Huy Tưởng)

Trả lời:

  1. Ai cũng không muốn không đuổi chúng đi.
  2. Không có ngày nào Thị Nở không đi qua nhà hắn.
  3. Từ đấy, không có ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.

Câu 26: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”.

Trả lời:

Nhắc đến những vị tướng kì tài, dùng binh như thần của Việt Nam không thể không nhắc đến Nguyễn Huệ. Trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), hình ảnh Quang Trung hiện lên là một  vị tướng  dùng kì mưu tài, trí dũng vô song. Quang Trung đã tự mình dẫn quân  tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

Câu 27: Diễn biến sự việc trong “Đánh nhau với cối xay gió” như thế nào? Hậu quả ra sao?

Trả lời:

- Xông vào đánh cối xay gió. Trong trận giao chiến: lấy khiên che kín thân, cầm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất, đâm giáo vào cánh quạt.

- Kết quả: Giáo gẫy tan tành, người và ngựa lăn ra xa, ngựa: toạc nửa vai.

Câu 28: Giá trị nội dung của “Đánh nhau với cối xay gió” là gì?

Trả lời:

Nội dung: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

Câu 29: Giá trị nghệ thuật “Đánh nhau với cối xay gió” là gì?

Trả lời:

Nghệ thuật:

  • Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản
  • Có giọng điệu hài hước, phê phán

Câu 30:  Em hãy nêu nội dung chính của bài Đánh nhau với cối xay gió

Trả lời:

Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay