Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (Truyện cười) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (Truyện cười) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 4. SẮC THÁI CỦA TRUYỆN CƯỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Nêu đặc điểm về cốt truyện, bối cảnh và ngôn ngữ của truyện cười.

Trả lời:

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn.

 

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong 2 văn bản.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả.

Câu 3: Hai nhan đề có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung của câu chuyện?

Trả lời:

Nhan đề có vai trò khái quát nội dung câu chuyện truyền tải, đồng thời cũng góp phần tạo ra tình huống gây cười trong các câu chuyện.

Câu 4: Hai câu chuyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày nói đến thói xấu nào?

Trả lời:

Hai câu chuyện “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” nói đến thói xấu là keo kiệt.

 

Câu 5: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong 2 văn bản Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày là gì?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự.

Câu 6: Trong câu chuyện May không đi giày, vì sao lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc?

Trả lời:

Lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc bởi có sự ngược đời, lạ đời, trái với quy luật tự nhiên, khi xảy ra sự cố mọi người sẽ lo cho sức khỏe, tính mạng nhưng nhân vật trong truyện lại sợ đôi giày bị rách mũi mặc cho ngón chân đang chảy máu của mình.

 

Câu 7: Ý nghĩa và bài học rút ra từ 2 câu chuyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày là gì?

Trả lời:

- Ý nghĩa: phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỉ của một số người trong xã hội.

- Bài học: Câu chuyện cho ta thấy được sự khổ sở, bị bóc lột tận cùng của những người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến. Từ đó, ta rút ra bài học về cách sống: không nên sống keo kiệt mà phải biết giúp đỡ người khác

Câu 8: Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao?

  1. a) Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?..

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười mhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

  1. b) – Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

- Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.

Trả lời:

Hai câu in đậm trên không phải câu chứa nghĩa hàm ẩn, vì

- Câu thứ nhất là câu mang tính chất “đánh trống lảng”, nói sang chuyện khác để tránh đề tài đang bàn tới.

- Câu thứ hai là câu nói cắt ngang lời đối thoại của nhân vật trước.

Câu 9: Điền vào chỗ trống để có một câu mang nghĩa hàm ẩn là động viên, khích lệ.

Không sao, ………., cậu hãy lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau.

Trả lời:

Có thể điền: thất bại là mẹ thành công.

Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một chiếc làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

  1. a. Qua câu Trời ơi, chỉ có năm phút! , em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với anh họa sĩ và cô gái?
  2. b. Câu nói thứ 2 của anh thanh niên có ẩn ý gì không?

Trả lời:

  1. Câu nói trên không chỉ ngụ ý thông báo thời gian chỉ còn năm phút mà trong giong nói còn ẩn ý “Tôi rất tiếc.”. Đây là câu mang nghĩa hàm ý. 

Anh thanh niên không nói thẳng điều đó với ông hoạ sĩ và cô gái vì anh ngại ngùng không muốn người khác thấy tình cảm của mình; có thể vì tế nhị hay do cách nói.

  1. b. Câu nói thứ hai của anh thanh niên (- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!) không có ẩn ý,  là câu mang nghĩa tường minh.

Câu 11: Câu chuyện Khoe của gây cười ở đâu?

Trả lời:

- Đọc câu chuyện “Khoe của” chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.

+ Anh đi tìm lợn: Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to.

+ Anh có áo mới: Lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

- Cách khoe của của hai anh chàng lộ liều, cố ý, lố bịch, đây có thể coi là cuộc đụng đầu thú vị giữa hai cao thủ “khoe khoang” trong một hoàn cảnh đặc biệt.

 

Câu 12: Nhận xét về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua 2 truyện cười trên?

Trả lời:

Tác giả sử dụng những hình ảnh hay câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, tình huống rất đời thường và bình dị. Vậy nên, từ những hình ảnh quen thuộc, người đọc càng thấy sự hài hước và châm biếm trong câu chuyện. Cách tác giả dân gian vận dụng và sử dụng rất tài tình, hợp lý tình huống và lời đối đáp để phản ánh thói xấu của con người. Nhờ đó, đằng sau tiếng cười chứa đựng bài học cho con người nhẹ nhàng, thâm thúy.

Câu 13: So sánh thủ pháp gây cười trong 2 câu chuyện Khoe của và Con rắn vuông.

Trả lời:

Thủ pháp gây cười

Giống nhau

Khác nhau

Khoe của

Con rắn vuông

Tạo tình huống trào phúng

Sử dụng lời của các nhân vật để tạo nên những liên tưởng hài hước, bất ngờ, thú vị

Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai anh chàng có tính khoe khoang: anh chàng có áo mới và anh chàng có lợn cưới.

Anh chồng khoác lác với vợ là thấy con rắn khổng lồ, người vợ dùng trí thông minh để anh chồng tự bộc lộ bản chất.

Sử dụng biện pháp tu từ

Sử dụng lối nói khoa trương, phóng đại

Thông qua lời đối thoại của chính bản thân nhân vật là những đối tượng gây cười.

Thể hiện ở những lời miêu tả con rắn của anh chồng.

Câu 14: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Trả lời:

- Nghĩa tường minh là: Bao giờ cá chạch đẻ ở trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng à dưới nước thì ta sẽ lấy mình.

- Nghĩa hàm ẩn: Không bao giờ ta lấy mình.

- Căn cứ vào phần nghĩa tường minh để xác định hàm ý. Phần tường minh nêu điều kiện dẫn đến hôn nhân: bao giờ cá chạch đẻ trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng dưới nước thì ta lấy mình. Nhưng vì không bao giờ có chuyện đó nên không bao giờ có chuyện ta lấy mình.

 

Câu 15: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go). 

MÂY VÀ SÓNG

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng,

bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Trong sóng có người gọi con:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

(Thơ Ta-go, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2000)

Trả lời:

- Câu có hàm ý mời mọc:

+ Lời của người ở trên mây: “ Bọn tớ chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,/Bọn tớ chơi với bình minh vàng/Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

+ Lời của người ở trong sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du từ nơi này đến nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.

- Câu có hàm ý từ chối:

+ Mẹ mình đang đợi ở nhà/Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

+ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

Câu 16: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự keo kiệt.

Trả lời:

-        Lấy anh mà cậy mà nhờ

          Ăn hơn miếng cháy anh làm tờ để ra.

-        Mồm nhà, điếu mượn, thuốc đi xin

          Diêm đánh thó, nỏ hề mất chi cả.

-                  Của mình thì giữ bo bo

          Của người thì muốn ngả mo mà đùm.

-        Nói thì như mây như gió

          Cho thì lựa những vỏ cùng xơ.

-        Uống nước không chừa cặn.

 

Câu 17: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự khoe khoang.

Trả lời:

-          Ra đường võng lọng nghênh ngang

      Về nhà hỏi vợ: “cám rang đâu mày?”

-          Nhún nhường quý trọng biết bao

      Khoe khoang kiêu ngạo ai nào có ưa.

-          Nhà anh có ruộng năm sào

      Một bờ ở giữa làm sao cho liền?

- …

 

Câu 18: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Văn hay

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

Văn bản Văn hay là một câu truyện cười, qua tình huống hài hước giữa hai vợ chồng, tác giả dân gian đã châm biếm những người học hành không ra sao nhưng luôn cố tỏ ra mình là người có tài, thích thể hiện trước người khác.

Câu 19: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Văn hay

Trả lời:

- Giá trị nghệ thuật:

  • Tiếng cười trong truyện được tạo ra bằng cách dùng lời nói của người vợ để châm biếm nhưng người chồng vẫn không hiểu.

Câu 20: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Trả lời:

- Nghĩa tường minh: miêu tả chiếc bánh trôi nước với đặc điểm “trắng”, “tròn” tùy thuộc vào sự khéo tay của người nặn, khi đun sôi nước thả vào thì các viên bánh sẽ lặn lên lặn xuống trong nước đến khi chín sẽ nổi lên.

- Nghĩa hàm ẩn: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Người phụ nữ có vẻ đẹp về ngoại hình: “trắng”, “tròn”

+ Người phụ nữ có vẻ đẹp về tâm hồn: “giữ tấm lòng son”

+ Nhưng người phụ nữ lại mang số phận bất hạnh, lênh đênh, phụ thuộc: “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

 

Câu 21: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu thơ sau.

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thu, Hữu Thỉnh)

Trả lời:

- Nghĩa tường minh: tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Khi thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu, tiếng sầm cũng nhỏ dần, không còn đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.

- Nghĩa hàm ẩn: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời. “hàng cây đứng tuổi”: phép ẩn dụ, nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn. Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trước mọi đổi thay, biến động của cuộc đời.

Câu 22: So sánh truyện cười và truyện ngụ ngôn.

Trả lời:

Truyện cười

Truyện ngụ ngôn

Giống nhau

- Cùng thuộc loại truyện dân gian.

- Kết cấu truyện ngắn gọn, đơn giản.

- Đều có tính chất gây cười.

Khác nhau

- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ. 

- Có mục đích: mỉa mai, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ,... của con người trong xã hội cũ.

- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người.

- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ.

Câu 23: Theo em, làm thế nào để lan tỏa nụ cười trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

Khi một ai đó mỉm cười, ta nên chia sẻ niềm vui cùng người ấy. Vì thế, ta cũng sẽ mỉm cười. Tôi mỉm cười vì mọi người quanh tôi đang vui. Và mọi người quanh tôi vui vì tôi mỉm cười. Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi ta chưa nhận ra mối liên kết ấy. Khi một người mỉm cười, người ấy cũng mang lại sự bình thản, tin cậy cho mọi người chung quanh. Nụ cười nhắc nhở mọi người rằng, dù sao thì chúng ta vẫn đang còn sống, và sẽ không có bất cứ chuyện gì khác có thể xem là quan trọng hơn việc ta đang được sống giữa cuộc đời này.

Câu 24: Văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì” đề cập đến những lợi ích nào của tiếng cười?

Trả lời:

Những lợi ích của tiếng cười:

  • Tiếng cười làm cơ thể thêm khỏe mạnh
  • Mang lại cho con người niềm vui
  • Giúp thân thể vận động dễ chịu
  • Kích thích máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn
  • Cơ thể căng tràn sức sống
  • Cơ thể được cấu trúc vững chắc và hài hòa hơn

Câu 25: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì”

Trả lời:

Câu 26: Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?

a, Qua tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào! 

( Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

b, Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

c, Thò tay mà bứt cọng ngò

Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ

( Ca dao)

Trả lời:

a, nom thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện

b, thiệt thà thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện

c, giả dò thường được sử dụng ở miền nam. Có tác dụng làm cho câu văn dí dỏm và thể hiện bối cảnh của câu chuyện

Câu 27: Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó.

Trả lời:

Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:

"Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất".

Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.

"Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai." - thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm.

Thư sinh nói tiếp:

"Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…".

Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:

"Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người".

Nghĩa hàm ẩn: Anh kia tự đề cao mình lên quá

Bài học rút ra: Ngạo mạn, cuồng vọng thực chất điều ngốc nghếch và sai lầm nhất của đời người.

Câu 28: Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau: 

a, Câu nói của người vợ: "Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?" có nghĩa hàm ẩn gì?

b, Thấy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu em biết điều đó?

c, Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?

Trả lời:

a, Câu nói có nghĩa là ông viết chữ sấu

b, Thầy đồ hiểu sai câu nói của vợ mình. Dựa vào việc ông đắc chí.

c, Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau không. Vì không phải lúc nào người nghe/ người đọc có thể hiểu được nghĩa hàm ẩn trong các câu nói.

Câu 29: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:

a, - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

    Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

( Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)

b, - Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?

( Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

Trả lời:

a, Nghĩa tường minh: Bác có thấy con lợn chạy qua đây không, Tôi không thấy con lợn nào cả

Nghĩa hàm ẩn: Muốn khoe con lợn của mình, tôi có chiếc áo mới

b, Nghĩa tường minh: Con rắn to dài vừa tròn hai mươi thước là con rắn vuông à

Nghĩa hàm ẩn: làm gì có con rắn nào dài hai mươi thước

Câu 30: Viết một đoạn hội thoại ( không đến ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nươi em sống.

Trả lời:

Thủ trưởng hỏi người cán bộ tổ chức:
- Dạo này anh thấy anh Nam thế nào?
- Anh ấy hay đi chơi khuya với một người đã có chồng ạ.
- Tệ quá nhỉ … thế anh có biết người đàn bà đó là ai không?
- Có cạ. Đó là vợ anh ta.
Hàm ý ở đoạn hội trên nằm ở một người đàn bà đã có chồng, không cần một tri thức nền nào, người nghe cũng có thể hiểu được người đàn bà đó chắn chắn là không phải vợ anh Nam, chính điều này mới tạo ra hàm ý.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay