Giáo án chuyên đề Toán 12 chân trời Bài 1: Tiền tệ. Lãi suất

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Toán 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 1: Tiền tệ. Lãi suất. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Toán 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ II: ỨNG DỤNG TOÁN HỌC TRONG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH

BÀI 1: TIỀN LỆ. LÃI SUẤT

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng: 

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được một số vấn đề về tiền tệ: đơn vị tiền tệ, tỉ giá, tỉ số lạm phát.

  • Nhận biết được một số vấn đề về lãi suất, phương thức tính lãi đơn, lãi kép.

  • Tính được lãi suất được hưởng qua tiền tiết kiệm và các giá trị thực chất có tính đến lạm phát.

  • Vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết một số vấn đề về lãi suất.

2. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Trong quá trình khám phá, hình thành kiến thức, mô tả các khái niệm về tiền tệ, lãi suấ.
  • Năng lực mô hình hóa toán học: mô tả, biểu diễn các dữ kiện của bài toán thực tế gắn với các bài toán về tính lãi suất.
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học: thông qua vận dụng kiến thức về tiền tệ, lãi suất vào giải quyết các vấn đề có bối cảnh gắn với thực tiễn.
  • Năng lưc giao tiếp toán học: thông qua sử dụng các thuật ngữ, khái niệm, công thức, kí hiệu toán học trong trình bày, thảo luận, làm việc nhóm.

3. Phẩm chất

  •  ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: 

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS đưa ra được nhận định ban đầu về câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide dẫn dắt và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán về câu hỏi mở đầu.

Tại sao con người lại phát minh ra tiền? Hãy nêu những khó khăn trong đời sống khi con người chưa phát minh ra tiền giấy.

- GV cho HS trao đổi và phát biểu về những tình huống trong cuộc sống phát sinh tiền tệ và lãi suất. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý đáp án:

Tiền được phát minh để làm thước đo giá trị, phương tiện trao đổi hàng hóa, lưu trữ, thanh toán,...

Khi chưa phát minh ra tiền giấy việc trao đổi hàng hóa rất phức tạp, bất tiện và nhiều khi không thể thực hiện được.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Vấn đề Tài chính là một vấn đề rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu trong cuộc sống ngày nay. Vậy Toán học có ứng dụng như thế nào trong việc quản lí tài chính? Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số vấn đề nhưu tiền tệ, tỉ giá, lạm phát, lãi suất,...”

Bài mới: Bài 1: Tiền tệ. Lãi suất 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tiền tệ

a) Mục tiêu: 

  • Nhận biết được một số vấn đề về tiền tệ: đơn vị tiền tệ, tỉ giá.

b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động HĐKP 1, 2; Thực hành 1; 2 ; Vận dụng 1; 2 và các ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nhận biết được một số vấn đề về tiền tệ.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

NV1: Tìm hiểu khái niệm tiện tệ

- GV triển khai cho HS thực hiện HĐKP1 theo nhóm nhỏ, trình bày những hiểu biết của em về:

a) Hằng ngày bạn dùng tiền để làm gì?

b) Kể tên các hình thức của tiền từ xưa đến nay mà bạn biết.

c) Đơn vị tiền tệ của mỗi nước có giống nhau không?

 

- GV kết luận: “Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa”.

GV giới thiệu khái niệm tiền tệ.

 

 

 

- GV dẫn dắt đưa ra chú ý.

 

 

- GV đặt câu hỏi: “Nước ta dùng đơn vị tiền tệ là gì?” từ đó dẫn dắt HS tìm hiểu khái niệm đơn vị tiền tệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm hiểu Ví dụ 1

 

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành Thực hành 1.

+  GV mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả.

+ Các HS khác nhận xét, rút ra đáp án đúng.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của HĐ Vận dụng 1.

 

NV2: Tìm hiểu khái niệm Tỉ giá.

- GV triển khai HĐKP2 cho HS trao đổi theo nhóm đôi.

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu bảng tỷ giá.

+ Có thể cho HS thực hành quy đổi một số đơn vị tiền tệ.

GV dẫn dắt, giới thiệu khái niệm tỉ giá.

 

 

 

- GV cho HS tìm hiểu Ví dụ 2.

+ HS dựa vào bảng tỉ giá để thực hiện tính toán theo yêu cầu.

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện yêu cầu của Thực hành 2, Vận dụng 2.

+ GV gọi 1- 2 HS lên bảng trình bày bài.

+ HS ở dưới nhận xét và bổ sung bài làm.

+ GV chốt đáp án.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Tiền tệ

a) Khái niệm tiền tệ

HĐKP1

a) Hằng ngày, tiền có thể được dùng để mua bán, thanh toán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, lưu trữ giá trị,…

b) Từ xưa đến nay, tiền xuất hiện dưới nhiều hình thức như: gia súc, vỏ sò, đá, kim loại, giấy, thông tin điện tử số hóa,…

c) Đơn vị tiền tệ của môi nước không giống nhau.

 

 

 

 

Khái niệm

Tiền (tiền tệ) là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận chung để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc để trả các khoản nợ.

Chú ý: Các chức năng của tiền được thừa nhận là thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất giữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.

Đơn vị tiền tệ

Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có tên gọi riêng (ví dụ: Việt Nam đồng, Nhân dân tệ,…) hoặc có cùng một tên gọi (ví dụ: đô la (Dollar)) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: đô la Úc, đô la Mỹ,..). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng Euro.

Ví dụ 1 (SGK – tr.26)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.26).

 

Thực hành 1

Quốc gia

Tên đơn vị tiền tệ

Kí hiệu

Anh

Bảng Anh

GBP

Úc

Đô la Úc

AUD

Nhật Bản

Yên Nhật

JPY

Hàn Quốc

Won Hàn Quốc

KRW

Malaysia

Ringít Malaysia

MYR

Vận dụng 1

Bốn nước dùng chung đơn vị tiền tệ đồng Euro là: Pháp, Đức, Ý, Hà Lan.

b) Tỉ giá

HĐKP2:

a) Sử dụng bảng tỉ giá (tỉ giá hối đoái) của các ngân hàng.

b) Bảng cho biết tỉ giá mua vào và bán ra khi quy đổi giữa các loại ngoại tệ khác nhau tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Khái niệm

Tỉ giá là tỉ lệ quy đổi giá trị một đơn vị tiền tệ này sang một đơn vị tiền tệ khác.

Ví dụ 2 (SGK – tr.27)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.27).

 

Thực hành 2

a) Bà Lan phải trả số tiền là:

250. 26 857 = 6 714 250 (VND)

b) Anh Tuấn thu được số tiền là:

3 500. 24 300 = 85 050 000 (VND)

Vận dụng

Giả sử thông tin tra cứu được như sau:

Tỉ giá áp dụng cho ngày 4/5/2024 (gắn ở dưới)

a) Vậy giá mua 1000 GBP từ ngân hàng là:

1000. 31 940 = 31 940 000 (VND).

b) Giá bán 15 000 JPY cho ngân hàng là:

15 000. 151 = 2 265 000 (VND).

c) Giá mua 20 000 AUD từ ngân hàng là:

20 000. 16 827 = 336 540 000 (VND).


 

Hoạt động 2: Lãi suất

a) Mục tiêu: 

  • Nhận biết được một số vấn đề về lãi suất, phương thức tính lãi đơn, lãi kép.

  • Tính được lãi suất được hưởng qua tiền tiết kiệm.

b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động HĐKP 3, 4; Thực hành 3; Vận dụng 3 và các ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nhận biết khái niệm và tính được lái suất.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

NV1: Tìm hiểu khái niệm lãi suất

- GV triển khai cho HS thực hiện HĐKP2 tìm hiểu bài toán sau:

Đầu năm ông A đã vay của ông B 100 triệu đồng, hai bên thỏa thuận đến cuối năm ông A phải hoàn trả cho ông B 100 triệu đồng tiền vốn đã vay và trả thêm 8 triệu đồng tiền lãi. Tìm tỉ số phần trăm giữa tiền lãi và tiền vốn.

-  HS dựa vào kiến thức về tỉ số phần trăm để trả lời câu hỏi trên.

GV giới thiệu khái niệm về tiền lãi, lãi suất, kì hạn vay, chu kì vay.

+ Số tiền trả thêm được gọi là tiền lãi.

+ Số tiền lãi tính theo một đơn vị thời gian xác định gọi là lãi suất.

+ Thời gian vay được gọi là kì hạn vay.

+ Thời gian định kì trả lãi được gọi là kì trả lãi (kì tính lãi).

+ Kì hạn vay tính theo số kì trả lãi gọi là số chu kì vay.

- GV đưa khái niệm và chú ý.

 

 

 

NV2: Tìm hiểu cách tính lãi suất

- GV triển khai HĐKP4 cho HS trao đổi theo nhóm đôi.

Một người gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng. So sánh số tiền lãi mà người đó nhận được sau 4 năm (kì hạn một năm) trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1. Lãi suất 8%/năm. Tiền lãi không được nhập vào vốn sau mỗi năm tính lãi của khoản vay.

Trường hợp 2. Lãi suất 7,5%/năm. Tiền lãi được nhập vào vốn sau mỗi năm để tính lãi cho năm kế tiếp của khoản vay.

+ GV mời 2 nhóm lên trình bày theo từng trường hợp.

+ HS nhận xét, bổ sung bài bạn.

+ GV chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

-  GV giới thiệu cách tính lãi như trường hợp 1 được gọi là phương thức tính lãi đơn, cách tính lãi như trường hợp 2 được gọi là phương thức tính lãi kép.

- GV giới thiệu khái niệm và công thức tính lãi đơn và lãi kép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS tìm hiểu Ví dụ 3, 4.

+ HS dựa vào cách tính đã nêu thực hiện các yêu cầu nêu trong SGK.

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện yêu cầu của Thực hành 3.

+ GV gọi 1- 2 HS lên bảng trình bày bài.

+ HS ở dưới nhận xét và bổ sung bài làm.

+ GV chốt đáp án.

 

 

 

 

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện yêu cầu của Vận dụng 3.

- GV hướng dẫn HS thực hiện:

+ Sau 290 ngày thì bác Tư đã đến kì hạn trả lãi tiếp theo chưa? Tính số ngày bác Tư tính lãi suất không kì hạn.

+ Tính số tiền lãi tương ứng với số tiền lãi theo kì hạn và không theo kì hạn.

- GV gọi 1- 2 HS lên bảng trình bày bài.

- HS ở dưới nhận xét và bổ sung bài làm.

- GV chốt đáp án.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Lãi suất

a) Khái niệm lãi suất

HĐKP2

Tỉ số phần trăm giữa tiền lãi và tiền vốn là: 8 : 100 = 0,08 = 8%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khái niệm

Lãi suất của một chu kì là tỉ lệ phần trăm giữa tiền lãi thu được ở cuối chu kì và tiền vốn cho vay từ đầu chu kì đó.

b) Cách tính lãi suất

HĐKP4:

Trường hợp 1:

Số tiền lãi nhận được sau 4 năm là:

100. 8%. 4 = 32 (triệu đồng)

Trường hợp 2:

Số tiền lãi người đó nhận được sau kì hạn năm thứ nhất là:

100. 7,5% = 7,5 (triệu đồng).

Số tiền lãi người đó nhận được sau kì hạn năm thứ hai là:

(100 + 7,5). 7,5% = 8,0625 (triệu đồng)

Số tiền lãi người đó nhận được sau kì hạn năm thứ ba là:

(100 + 7,5 + 8,0625).7,5% = 8,6671 (triệu đồng)

Số tiền lãi người đó nhận được sau kì hạn năm thứ 4 là:

(100 + 7,5 + 8,0625 + 8,6671). 7,5% = 9,31722 (triệu đồng).

Vậy số tiền lãi mà người đó nhận được sau 4 năm là: 

7,5 + 8,0625 + 8,6671 + 9,31722 = 33,54682 (triệu đồng) 

 

 

 

 

Lãi đơn

Gọi  là vốn gốc,  là lãi suất trên một kì hạn, theo cách tính lãi đơn ta có:

Tiền lãi sau n chu kì là:

Giá trị cả vốn lẫn lãi sau n chu kì là:

Lãi kép

Gọi  là vốn gốc,  là lãi suất trên một kì hạn, theo cách tính lãi kép ta có:

Giá trị cả vốn lẫn lãi sau n chu kì là:

Tiền lãi sau n chu kì là:

Ví dụ 3 (SGK – tr.28)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.29).

Ví dụ 4 (SGK – tr.29)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.29).

Thực hành 3

Ta có:  = 250 triệu đồng;  = 6%; .

a) Tiền lãi tính theo phương thức lãi đơn là:

triệu đồng

b) Tiền lãi tính theo phương thức lãi kép là:

148,46 triệu đồng

Vận dụng 3

Ta có:

Vậy bác Tư có 20 tính theo lãi suất không kì hạn.

= 400 triệu đồng,  =

.

a) Số tiền cả vốn lẫn lãi bác Tư nhận được theo hình thức lãi đơn là:

414,422 triệu đồng.

Số tiền cả vốn lẫn lãi bác Tư nhận được theo hình thức lãi kép là:

414,596 triệu đồng.

 

Hoạt động 3: Lạm phát

a) Mục tiêu: 

  • Nhận biết được khái niệm lạm phát.

  • Tính các giá trị thực chất có tính đến lạm phát.

b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động HĐKP 5, 6, 7; Thực hành 4, 5; Vận dụng 4, 5 và các ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nhận biết khái niệm lạm phát và tính các giá trị thực chất có tính đến lạm phát.

d) Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Toán 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay