Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích – Trần Đình Hượu)

Dưới đây là giáo án bài 3: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích – Trần Đình Hượu). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản nghị luận.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (tác giả, xuất xứ, nội dung chính,…).

  • Luyện tập theo văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

  • Nhận biết được mục đích của người viết; biết tiếp nhận, đánh giá, phê bình nội dung văn bản với tư duy phê phán, dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

  • Phân tích và đánh giá được việc sử dụng một số thao tác như chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích, phân tích, so sánh trong văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, tham gia trò chơi Nhà thông thái.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Các nhóm phải nhấn chuông giành quyền trả lời, nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Lập luận trong văn bản nghị luận là gì?

A. Là sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục người đọc về một vấn đề.

B. Là những ví dụ minh họa có liên quan đến vấn đề đang bàn luận để củng cố thêm cho lí lẽ của bài viết.

C. Là lí lẽ thuyết phục người đọc về một vấn đề trong đời sống xã hội.

D. Là những câu nói, châm ngôn của những người nổi tiếng, có uy tín về vấn đề đang được bàn luận.

Câu 2: Giá trị của văn bản nghị luận được quyết định bởi điều gì?

A. Bằng chứng mang tính xác thực, cấp thiết.

B. Ý nghĩa của vấn đề đặt ra (luận đề).

C. Nghệ thuật lập luận.

D. Luận đề và cách dùng lí lẽ, bằng chứng.

Câu 3: Đâu là những thao tác được sử dụng trong văn bản nghị luận?

A. Chứng minh, bác bỏ.

B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ.

C. So sánh, tương phản.

D. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh, giải thích, phân tích.

Câu 4: Thao tác chứng minh là gì?

A. Đánh giá về sự đúng – sai, hay – dở của vấn đề.

B. Dùng bằng chứng mới mẻ, sáng tạo để thuyết phục người đọc.

C. Dùng lí lẽ và bằng chứng giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nêu là hoàn toàn có sơ sở, đáng tin cậy.

D. Cắt nghĩa về đối tượng một cách tổng quát nhất.

Câu 5: Thao tác bác bỏ là gì?

A. Chỉ ra sự sai lầm, phiến diện hoặc thiếu chính xác của một quan điểm, ý kiến, từ đó củng cố điều được người viết xem là lẽ phải, chân lí.

B. Chỉ ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tượng đang được nói đến với một đối tượng khác.

C. Chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận để đánh giá, bàn luận.

D. Cắt nghĩa về đối tượng một cách tỉ mỉ, chi tiết.

Câu 6: Thao tác so sánh là gì?

A. Cắt nghĩa về đối tượng một cách tổng quát nhất.

B. Chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận để đánh giá, bàn luận.

C. Đặt đối tượng này bên cạnh đối tượng khác để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, qua đó làm nổi bật nét đặc thù của đối tượng được bàn luận.

D. Đánh giá về sự đúng – sai, hay – dở của vấn đề.

Câu 7: Thao tác bình luận là gì?

A. Dùng lí lẽ và bằng chứng giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nêu là hoàn toàn có sơ sở, đáng tin cậy.

B. Dùng bằng chứng mới mẻ, sáng tạo để thuyết phục người đọc.

C. Đặt đối tượng này bên cạnh đối tượng khác để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, qua đó làm nổi bật nét đặc thù của đối tượng được bàn luận.

D. Là đánh giá về sự đúng – sai, hay – dở, tốt – xấu, tích cực – tiêu cực của một quan điểm, ý kiến, sự việc, hành động…nhằm thể hiện rõ chủ kiến của người viết.

Câu 8: Thao tác phân tích là gì?

A. Dùng lí lẽ và bằng chứng giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nêu là hoàn toàn có sơ sở, đáng tin cậy.

B. Là chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận, giúp người đọc nhìn rõ hơn các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên nó.

C. Chỉ ra sự sai lầm, phiến diện hoặc thiếu chính xác của một quan điểm, ý kiến, từ đó củng cố điều được người viết xem là lẽ phải, chân lí.

D. Đặt đối tượng này bên cạnh đối tượng khác để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, qua đó làm nổi bật nét đặc thù của đối tượng được bàn luận.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm cùng nhấn chuông giành quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV dẫn dắt vào bài học mớiVăn hóa dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị thế và những đặc điểm độc đáo của mỗi quốc gia. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về văn bản nghị luận thông qua văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả Trần Đình Hượu để hiểu hơn về tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy những giá trị vô giá của văn hóa nước nhà.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học thực hiện yêu cầu: Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả và văn bản “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”.

- Thời gian thực hiện: 3 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập số 1.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về lập luận trong văn bản nghị luận Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Tác giả đã nhận định như thế nào về mặt hạn chế của văn hóa dân tộc? Nhận xét khái quát cách đưa lí lẽ, bằng chứng của tác giả.

 

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam được phân tích qua những phương diện, khía cạnh nào?

 

Những tôn giáo nào ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? 

 

Theo tác giả, đâu là con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc?

 

Theo em, văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc  có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam?

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả

- Trần Đình Hượu (1926 – 1995), quê ở tỉnh Nghệ An.

- Là chuyên gia nghiên cứu tư tưởng phương Đông, văn hóa, văn học Việt Nam thời trung đại và giai đoạn giao thời.

- Có tư tưởng nghiên cứu độc lập, đã nêu được những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với việc tìm hiểu, đánh giá nền tư tưởng, văn hóa, văn học truyền thống.

2. Tác phẩm

- Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích phần II của tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc công bố năm 1986.

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Phân tích lập luận trong văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Đáp án gợi ý Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về lập luận trong văn bản nghị luận

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Tác giả đã nhận định như thế nào về mặt hạn chế của văn hóa dân tộc? Nhận xét khái quát cách đưa lí lẽ, bằng chứng của tác giả.

- Tác giả nêu ra hạn chế: Văn hóa Việt chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác.

=> Đây là luận điểm khá mới mẻ, khách quan, khác với nhiều ý kiến phổ biến ca ngợi một chiều văn hóa Việt Nam, chỉ thấy những ưu điểm tốt đẹp nhưng hoàn toàn không phải ý kiến võ đoán, chủ quan mà được minh chứng bằng nhiều dẫn chứng thuyết phục.

- Cách đưa lí lẽ, bằng chứng cụ thể, chính xác và đầy đủ các mặt của văn hóa dân tộc nhằm làm rõ những hạn chế.

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam được phân tích qua những phương diện, khía cạnh nào?

- Đặc điểm của văn hóa Việt Nam trên một số phương diện: 

+ Tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia.

+ Nghệ thuật: phát triển nhất là thơ ca, nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. 

+ Ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn.

+ Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

+ Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

+ Kiến trúc: không nhằm vào sự vĩnh viễn, coi trọng Thế hơn Lực, quý kín đáo hơn sự phô trương, sự hòa đồng hơn rạch ròi trắng đen.

=> Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện. Đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam.

Những tôn giáo nào ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? 

- Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo, tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc.

- Đạo giáo không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.

Theo tác giả, đâu là con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc?

Có hai con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc:

+ Sự tạo tác của chính dân tộc đó.

+ Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài.

=> Các giá trị văn hóa không chỉ là thành quả sáng tạo của riêng cộng đồng văn hóa Việt Nam mà là cả một quá trình tích tụ tiếp nhận có chọn lọc “chiếm lĩnh”, “đồng hóa” các giá trị văn hóa khác. Về khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa, dân tộc Việt Nam là dân tộc có bản lĩnh.

Theo em, văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc  có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam?

Từ những hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả phân tích khẳng định mặt tích cực và hạn chế của văn hóa truyền thống, giúp chúng ta phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

 

 

 

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

Tiêu chí

Diễn giải

Điểm

Mặt hạn chế của văn hóa dân tộc.

- Chỉ ra và phân tích được được nhận định của tác giả về mặt hạn chế của văn hóa dân tộc.

- Nhận xét được khái quát cách lập luận của tác giả.

1,5

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam 

Chỉ ra được các khía cạnh được tác giả bàn luận đến trong đặc điểm của văn hóa Việt Nam.

2,5

Những tôn giáo ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Chỉ ra được những tôn giáo có ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Việt Nam.

1,5

Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc.

Chỉ ra và phân tích được con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

2

Vai trò của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Chỉ ra được vai trò của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

1,5

Hoạt động nhóm

- Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học.

1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Phân tích, bàn luận một số quan điểm của tác giả trong văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay