Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 9: Sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp
Giáo án Chủ đề 9: Sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: SẴN SÀNG BƯỚC VÀO THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình.
- Thể hiện được bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
- Có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hòa nhập với lực lượng lao động xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình; tự rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin về các phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và cách rèn luyện phẩm chất, năng lực đó.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Giải quyết được những vấn đề đặt ra để thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích và tạo tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hòa nhập với lực lượng lao động xã hội.
Năng lực đặc thù:
- Thích ứng với cuộc sống: Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình; thể hiện được bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hòa nhập với lực lượng lao động xã hội.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Cánh diều.
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến chủ đề.
- Các tình huống về chuẩn bị tâm lí thích ứng, tâm thế sẵn sàng, thể hiện bản lĩnh thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Các ví dụ minh họa về quyết định chọn ngành, chọn nghề, chọn trường.
- Ví dụ về những biểu hiện đam mê và bản lĩnh theo đuổi đam mê nghề yêu thích trong thực tế.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Cánh diều.
- Chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến nội dung chủ đề.
- Nhớ lại các trường hợp, câu chuyện về chuẩn bị tâm lí thích ứng, tâm thế sẵn sàng, thể hiện bản lĩnh thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Nhớ lại các kết quả tham vấn, ý kiến về quyết định chọn ngành, chọn nghề, chọn trường.
- Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
1.1. Trao đổi về các biện pháp giúp HS rèn luyện sự tự tin về bản thân mình
- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp để xây dựng và tổ chức các hoạt động giúp HS tự khám phá bản thân và rèn luyện sự tự tin về bản thân mình.
Gợi ý các hoạt động:
+ Xem các clip/đoạn phim ngắn có nội dung phù hợp.
+ Trình diễn các tiểu phẩm.
+ Trò chơi tập thể quy mô toàn trường.
- Khuyến khích HS thể hiện sự tự tin về bản thân trong các hoạt động.
- Sau mỗi hoạt động, GV cần chú trọng đến những bài học được rút ra phù hợp với chủ đề của hoạt động trải nghiệm đang thực hiện.
1.2. Giao lưu với khách mời về vai trò của đam mê trong công việc
- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm mời chuyên gia tâm lí và hướng nghiệp đến giao lưu với HS.
- Chuyên gia chia sẻ về vai trò của đam mê trong công việc, những cách thức thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Khuyến khích HS nêu câu hỏi trong buổi giao lưu. Câu hỏi có thể được HS nêu ra trước và ban tổ chức tập hợp lại hoặc HS có thể nêu câu hỏi trực tiếp trong buổi giao lưu.
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH LỚP
2.1. Thi trình diễn các tiểu phẩm về chủ đề Tôi đam mê theo đuổi nghề yêu thích
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. Trên cơ sở nội dung lí thuyết của chủ đề, các nhóm xây dựng tiểu phẩm và đóng vai về chủ đề Tôi đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Các nhóm tiến hành thảo luận để xây dựng nội dung và kịch bản cho tiểu phẩm, phân vai luyện tập.
- Thành lập ban giám khảo để đánh giá, xếp loại các tiểu phẩm dự thi.
- Các nhóm lần lượt thể hiện tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
- GV khen thưởng, động viên và tổng kết hoạt động.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS nghe bài hát Đam mê (Double 2T và Cao Thanh Thảo My) và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS nghe bài hát Đam mê (Double2T và Cao Thanh Thảo My) và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS nghe bài hát Đam mê (Double 2T và Cao Thanh Thảo My):
https://www.youtube.com/watch?v=c19Kok7_luU
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe bài hát và nêu cảm xúc sau khi nghe.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời HS lần lượt nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Đam mê là một dự án đầy lòng say mê của Double2T và Gia Đình Lớn, nhằm truyền cảm hứng và động lực cho mọi người. Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những thử thách và khó khăn. Có những lúc, áp lực từ công việc, học tập hay cuộc sống cá nhân trở nên nặng nề, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Đôi khi, những lời chỉ trích hay những câu nói tiêu cực từ người khác có thể làm tổn thương sâu sắc, khiến chúng ta mất đi niềm tin vào bản thân và mục tiêu.
Tuy nhiên, chính đam mê là ngọn lửa bên trong giúp chúng ta không bị khuất phục trước những khó khăn ấy. Khi có đam mê, chúng ta tìm thấy ý nghĩa thực sự trong những gì mình đang làm, từ đó không dễ dàng bị lung lay bởi những yếu tố bên ngoài. Đam mê giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu, giữ vững niềm tin vào con đường mình đã chọn và tiếp tục tiến bước, bất chấp mọi trở ngại.
- GV dẫn dắt vào bài học: Không riêng cá nhân nào phải đối mặt với khó khăn trên con đường theo đuổi đam mê của bản thân. Khi còn có thể cố gắng, chúng ta phải luôn kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ và tin tưởng vào bản thân. Để chuẩn bị tâm thế chủ động bước vào nghề nghiệp tương lai, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 9: Sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự tự tin về bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những biểu hiện và cách thức rèn luyện sự tự tin về bản thân.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự tự tin về bản thân theo các nội dung:
- Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự tin về bản thân.
- Thảo luận cách rèn luyện sự tự tin của bản thân.
- Chia sẻ về cách rèn luyện của em để nâng cao sự tự tin.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự tự tin về bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự tin về bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự tin về bản thân. - GV trình chiếu cho HS xem video về việc tự tin chọn nghề của HS: https://www.youtube.com/watch?v=ouS8EoFT1GA (0 :34 – 3:11) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và thảo luận về những biểu hiện của sự tự tin về bản thân. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS lần lượt trình bày những biểu hiện của sự tự tin về bản thân. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Một người có sự tự tin về bản thân thường sẽ luôn chủ động, tự giác trong học tập, công việc và trong cuộc sống; tin tưởng vào khả năng của bản thân; chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm; thể hiện khả năng của bản thân trong các hoạt động; có chính kiến khi lắng nghe ý kiến của những người xung quanh;... - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu sự tự tin về bản thân 1.1.Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự tin về bản thân - Luôn chủ động, tự giác trong học tập, làm việc và trong cuộc sống; - Tin tưởng vào khả năng của bản thân; - Chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm; - Thể hiện khả năng của bản thân trong các hoạt động; - Có chính kiến khi lắng nghe ý kiến của người xung quanh; - ... |
Nhiệm vụ 2: Thảo luận cách rèn luyện sự tự tin của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cách rèn luyện sự tự tin của bản thân. - GV tổ chức cho lớp thi hùng biện về chủ đề Cách rèn luyện sự tự tin của bản thân. Mỗi nhóm chuẩn bị và tham gia hùng biện trong thời gian 5 phút. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trao đổi về cách rèn luyện sự tự tin của bản thân. - Mỗi nhóm chuẩn bị và tham gia hùng biện về chủ đề Cách rèn luyện sự tự tin của bản thân. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về cách rèn luyện sự tự tin của bản thân. - GV mời đại diện các nhóm trình bày bài hùng biện về chủ đề Cách rèn luyện sự tự tin của bản thân. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, công bố đội có bài hùng biện thuyết phục nhất. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1.2. Thảo luận cách rèn luyện sự tự tin của bản thân - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể; - Suy nghĩ tích cực; - Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách; - Đặt mục tiêu vừa sức trong học tập và cuộc sống; - Học thêm nhiều kĩ năng mới; - Chăm sóc dáng vẻ bên ngoài; - ...
|
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về cách rèn luyện của em để năng cao sự tự tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tiếp tục làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ với bạn về cách rèn luyện của em để nâng cao sự tự tin. Gợi ý nội dung chia sẻ: + Cách em đã và đang tiến hành rèn luyện. + Kết quả đạt được. + Những khó khăn em gặp phải trong quá trình rèn luyện. + Định hướng tiếp tục rèn luyện. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và chia sẻ về cách rèn luyện của em để nâng cao sự tự tin. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về cách rèn luyện của em để nâng cao sự tự tin. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Mỗi cá nhân rất cần có sự tự tin về bản thân mình. Điều đó tạo tâm lí tích cực trong hoạt động học tập và cuộc sống. Để có được điều đó, các em hãy áp dụng những biện pháp rèn luyện để nâng cao sự tự tin phù hợp với đặc điểm của mình. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1.3. Chia sẻ về cách rèn luyện của em để năng cao sự tự tin HS liên hệ thực tế, bản thân và chia sẻ về cách rèn luyện của em để nâng cao sự tự tin. |
Hoạt động 2. Nhận diện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những biểu hiện và cách thức rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận diện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp theo các nội dung:
- Chỉ ra những biểu hiện của sự tự tin với định hướng nghề nghiệp.
- Thảo luận về cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp.
- Chia sẻ cách rèn luyện của em đế nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự tự tin với định hướng nghề nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những biểu hiện của sự tự tin với định hướng nghề nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu HS thảo luận về những biểu hiện của sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và trao đổi về những biểu hiện của sự tự tin với định hướng nghề nghiệp - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày những biểu hiện của sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp kết quả thảo luận của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Nhận diện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp 2.1.Chỉ ra những biểu hiện của sự tự tin với định hướng nghề nghiệp - Có kiến thức và hiểu biết cơ bản về yêu cầu, đặc trưng của nghề định lựa chọn; - Xác định được giá trị của nghề định lựa chọn đối với bản thân; - Vui vẻ, hào hứng khi học tập theo yêu cầu của nghề; - Tin tưởng vào những phẩm chất, năng lực của bản thân theo định hướng nghề đã chọn; - Chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện theo định hướng nghề đã chọn; - Tích cực tham gia các hoạt động hướng nghiệp; - ...
|
Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tiếp tục làm việc theo nhóm: Thảo luận về các cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV gợi ý hình thức trình bày: vẽ sơ đồ tư duy; sáng tác một poster phản ánh nội dung của vấn đề trên cơ sở các gợi ý trong SGK và những biện pháp khác theo kinh nghiệm của HS. - GV dùng kĩ thuật Phòng tranh để các nhóm trình bày sản phẩm xung quanh phòng học. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trao đổi các cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày các cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp các cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2.2. Thảo luận về cách rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp - Xác định thế mạnh của bản thân. - Học thêm kĩ năng mềm. - Tự trải nghiệm và khám phá. - ...
|
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cách rèn luyện của em đế nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về những cách rèn luyện của bản thân để nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. Gợi ý các nội dung chia sẻ: + Cách em đã và đang tiến hành rèn luyện. + Kết quả đạt được. + Những khó khăn em gặp phải trong quá trình rèn luyện. + Định hướng tiếp tục rèn luyện. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ trước lớp về những cách rèn luyện của bản thân để nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày những cách rèn luyện của bản thân để nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Ngoài sự tự tin về bản thân, HS cũng cần rèn luyện sự tự tin với định hướng nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Điều đó giúp mỗi cá nhân có tâm lí tích cực để không ngừng rèn luyện phẩm chất và năng lực theo định hướng nghề. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2.3. Chia sẻ cách rèn luyện của em đế nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp HS chia sẻ trước lớp về những cách rèn luyện của bản thân để nâng cao sự tự tin với định hướng nghề nghiệp. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về việc chuyển đổi nghề nghiệp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:
- Xác định được những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi nghề.
- Nhận diện những phẩm chất và năng lực cần rèn luyện để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về việc chuyển đổi nghề nghiệp theo các nội dung:
- Xác định những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi nghề.
- Thảo luận về biện pháp giúp chuyển đổi nghề khi cần thiết.
- Xác định những phẩm chất, năng lực cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc chuyển đổi nghề nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Nhiệm vụ 1: Xác định những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi nghề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho lớp làm việc theo nhóm đôi để chỉ ra những nguyên nhân, trường hợp mà con người cần phải chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân. - GV đưa ra một số ví dụ về yếu tố tác động đến việc chuyển đổi nghề của người lao động trong xã hội hiện đại:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và chỉ ra những nguyên nhân, trường hợp mà con người cần phải chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày những nguyên nhân, trường hợp mà con người cần phải chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân. - GV yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh đến sự tất yếu của vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp đặt trong bối cảnh xã hội và bản thân luôn có nhiều thay đổi. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Tìm hiểu về việc chuyển đổi nghề nghiệp 3.1.Xác định những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi nghề - Nghề nghiệp đã lựa chọn không còn phù hợp với nhu cầu thị trường; - Nghề nghiệp đã lựa chọn không phù hợp với đam mê và năng lực của bản thân; - Nghề nghiệp mới có khả năng thăng tiến và phát triển hơn; - Sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân khiến nghề nghiệp đã lựa chọn không còn phù hợp; - ...
| |||
Nhiệm vụ 2: Thảo luận về biện pháp giúp chuyển đổi nghề khi cần thiết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho các nhóm đôi tiếp tục làm việc về những cách thức cần thực hiện để tiến hành chuyển đổi nghề khi cần thiết. - GV yêu cầu HS lấy được các ví dụ cụ thể cho từng biện pháp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trao đổi về những cách thức cần thực hiện để tiến hành chuyển đổi nghề khi cần thiết. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp những cách thức cần thực hiện để tiến hành chuyển đổi nghề khi cần thiết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3.2. Thảo luận về biện pháp giúp chuyển đổi nghề khi cần thiết - Đối chiếu, so sánh ưu điểm, hạn chế giữa nghề cũ và nghề mới; - Lập kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực đáp ứng với nghề mới; - Dự kiến trước những khó khăn khi chuyển đổi nghề; - Tham vấn ý kiến của chuyên gia, người thân và bạn bè; - ... | |||
Nhiệm vụ 3: Xác định những phẩm chất, năng lực cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao nói chuyển đổi nghề nghiệp là một công việc khó khăn và nhiều thách thức đối với người lao động? + Để vượt qua thách thức đó, bản thân người lao động cần có những phẩm chất và năng lực cần thiết nào? - GV trình chiếu cho HS xem video về người đã thành công trong việc chuyển đổi nghề - Howard Schultz – CEO của Starbucks: https://www.youtube.com/watch?v=le9OTvCiISk (0:45 – 5:32) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân và xác định những phẩm chất, năng lực cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời thảo luận. + Chuyển đổi nghề nghiệp là một công việc khó khăn và nhiều thách thức đối với người lao động vì người lao động vốn quen với nghề nghiệp cũ, nghề nghiệp mới đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực. + Để vượt qua thử thách, người lao động cần rèn luyện những phẩm chất, năng lực như tính kỉ luật, tính trách nhiệm, năng lực thích nghi với sự thay đổi, năng lực giải quyết vấn đề,... - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong bối cảnh xã hội luôn biến động và có nhiều thay đổi, việc chuyển đổi nghề khi cần thiết đã đặt ra, người lao động cần có những phẩm chất, năng lực đề ứng phó với sự thay đổi này. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 3.3. Xác định những phẩm chất, năng lực cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết - Tính kỉ luật. - Tính trách nhiệm. - Năng lực thích nghi với sự thay đổi. - Năng lực giải quyết vấn đề. - ... |
Hoạt động 4. Thể hiện bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những cách thể hiện bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích và ứng dụng giải quyết các tình huống thực tế.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích theo các nội dung:
- Thảo luận về những cách thể hiện bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
- Đóng vai thể hiện bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích trong các tình huống.
c. Sản phẩm: HS thể hiện được bản lĩnh của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều