Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều Chủ đề 5: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội

Giáo án Chủ đề 5: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

 

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thể hiện được sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. 
  • Thực hiện được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị.
  • Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau; thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.
  • Xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả.
  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ, tự học: Chủ động tổ thiết lập các mối quan hệ xã hội; tích cực, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

Năng lực đặc thù: 

  • Thích ứng với cuộc sống: Nhận biết biểu hiện chủ động và tự tin trong thiết lập mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng; Nhận biết biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau. 
  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng; Thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến chủ đề.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Cánh diều.
  • Chuẩn bị một số tình huống có liên quan đến nội dung chủ đề.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính/nam châm dính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

 

1.1. Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề Tình đoàn kết dân tộc

  • Nhà trường thông báo tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ về chủ đề Tình đoàn kết dân tộc.
  • Khuyến khích HS đăng kí đa dạng các tiết mục: hát, múa, biểu diễn trang phục dân tộc,...
  • Các lớp đăng kí tiết mục và tiến hành luyện tập.
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã đăng kí.

1.2. Hùng biện theo chủ đề Khám phá các nền văn hóa

  • Tổ chức hùng biện cá nhân, khuyến khích cả HS nam và nữ đăng kí tham gia.
  • Hướng dẫn HS tìm các nguồn tư liệu hỗ trợ cho nội dung tham gia hùng biện: Internet, phòng thông tin - văn hóa của địa phương, tham vấn người thân trong gia đình,...
  • Gợi ý nội dung hùng biện:

+ Ý nghĩa của việc khám phá các nền văn hoá khác nhau.

+ Những nội dung có thể khám phá ở các nền văn hóa khác nhau.

+ Cách thức khám phá các nền văn hoá.

1.3. Phát động xây dựng dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo

  • Nêu mục đích, gợi ý nội dung dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo.
  • Cam kết triển khai xây dựng dự án có chất lượng.

GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH LỚP

 

2.1. Chia sẻ kinh nghiệm trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

  • Mời một số HS chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
  • Trao đổi về ý nghĩa của việc chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội.
  • Bày tỏ suy nghĩ và những điều học hỏi được từ chia sẻ của bạn.

2.2. Tổng kết các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị

  • Các nhóm báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị.
  • Tuyên dương những nhóm có sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình khi tham gia hoạt động.

2.3. Tổ chức triển lãm về các hoạt động xã hội đã tham gia

  • Sưu tầm, tổng hợp những tranh ảnh, video, bài viế,.. về các hoạt động xã hội đã tham gia.
  • Trưng bày những sản phẩm đã sưu tầm được.
  • Chia sẻ cảm nghĩ khi tham gia triển lãm về các hoạt động xã hội.

2.4. Tổng kết dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo

  • Các nhóm trình bày kết quả thực hiện dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và cách quản lí dự án hiệu quả.
  • Bình chọn những dự án hay và có ý nghĩa nhất.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video clip và nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm: HS xem video và nêu cảm nhận bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về chủ đề hoạt động cộng đồng:

https://youtu.be/Yvlxf68nMsI?si=HbmSwV-62qRhdvrN

https://youtu.be/cyO3HeJFnfs?si=K-Nc6e1zkQX9d_Qg

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em sau khi xem video clip.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Các hoạt động xây dựng cộng đồng như gây quỹ từ thiện, mang điện về làng, cùng em tới trường,... không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho những người nhận hỗ trợ mà còn tạo ra tác động tích cực rộng lớn trong cộng đồng và phát triển các giá trị cá nhân quan trọng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xây dựng cộng đồng mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, từ việc tăng cường sự đoàn kết, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, đến bảo tồn văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Một cộng đồng mạnh mẽ và phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho các thành viên mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Để hiểu rõ hơn về các hoạt động xây dựng, phát triển hoạt động cộng đồng, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Chủ đề 5: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:

- Chỉ ra được những biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- Biết cách chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng theo các nội dung:

- Thảo luận về một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- Chia sẻ kinh nghiệm mà em đã thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4-6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi, thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và trao đổi trong nhóm về một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt trình bày những biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về Một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo

1. Tìm hiểu biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

1.1. Thảo luận về một số biểu hiện của sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

- Cởi mở, chân tình và lịch sự khi giao tiếp;

- Trò chuyện tự nhiên và tự tin;

- Luôn chủ ý lắng nghe để thấu hiểu lẫn nhau;

- Chủ động giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;

- Đồng hành, hỗ trợ mọi người trong khả năng của mình;

- Chia sẻ, giúp đỡ mọi người vì lợi ích chung;

- ...

 

BIỂU HIỆN CỦA SỰ CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN THIẾT LẬP CÁC MỐI 

QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ SẴN SÀNG CHIA SẺ GIÚP ĐỠ CỘNG ĐỒNG

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Mạnh dạn trong giao tiếp

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Thiện chí khi làm quen với người khác

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Chia sẻ, hỗ trợ người khác

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Hoạt động quyên góp, ủng hộ cộng đồng

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kinh nghiệm mà em đã thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 1.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ kinh nghiệm mà em đã thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- GV đưa ra gợi ý:

+ Nêu một số mối quan hệ xã hội cụ thể và những việc em đã làm thể hiện sự chủ động, tự tin trong thiết lập mối quan hệ đó.

+ Kết quả đạt được khi thiết lập các mối quan hệ.

+ Những việc em đã làm thể hiện tinh thần sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

+ Tổng kết những kinh nghiệm em có được trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong cuộc sống, mỗi cá nhân cần có sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng thông qua những việc làm cụ thể như: Chân thành và lịch sự khi giao tiếp, chủ động giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, nhiệt tình hỗ trợ mọi người trong khả năng của mình,... Các em hãy lựa chọn những việc làm phù hợp với bản thân để thực hiện hằng ngày nhé!

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1.2. Chia sẻ kinh nghiệm mà em đã thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng

- Tham gia hoạt động tình nguyện: Tham gia các hoạt động như dọn dẹp môi trường, dạy học cho trẻ em nghèo,...

- Hiến máu nhân đạo: Chia sẻ một phần máu của mình để giúp đỡ những người cần.

- Quyên góp tài trợ: Góp phần tài chính cho các hoạt động thiện nguyện.

- Giúp đỡ người khác trong khả năng của bản thân: Giúp đỡ người già qua đường, nhường chỗ cho người già, trẻ em trên xe buýt,...

Hoạt động 2. Xác định những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi khám phá các nền văn hóa khác nhau

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:

- Chỉ ra được những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

- Biết thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi khám phá các nền văn hóa khác nhau theo các nội dung:

- Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

- Trao đổi về biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

- Chia sẻ những việc mà em đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi khám phá các nền văn hóa khác nhau và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ:

Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

- GV trình chiếu cho HS xem video về màu sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=nSP51QMyRr0 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và nêu những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về Những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo

2. Xác định những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi khám phá các nền văn hóa khác nhau

2.1.Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau

-  Háo hức muốn biết những đặc điểm của một nền văn hóa;

- Tích cực tìm tòi các thông tin về nền văn hóa mà bản thân có hứng thú;

- Khắc phục khó khăn trong quá trình tìm hiểu về nền văn hóa;

- Sẵn sàng trao đổi với những người có hiểu biết về nền văn hóa;

- ...

 

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi về biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

- GV trình chiếu các hình ảnh về một số nét văn hoá Việt Nam và trên thế giới:

* Việt Nam:

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Món ăn Phở bò

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Lễ mừng lúa mới của dân tộc Tây Nguyên

* Trên thế giới:

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Món ăn sashimi Nhật Bản

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Sari – trang phục truyền thống Ấn Độ

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Lễ hội té nước Songkran (Thái Lan)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và chỉ ra biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khái quát những biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2.2. Trao đổi về biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá

- Chấp nhận sự độc đáo, nét riêng của các nền văn hóa;

- Chủ động tìm hiểu, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau;

- Giới thiệu sự khác biệt của các nền văn hóa với mọi người;

- ...

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những việc mà em đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những việc mà em đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, liên hệ thực tế, bản thân và chia sẻ những việc đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về những việc đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các nền văn hóa khác nhau có rất nhiều điều thú vị, hấp dẫn chờ đợi chúng ta khám phá. Các em hãy thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau thông qua những việc làm như: tích cực tìm tòi thông tin về nền văn hóa,...; đồng thời, cần có thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa. 

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2.3. Chia sẻ những việc mà em đã làm thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết, thái độ tôn trọng sự khác biệt khi tham gia khám phá các nền văn hoá khác nhau

- Tham gia các hội thảo, triển lãm, và sự kiện văn hóa để kết nối với người thuộc các nền văn hóa khác nhau.

- Chủ động tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động văn hóa để hiểu rõ hơn về các nền văn hóa khác nhau.

- Tôn trọng các nghi lễ, lễ hội, và phong tục tập quán của các nền văn hóa khác nhau.

- Không áp đặt quan điểm hay giá trị văn hóa của bản thân lên người khác. 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khả năng:

- Tìm hiểu được các dự án tình nguyện nhân đạo.

- Xác định được các dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương có thể tham gia.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo theo các nội dung:

- Chia sẻ các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết.

- Xác định những dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương mà em có thể tham gia.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết.

- GV gợi ý nội dung cho HS thảo luận:

+ Nêu tên các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết.

+ Chỉ ra những hoạt động/ việc làm cụ thể của các dự án đó.

- GV mở rộng hiểu biết cho HS về một số dự án tình nguyện nhân đạo ở nước ta hiện nay. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và chia sẻ các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày các dự án tình nguyện nhân đạo đã tổng hợp.

- GV yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp danh sách các dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo

3. Tìm hiểu về dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo

3.1. Chia sẻ các dự án tình nguyện nhân đạo mà em biết

- Bữa ăn tình nghĩa cho bệnh nhân nghèo.

- Tủ sách yêu thương cho các em nhỏ vùng cao.

Giọt máu đào cứu người bệnh.

- Chợ 0 đồng dành cho người có hoàn cảnh khó khăn.

- Nhà trọ tình thương dành cho người già neo đơn.

- ...

MỘT SỐ DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN 

NHÂN ĐẠO NỔI BẬT HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

* The Up Project – Dự án thiện nguyện ý nghĩa của các em học sinh THPT tại Hà Nội. Đây là dự án từ thiện phi lợi nhuận của nhóm các bạn học sinh nhằm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng sâu vùng xa về điều kiện học tập và đặc biệt là trang thiết bị công nghệ.

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘICHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

 

* Dự án Nuôi em là chương trình được thực hiện bởi nhóm tình nguyện Niềm tin dưới sự bảo trợ của Trung tâm tình nguyện quốc gia VVC khi: xây trường - nhận nuôi - nuôi cơm trưa cho các em học sinh khó khăn. Người tham gia sẽ nhận nuôi một (hoặc nhiều) em học sinh với số tiền mỗi tháng để chuẩn bị bữa ăn và nhu yếu phẩm cho các em.

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

* Dự án Lớp học Cầu Vồng là dự án thiện nguyện được thành lập nhằm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Thông qua các lớp học miễn phí, dự án mong muốn lan tỏa giá trị của tri thức và tình thương đến trẻ em cả nước.

CHỦ ĐỀ 5: CHỦ ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Nhiệm vụ 2: Xác định những dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương mà em có thể tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ với cả lớp theo các nội dung sau:

+ Trong các dự án tình nguyện nhân đạo ở SGK tr.46, dự án nào có thể phù hợp với địa phương em? Vì sao lại phù hợp?

+ Trong số những dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương, em có thể tham gia những dự án nào? Vì sao?

- GV trình chiếu cho HS xem video về tấm lòng yêu thương cả nước hướng về người dân vùng bão, lũ phía Bắc Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=O-DcmHwT3RQ (2:59 – 4:36)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, liên hệ thực tế, bản thân và xác định những dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương mà bản thân có thể tham gia.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ về những dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương mà HS có thể tham gia.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hoạt động tình nguyện nhân đạo là truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, nhằm góp phần cùng nhau giải quyết khó khăn cho người nghèo, người gặp hoạn nạn, người sống ở vùng sâu, vùng xa,... Sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tình nguyện nhân đạo ngoài những giá trị vật chất, còn cả về mặt tinh thần; đồng thời, giáo dục các em về lòng yêu nước, sự đoàn kết dân tộc, thương người như thể thương thân. Các em hãy tích cực tham gia những dự án tình nguyện nhân đạo phù hợp với bản thân mình.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

3.2. Xác định những dự án tình nguyện nhân đạo ở địa phương mà em có thể tham gia

- Dự án Vì một mái ấm giúp đỡ các hộ gia đình nghèo xây dựng nhà ở.

- Dự án Áo ấm cho em giúp đỡ trẻ em nghèo có áo ấm mùa đông.

- Dự án Hiến máu cứu người giúp đỡ những bệnh nhân cần máu.

Hoạt động 4. Tìm hiểu các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị và nêu được cách thức tham gia các hoạt động đó.

b. Nội dung: GV hướng dẫn tìm hiểu các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị theo các nội dung:

- Thảo luận về một số hoạt động giáo dục tỉnh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

- Chia sẻ cách thức tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về một số hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về văn hoá của Việt Nam với nội dung “Văn hoá đa dạng của Việt Nam là điểm hấp dẫn du khách”.

https://www.youtube.com/watch?v=-rdD9zGrFdA 

- GV đưa ra nhận định: Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em. Trong đó, mỗi dân tộc lại có một sắc màu văn hoá khác nhau. Điều đó đã làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và cũng chính điều này làm nên sức hấp dẫn của chúng ta với bạn bè quốc tế.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về một số hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và kể một số hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cặp trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày các hoạt động giáo dục tỉnh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

- GV yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi tinh thần tìm hiểu của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo

4. Tìm hiểu các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị

4.1. Thảo luận về một số hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị

- Thi hùng biện về chủ đề hòa bình.

- Tổ chức ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc.

- Giới thiệu lễ hội văn hóa dân tộc.

- Triển lãm tranh, ảnh về tinh thần đoàn kết dân tộc.

- ...

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cách thức tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện: Chia sẻ cách thức tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh các hoạt động thể hiện tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị.(Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ về cách thức tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị là điều cần thiết với tất cả chúng ta. Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết gắn bó để cùng gìn giữ hòa bình và xây dựng đất nước; vì vậy, các hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết cần được đẩy mạnh. Các em hãy tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị phù hợp với bản thân.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

4.2. Chia sẻ cách thức tham gia hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị

- Đóng góp ý kiến tổ chức hoạt động.

- Vận động các bạn cùng tham gia hoạt động.

- Trao đổi với người thân để ủng hộ, hỗ trợ tổ chức hoạt động.

- ...

 

----------------------------------

----------------- Còn tiếp ---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm

=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 12 CÁNH DIỀU

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ 

Chat hỗ trợ
Chat ngay