Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 4
Giáo án chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 4 sách Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 4
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
(12 tiết – 4 tuần)
Tuần 4 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ – Trao đổi về Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Áp dụng được kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Mời chuyên gia hoặc diễn giả về Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng.
- Hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị.
- Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị tiểu phẩm về Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng.
- Video về Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng.
2. Đối với HS
- Lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC), xây dựng kịch bản và tập dượt diễn tiểu phẩm về Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng theo sự phân công.
- Các câu chuyện/ tình huống điển hình, các video, tranh ảnh về Kĩ năng Ứng phó với căng thẳng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- Thảo luận và chia sẻ về các kỹ năng và chiến lược để ứng phó với căng thẳng.
- Khám phá các trường hợp thực tế và cách giải quyết.
b. Tổ chức thực hiện
- HS trình diễn tiểu phẩm về tình huống gây căng thẳng.
Nội dung tiểu phẩm gợi ý:
Kết quả học tập của bạn B bị giảm sút cùng với việc nảy sinh mâu thuẫn với bố mẹ khiến B cảm thấy rất cô đơn và chán nản. Sau đó, B đã lên mạng xã hội và vô tình làm quen với một người bạn khác giới. Sau một thời gian trò chuyện thân mật, người bạn đó rủ B gặp mặt tại một thành phố nơi người bạn đó sinh sống (cách nhà B 30km). B không muốn đến cuộc hẹn đó nhưng người bạn đe doạ sẽ gửi tất cả tin nhăn tình cảm giữa hai người lên trên mạng xã hội để mọi người biết. B lo lắng, sợ hãi và không biết mình nên làm gì.
- Tổ chức cho HS trao đổi về kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
Gợi ý nội dung trao đổi:
+ Em nhận ra điều gì từ cách ứng phó với căng thẳng của bạn B trong tiểu phẩm trên?
+ Các em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Chia sẻ lí do em đồng tình.
+ Em đã từng biết đến các kĩ năng ứng phó với căng thẳng nào? Em biết đến các kĩ năng đó từ nguồn thông tin nào?
+ Em có gợi ý gì về cách ứng phó với căng thẳng cho bạn HS trong tiểu phẩm?
- GV chia sẻ thêm với HS:
+ Khi gặp khó khăn, căng thẳng khó giải quyết, các em có thể tìm đến thầy cô, người thân và bạn bè đáng tin cậy để được giúp đỡ, tư vấn.
+ Căng thẳng không tự mất đi nếu chúng ta chưa có cách ứng phó phù hợp. Các em cần rèn luyện các kĩ năng ứng phó tích cực để có thể giải tỏa áp lực mình gặp phải.
Tuần 4 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục – Thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống + Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực cuộc sống
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đề xuất cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực cuộc sống.
- Thực hiện được những hành động, việc làm cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Phát hiện và phân tích được các tình huống có vấn đề trong quá trình học tập.
- Giải quyết được các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống.
- Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống căng thẳng.
3. Phẩm chất
- Chủ động thực hiện đầy đủ những yêu cầu học tập.
- Suy nghĩ tích cực khi gặp các tình huống căng thẳng, áp lực trong học tập và cuộc sống.
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp xem video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS có nhận biết được cách ứng phó với áp lực và căng thẳng trong học tập, cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát, video về cách ứng phó với áp lực, căng thẳng trong học tập:
https://www.youtube.com/watch?v=coz_xWeY7fE
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem video, em có cảm nhận gì về ý nghĩa của việc biết ứng phó với áp lực, căng thẳng trong học tập, cuộc sống?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng một số kiến thức đã học, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lứa tuổi nào cũng có những căng thẳng nhất định. Mỗi người cần rèn luyện được kỹ năng vượt qua những căng thẳng mình phải đối mặt từ đó tránh được hệ lụy xấu mà căng thẳng đem lại, là hành trang tốt giúp cuộc sống trưởng thành của chúng ta sau này.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khi gặp những tình huống áp lực trong học tập và cuộc sống, chúng ta cần có những cách ứng phó hiệu quả. Vậy có những cách ứng phó với căng thẳng nào, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 3 – Tuần 4: Ứng phó với căng thẳng và áp lực (Hoạt động 2, 3).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm mới để đề xuất cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống.
c. Sản phẩm: HS thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ). - GV yêu cầu HS đọc tình huống 1, 2, 3 trong SGK tr.20, 21 và thảo luận để thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:
+ Nhóm 3, 4: Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:
+ Nhóm 5, 6: Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Để vượt qua những khó khăn, áp lực trong cuộc sống, HS cần tự trang bị cho mình những hiểu biết và tâm lí tích cực, vững vàng để tiếp tục hành trình khẳng định bản thân. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống - Tình huống 1: Lời khuyên cho Hoàng: + Lên kế hoạch học tập chi tiết, phân chia thời gian hợp lý cho từng môn học và từng phần nội dung. + Dành thời gian cho các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như đi dạo, nghe nhạc, tập thể dục nhẹ để giảm căng thẳng. + Chia sẻ cảm xúc và áp lực với bạn bè, gia đình hoặc thầy cô để nhận được sự động viên và lời khuyên. - Tình huống 2: Lời khuyên cho Tú: + Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn và không phản ứng tiêu cực. + Chia sẻ tình huống với cha mẹ, thầy cô hoặc người lớn đáng tin cậy để nhận được sự hỗ trợ. + Chặn và báo cáo các tài khoản đe dọa trên mạng xã hội. - Tình huống 3: Lời khuyên cho Linh: + Thay vì chỉ kiểm tra và ghi tên, Linh có thể tạo động lực cho các bạn bằng cách khen ngợi và động viên khi các bạn làm tốt. + Dành thời gian trò chuyện và chơi cùng các bạn để xây dựng mối quan hệ gần gũi và thân thiện. + Thay đổi cách tiếp cận sao cho phù hợp và nhẹ nhàng hơn. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức