Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 5: Em với gia đình - Tuần 1

Giáo án chủ đề 5: Em với gia đình - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 5: Em với gia đình - Tuần 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

(9 tiết – 3 tuần)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.
  • Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học.
  • Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

 

Tuần 1 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ – Diễn đàn về chủ đề Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình

 (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và rèn luyện các kĩ năng tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

  • Xây dựng chương trình trao đổi về chủ đề Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
  • Phân công các lớp chuẩn bị ý kiến tham luận xoay quanh chủ đề.
  • Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và tập các tiết mục văn nghệ/ diễn tiểu phẩm xoay quanh chủ đề về gia đình.

2. Đối với HS

  • Chuẩn bị các ý kiến tham luận xoay quanh chủ để xây dựng bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
  • Lớp/ tổ trực tuần chuẩn bị tiết mục văn nghệ và tập dượt dẫn chương trình.
  • Nhớ lại những hành động, hành vi của bản thân hoặc người thân trong gia đình góp phần xây dựng bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- Tạo cơ hội cho HS được trao đổi, chia sẻ ý kiến xoay quanh chủ đề Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.

- HS rút ra được thông điệp: Gia đình là tổ ấm, là nơi chứa đựng yêu thương và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Mỗi thành viên cần có trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình.

b. Tổ chức thực hiện

- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ. Lớp/ tổ trực tuần biểu diễn các tiết mục văn nghệ/ diễn tiểu phẩm.

- GV/ tổ trực tuần nêu để dẫn và giới thiệu mục đích, ý nghĩa của diễn đàn.

- MC giới thiệu lần lượt đại diện các lớp tham luận về nội dung được phân công theo gợi ý:

+ Việc tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình có ý nghĩa gì?

+ Nếu trong gia đình xảy ra bất hoà hoặc không yêu thương nhau thì cảm xúc, tâm trạng của mọi người trong gia đình sẽ như thế nào?

+ Khi xảy ra bất hoà hoặc mọi người trong gia đình không yêu thương nhau thì chúng ta cần phải làm gì?

+ Chúng ta cần làm gì để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

+ Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với việc tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

+ Những hành động, lời nói, việc làm nào mà HS cần thực hiện để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

- GV yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của diễn đàn, hoặc đặt câu hỏi cho tác giả của các tham luận.

- GV chốt lại những điểm quan trọng qua các tham luận, ý kiến trao đổi và rút ra thông điệp về gia đình (nêu ở mục tiêu).

 

Tuần 1 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục – Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và rèn luyện các kĩ năng tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Lập và thực hiện kế hoạch tổ chức sự kiện trong gia đình.
  • Tự chủ tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.
  • Giải quyết vấn đề trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên,...

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm trong việc giải quyết bất đồng giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên; đề xuất các biện pháp phát triển kinh tế gia đình;...
  • Nhân ái: thông qua việc tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc,...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC          

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề.
  • Ví dụ minh họa về cách xây dựng bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhớ lại những hành động, hành vi của bản thân hoặc người thân trong gia đình góp phần xây dựng bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Nhớ lại các trường hợp bản thân hoặc người thân trong gia đình thể hiện kĩ năng giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe bài hát Ước mơ của mẹ (Hứa Kim Tuyền) và nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về bài hát.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS nghe bài hát Ước mơ của mẹ (Hứa Kim Tuyền)

https://www.youtube.com/watch?v=0WBOI-U_aRQ 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về bài hát?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát và nêu cảm nhận.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời HS cả lớp tích cực tham gia trò chơi.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi về ý nghĩa bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bài hát “Ước Mơ Của Mẹ” là một tác phẩm âm nhạc đầy xúc động, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến và những hy sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con. Qua từng câu hát, người nghe có thể cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, tình cảm gia đình thiêng liêng và những ước mơ giản dị mà cao cả của mẹ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình không chỉ là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mà còn là nguồn cội của tình yêu thương và sự chia sẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào trong gia đình cũng chỉ có niềm vui và hạnh phúc, đôi khi chúng ta cũng gặp phải những bất đồng và mâu thuẫn. Làm thế nào để tạo ra một bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết các bất đồng một cách hòa bình trong gia đình là một kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần học hỏi và rèn luyện. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 5 – Tuần 1: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm và xác định được cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc theo các nội dung:

  • Chia sẻ kinh nghiệm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Nêu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:  Chia sẻ kinh nghiệm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những cách mà các em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

- GV cung cấp hình ảnh, video liên quan đến một số biểu hiện của gia đình hạnh phúc (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và chia sẻ những cách đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về những cách đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc

1.1. Chia sẻ kinh nghiệm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc

HS nhớ lại và chia sẻ những cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

Cùng vui vẻ, trò chuyện với nhau

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

Quây quần bên mâm cơm

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

Cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí, vui chơi

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

Cùng nhau sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa

https://www.youtube.com/watch?v=pEnwv-kj9uY

Nhiệm vụ 2: Nêu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu các cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

- GV mở rộng kiến thức,cho HS cả lớp lắng nghe và hát theo bài hát Ba kể con nghe.

https://www.youtube.com/watch?v=5mYA4WswGdw

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, nêu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS nêu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Ba kể con nghe: 

Ba kể con nghe là ca khúc về tình cha con cảm động. Với giai điệu guitar nhẹ nhàng gửi gắm thông điệp đến người con, nên luôn yêu thương và quan tâm cha mẹ mình khi còn có thể để không phải hối hận về sau.

=> Yêu thương và quan tâm gia đình là biểu hiện của gia đình hạnh phúc.

- GV mời HS khác nhân xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Gia đình là quan trọng đối với tất cả mọi người. Ai cũng mong muốn được sống trong bầu không khí vui vẻ, yêu thương của gia đình. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1.2. Nêu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc

Có nhiều cách để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc:

- Nói những điều tích cực trong gia đình.

- Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân.

- An ủi, động viên mọi người trong gia đình.

- Quan tâm, chăm sóc người thân.

- Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm và xác định được cách giải quyết bất đồng trong gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình theo các nội dung sau:

  • Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình.
  • Nêu cách giải quyết bất đồng trong gia đình.

c. Sản phẩm: Cách giải quyết bất đồng trong gia đình của HS và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những cách em đã làm để giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình.

 - GV liên hệ thực tế, cho HS tham khảo một số trường hợp cụ thể về những bất đồng trong quan hệ gia đình (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và chia sẻ những cách đã làm để giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ những cách đã làm để giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp để giải quyết bất đồng trong gia đình.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình

2.1.Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình

HS nhớ lại và chia sẻ kinh nghiệm giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong gia đình với các bạn trong lớp.

MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ BẤT ĐỒNG TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Nguyễn Ngọc H. (học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Phủ Lý) chia sẻ: “Càng lớn, bất đồng giữa em với bố mẹ càng nhiều hơn. Bố mẹ thường áp đặt suy nghĩ của người lớn vào em, từ chuyện học hành, quan hệ bạn bè đến những chuyện khác trong gia đình. Bố mẹ cho rằng mình từng trải, nhiều kinh nghiệm nên nhìn nhận các vấn đề chính xác. Còn những mong muốn, suy nghĩ và sở thích, lựa chọn của em phần lớn bố mẹ không quan tâm. Em luôn phải kìm nén và rất ức chế, nhiều khi không muốn trò chuyện, gần gũi bố mẹ. Em hy vọng bố mẹ, ông bà có thể đặt mình vào vị trí của em để thấu hiểu hơn”.

Chị Trần Thu H. (Tổ 6, Phường Quang Trung, TP Phủ Lý) tâm sự: “Càng lớn con mình càng có những suy nghĩ khác với bố mẹ. Con không còn gần gũi với mẹ như trước, thay vào đó thường dành thời gian nhiều hơn cho điện thoại, game, tụ tập bạn bè, không tiết kiệm tiền bạc, thậm chí hay phản kháng lại bố mẹ từ những điều nhỏ nhất… Bố mẹ và con cái vì thế thường xuyên nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí cãi vã, to tiếng”.

 

Nhiệm vụ 2: Nêu cách giải quyết bất đồng trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những cách giải quyết bất đồng trong gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và chia sẻ những cách giải quyết bất đồng trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

……………….. 

2.2. Nêu cách giải quyết bất đồng trong gia đình

- Các bước giải quyết sự bất đồng:

+ Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng.

+ Đề xuất cách giải quyết bất đồng.

+ Cùng nhau giải quyết bất đồng.

- Lưu ý:

+ Chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng.

+ Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết.

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT  CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Chat hỗ trợ
Chat ngay