Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 1
Giáo án chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ
(15 tiết – 4 tuần)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
- Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Tham vấn được ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở.
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
- Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.
Tuần 1 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ – Giới thiệu, trao đổi về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Biết được những nội dung cơ bản về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta.
- Chia sẻ được một số thông tin về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Trình bày được nội dung, cách thức tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Tìm hiểu và giới thiệu được các nội dung thông tin cần thiết về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương mà bản thân tìm kiếm, thu thập được qua hoạt động thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Tìm đọc Luật giáo dục nghề nghiệp (luật số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014); Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng, trung cấp và các tài liệu, sách báo, cổng thông tin điện tử giới thiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. Có thể tham khảo chủ đề: Các cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh... (Tài liệu giáo dục địa phương lớp 9 của một số tỉnh).
- Báo cáo để dẫn và nội dung giới thiệu về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. Có thể mời khách mời có hiểu biết sâu rộng về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta tham gia giới thiệu.
- Phân công lớp/ tổ trực tuẩn chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ, xây dựng chương trình giới thiệu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cử người dẫn chương trình.
- Địa điểm, hệ thống âm thanh để tổ chức hoạt động định hướng.
2. Đối với HS
- Tìm hiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp qua sách, báo, tài liệu và cổng thông tin điện tử của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- Biết được những nội dung cơ bản về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta.
- HS được giải đáp một số thắc mắc về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- HS có nhu cầu tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để lựa chọn con đường học tập, làm việc trong tương lai phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân.
b. Tổ chức thực hiện
- HS lớp/ tổ trực tuần biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- MC giới thiệu và mời GV/ khách mời lên sân khấu nêu báo cáo để dẫn và giới thiệu về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta với các nội dung chủ yếu:
+ Một số vấn đề chung: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta; mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp; các trình độ giáo dục nghề nghiệp; các loại hình giáo dục nghề nghiệp; điều kiện và thời gian đào tạo từng trình độ.
+ Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng nghề, trung cấp nghề); nguyên nhân của thực trạng.
+ Giới thiệu một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương đang hoạt động tại địa phương và các ngành nghề đang được đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.
+ Giới thiệu quyền lợi và các chính sách hỗ trợ đào tạo cho người học theo từng trình độ đào tạo tại địa phương.
+ Giới thiệu nơi đăng kí học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trình độ THCS.
- MC mời các bạn trao đổi với GV/ khách mời về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Có thể đặt các câu hỏi như:
+ Em muốn tham gia học nghề tại trường trung cấp nghề A ngay sau khi tốt nghiệp THCS. Vậy, em phải làm thế nào để có được đầy đủ thông tin về trường trung cấp nghề đó?
+ Em nên theo học cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào để vừa có chứng chỉ đào tạo nghề, vừa có bằng tốt nghiệp THPT sau khi học nghề?
+ Em chưa biết về trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở địa phương mình. Thấy cô vui lòng cho em biết chương trình học, điều kiện tuyển sinh và quyền lợi của người học khi học tập tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
+ Thầy cô vui lòng cho em biết: sau khi tốt nghiệp THCS, em nên đăng kí tuyển sinh vào trường nghề nào để có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch?
+ Sau khi học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chúng em có thể nhanh chóng có được việc làm đúng với ngành nghề mình được đào tạo không?
- GV/ khách mời giải đáp các thắc mắc và trao đổi với HS xoay quanh vấn đề về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- GV mời một số HS nêu cảm nhận và những điều học hỏi được qua tham gia hoạt động định hướng.
- GV tổng hợp ý kiến và tổng kết: Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta bao gồm: Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của địa phương, các trường trung cấp, trường cao đẳng. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ chính là đào tạo nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu học nghề, trong đó đối tượng được khuyến khích tham gia học nghề là HS tốt nghiệp THCS. Tìm hiểu để biết được những thông tin cơ bản về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giúp chúng ta có được những hiểu biết cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn con đường học tập, làm việc tiếp theo sau THCS phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân, gia đình, đồng thời phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương, xã hội,
Tuần 1 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục – Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong việc tìm hiểu và báo cáo kết quả tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Trung thực trong việc tham vấn ý kiến và ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc tiếp theo sau THCS; tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Hình ảnh, thông tin, video về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video clip và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: HS xem video và nêu cảm nhận bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về chủ đề nghề nghiệp:
https://youtu.be/ki33k3QIqZI?si=6lBrgroDUPStle8M
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về những ngành nghề “hot” trong tương lai?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết bản thân và thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Trong bối cảnh kinh tế, công nghệ và xã hội đang thay đổi nhanh chóng, một số ngành nghề đang nổi lên với triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Những ngành nghề “hot” trong tương lai đều liên quan đến sự phát triển công nghệ, thay đổi trong lối sống và nhu cầu xã hội. Có thể kể đến như công nghệ thông tin (IT), khoa học dữ liệu và phân tích dữ liệu, y tế và chăm sóc sức khỏe, năng lượng tái tạo, giáo dục và đào tạo trực tuyến,....
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Học sinh cần nắm bắt xu hướng, trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời lựa chọn ngành nghề phù hợp với đam mê và năng lực của mình để đạt được thành công trong sự nghiệp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Chủ đề 9 – Tuần 1: Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương (Hoạt động 1, 2, 3).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Chia sẻ được hiểu biết về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Trình bày được những nội dung cần tìm hiểu và cách tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương thông qua các nội dung sau:
- Chia sẻ hiểu biết về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Xác định được nội dung và cách tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ hiểu biết về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, kể tên hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương 1.1. Chia sẻ hiểu biết về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương - Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương bao gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. - Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các loại hình: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhiều nghề khác nhau ở các trình độ nghề: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. | ||||||
HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
| |||||||
Nhiệm vụ 2: Xác định nội dung và cách tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích, mở rộng về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương: + Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng. + Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp: công lập, tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương và cả nước. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ: + Thảo luận về nội dung tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. + Trao đổi về cách tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. - GV trình chiếu cho HS xem video về một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương: * Video về Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa: https://www.youtube.com/watch?v=pwMljmWp058 ……………… | 1.2. Xác định nội dung và cách tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương - Nội dung tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương: + Tên cơ sở đào tạo nghề và địa điểm của trường. + Các trình độ đào tạo nghề và các ngành nghề được đào tạo tại đó. + Đối tượng, điều kiện tuyển sinh và thời gian đào tạo đối với từng trình độ nghề. + Chế độ học phí, học bổng, điều kiện sinh hoạt và chính sách đối với người học nghề. + Chương trình đào tạo (các môn học, tín chỉ đối với từng trình độ đào tạo nghề). + Văn bằng, chứng chỉ được cấp sau khi tốt nghiệp từng trình độ đào tạo nghề. + Quyền lợi và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp từng trình độ đào tạo nghề. - Cách tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương: + Tìm đọc chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp như Luật giáo dục nghề nghiệp (luật số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014). …………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức