Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 2
Giáo án chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 2 sách Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 6: Em với cộng đồng - Tuần 2
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG
(9 tiết – 3 tuần)
Tuần 2 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ
– Diễn đàn: Học sinh phổ thông giao tiếp văn minh trên mạng xã hội
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
- Có kĩ năng khảo sát và có cơ hội tiếp cận với những thông tin thực tế trong quá trình thực hiện khảo sát.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Chuẩn bị các câu hỏi để hướng dẫn HS thảo luận trong Hoạt động định hướng.
- Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động định hướng: loa đài, micro, màn hình, máy chiếu,...
- Phân công HS viết tham luận để tham gia diễn đàn và tư vấn cho HS viết tham luận với bố cục gợi ý như sau:
+ Đặt vấn đề: nêu ý nghĩa, vai trò của mạng xã hội.
+ Thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội: nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp, hành vi giao tiếp, những điểm được và chưa được, nguyên nhân.
+ Quan điểm, ý kiến cá nhân về giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
+ Để xuất một số giải pháp để HS giao tiếp thông minh trên mạng xã hội.
+ Kết luận vấn đề.
- Phân công tổ/ lớp trực tuần xây dựng chương trình diễn đàn, cử HS làm người dẫn chương trình và chuẩn bị tiểu phẩm về HS giao tiếp trên mạng xã hội.
2. Đối với HS
- Tổ/ lớp trực tuần xây dựng chương trình trao đổi, kịch bản tiểu phẩm, cử HS làm người dẫn chương trình (MC) và tập diễn tiểu phẩm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- HS có những hiểu biết cần thiết về giao tiếp văn minh trên mạng xã hội.
- Có định hướng để thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
b. Tổ chức thực hiện
- MC giới thiệu tiểu phẩm về HS giao tiếp trên mạng xã hội.
- MC mời một số HS nêu cảm nhận và những ý kiến của bản thân về nội dung tiểu phẩm.
- MC mời HS lên sân khấu đọc tham luận.
- MC mời một số HS kể về các hoạt động, nội dung, cách thức thường thể hiện khi giao tiếp trên mạng xã hội.
- GV tổng hợp các ý kiến tham luận, chia sẻ và kết luận: Chuyển đổi số và sự phát triển của mạng xã hội đã làm thay đổi rất nhiều hành vi giao tiếp của con người, trong đó có HS phổ thông. Kết quả nghiên cứu trên thế giới và của một số tác giả ở Việt Nam cho thấy giao tiếp của HS trên mạng thường liên quan đến các hoạt động sau: học tập (giao tiếp với bạn, thầy cô); chăm sóc sức khoẻ (giao tiếp với nhân viên, bác sĩ chăm sóc sức khỏe); hành vi khẳng định và xây dựng hình ảnh bản thân (đưa hình ảnh bản thân lên mạng xã hội); hành vi giải trí và tiêu dùng (giao tiếp để tìm kiếm các thông tin về giải trí hoặc tiêu dùng đặt mua đó,...). Ngoài những mặt tích cực, thuận lợi thì giao tiếp trên mạng xã hội cũng mang lại khó khăn cho người dùng bởi nó mang tính ẩn danh, che giấu. Vì vậy, mỗi chúng ta cần học hỏi qua nhiều kênh khác nhau để biết cách giao tiếp thông minh trên mạng xã hội.
Tuần 2 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục – Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
- Có kĩ năng khảo sát và có cơ hội tiếp cận với những thông tin thực tế trong quá trình thực hiện khảo sát.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
- Có kĩ năng khảo sát và có cơ hội tiếp cận với những thông tin thực tế trong quá trình thực hiện khảo sát.
3. Phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
- Trung thực, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh và nêu hiểu biết về các mạng xã hội.
c. Sản phẩm: HS nêu được hiểu biết về các mạng xã hội hiện nay.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của mạng xã hội em thích.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và nêu đặc điểm của mạng xã hội hiện nay.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời HS nêu đặc điểm về mạng xã hội yêu thích.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
1. Facebook
- Chức năng chính: Kết nối bạn bè, gia đình, đồng nghiệp thông qua việc chia sẻ bài viết, hình ảnh, video và bình luận.
- Tính năng nổi bật: Trang cá nhân, nhóm, sự kiện, Facebook Marketplace, Facebook Watch.
- Đối tượng người dùng: Phổ biến với nhiều nhóm tuổi, đặc biệt là người trưởng thành và trung niên.
- Mục đích sử dụng: Kết nối xã hội, thông tin, kinh doanh, quảng cáo.
2. YouTube
- Chức năng chính: Nền tảng chia sẻ video trực tuyến, cho phép người dùng tải lên, xem và bình luận về video.
- Tính năng nổi bật: Kênh cá nhân, danh sách phát, livestream, YouTube Shorts.
- Đối tượng người dùng: Rộng rãi, từ trẻ em đến người lớn.
- Mục đích sử dụng: Giải trí, giáo dục, âm nhạc, hướng dẫn, vlog, quảng cáo.
3. TikTok
- Chức năng chính: Nền tảng chia sẻ video ngắn, tập trung vào các video sáng tạo, âm nhạc, nhảy múa, và thử thách.
- Tính năng nổi bật: Hiệu ứng đặc biệt, bộ lọc, âm nhạc nền, duet, livestream.
- Đối tượng người dùng: Chủ yếu là thanh thiếu niên và người trẻ.
- Mục đích sử dụng: Giải trí, sáng tạo nội dung, thử thách viral, kết nối xã hội.
4. Instagram
- Chức năng chính: Chia sẻ hình ảnh và video, tập trung vào thị giác.
- Tính năng nổi bật: Stories, Reels, IGTV, bộ lọc ảnh, tin nhắn trực tiếp.
- Đối tượng người dùng: Thanh thiếu niên và người trẻ.
- Mục đích sử dụng: Chia sẻ cuộc sống hàng ngày, thời trang, du lịch, kinh doanh, quảng cáo.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với các em học sinh. Nó không chỉ là nơi để kết nối, chia sẻ thông tin, mà còn là môi trường để các em thể hiện bản thân, học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, việc giao tiếp trên mạng xã hội cũng mang đến không ít thách thức và nguy cơ. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 6 - Tuần 2: Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được những nội dung, cách thức mà HS thường giao tiếp trên mạng xã hội.
- Biết cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội thông qua các nội dung sau:
- Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
- Nêu những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
c. Sản phẩm: Cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của HS trên mạng xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung bảng sau:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội, vận dụng hiểu biết để hoàn thành bảng. - GV quan sát, hướng dẫn HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện một số HS chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Mạng xã hội là môi trường giao tiếp phổ biến của hầu hết giới trẻ. Đây là nơi chúng ta có thể kết bạn, giao lưu và tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau không chỉ ở trong nước mà còn ngoài quốc tế. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội 1.1. Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của HS trên mạng xã hội - Những nền tảng mạng xã hội đang được HS sử dụng nhiều. - Những nội dung giao tiếp thường được thấy trên mạng xã hội. - Ngôn ngữ giao tiếp và cách giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh. | ||||||
Nhiệm vụ 2: Nêu những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận và trao đổi về những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. - GV trình chiếu cho HS xem video về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội hiện nay: https://www.youtube.com/watch?v=FgevMppuay8 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết, thảo luận về những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. - GV quan sát, hướng dẫn HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ………………………….
| 1.2. Nêu những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội Để thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội, chúng ta cần làm những việc sau: - Xác định đề tài khảo sát. - Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát. - Thiết kế công cụ khảo sát. - Thực hiện đề tài khảo sát. - Báo cáo kết quả khảo sát. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức