Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3
Giáo án chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3 sách Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ
(15 tiết – 4 tuần)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
- Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Tham vấn được ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở.
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
- Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.
Tuần 3 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ – Nghe nói chuyện chuyên đề Học tập với hứng thú nghề nghiệp
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Biết được mối tương quan giữa hứng thú nghề nghiệp với năng lực học tập của mỗi cá nhân.
- Có nhu cầu tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp để xác định con đường học tập của bản thân cho phù hợp.
- Rèn luyện được năng lực định hướng nghề nghiệp, phẩm chất trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Hệ thống âm thanh, thiết bị phục vụ hoạt động.
- Kịch bản chương trình hoạt động.
- Phân công lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước khi nghe nói chuyện.
- GVCN lớp trực tuần/ cán bộ phụ trách hướng nghiệp/ GV có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về hướng nghiệp phối hợp với TPT chuẩn bị bài nói chuyện về Học tập với hứng thú nghề nghiệp. Bài nói chuyện cần nêu được những vấn đề sau:
+ Ý nghĩa, vai trò của hứng thú: Khi có hứng thú với một công việc hay hoạt động nào đó, ta sẽ tìm thấy niềm vui, sự say mê trong công việc, theo đó công việc trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Ngược lại, khi phải làm hoặc thực hiện một công việc mà ta không hứng thú, ta sẽ cảm thấy gượng ép, công việc trở nên nặng nhọc, khó khăn, dẫn đến mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.
Hứng thú là động lực giúp ta nhận thức nhanh, đạt hiệu quả. Hứng thú tạo ra động cơ, làm tích cực hoá các quá trình tư duy.
+ Mối tương quan giữa năng lực học tập và hứng thú nghề nghiệp: Hứng thú và năng lực nói chung, năng lực học tập nói riêng có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ. Hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thoả mãn hứng thú.
Liên hệ thực tế về lợi ích của việc chọn nghề phù hợp với năng lực học tập và hứng thú nghề nghiệp (người thật, việc thật, gần gũi với HS).
+ Cách xác định hứng thú nghề nghiệp: Mỗi chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường, cộng đồng để nhận diện những công việc/ hoạt động thu hút được sự quan tâm, chú ý của mình và làm mình luôn có cảm xúc tích cực, hào hứng, thích thú khi thực hiện những công việc/ hoạt động đó.
- Tư vấn lớp trực tuần chọn MC cho chương trình.
2. Đối với HS
- Lớp trực tuần chuẩn bị 2-3 tiết mục văn nghệ; nội dung đề dẫn các hoạt động trong chương trình.
- Chuẩn bị câu hỏi để trao đổi với TPT, GV nói chuyện trên sân khấu.
- HS được chọn làm MC chuẩn bị nội dung đề dẫn và tập dẫn chương trình.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- Biết được mối tương quan giữa hứng thú nghề nghiệp với năng lực học tập của mỗi cá nhân.
- Có nhu cầu tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp để xác định con đường học tập của bản thân cho phù hợp.
- Rèn luyện được năng lực định hướng nghề nghiệp, phẩm chất trách nhiệm.
b. Tổ chức thực hiện
- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn hoạt động và nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động sinh hoạt theo chủ đề.
- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ, lớp trực tuần biểu diễn.
- MC giới thiệu và mời GV lên nói chuyện về Học tập với hứng thú nghề nghiệp. MC mời HS nêu câu hỏi với người thuyết trình.
Ví dụ:
+ Có nhất thiết phải chọn nghề phù hợp với hứng thú nghề nghiệp không? Vì sao?
+ Em hứng thú với nghề bác sĩ. Em phải học giỏi những môn học nào để đến được với nghề này?
+ Có nên chọn nghề mà mình hứng thú nhưng thiếu năng lực học tập những môn học mà nghề đó đòi hỏi không? Vì sao?
+ HS THCS có cần phải tìm hiểu để biết đến hứng thú nghề nghiệp không? Vì sao?
- GV thuyết trình trả lời các câu hỏi HS nêu ra.
- GVCN lớp trực tuần hoặc MC tổng hợp các ý kiến và nhận xét.
- GVCN lớp trực tuần hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:
+ Qua buổi sinh hoạt theo chủ để hôm nay, em học hỏi được những điều gì?
+ Nêu cảm nhận của em về hoạt động sinh hoạt theo chủ để hôm nay.
- Động viên, khuyến khích HS chia sẻ ý kiến.
- GVCN lớp trực tuần hoặc TPT tổng hợp ý kiến và kết luận: Ai trong chúng ta cũng mong muốn đạt được thành công trong nghề khi tham gia hoạt động nghề nghiệp. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó năng lực học tập và hứng thú nghề nghiệp của mỗi cá nhân đóng vai trò rất quan trọng vì đây là những yếu tố giúp ta có năng lực đáp ứng với yêu cầu công việc và có động lực làm việc khi đến với nghề. Vì vậy, các em hãy tích cực học tập và tham gia các hoạt động để hiểu rõ hơn về năng lực học tập và hứng thú nghề nghiệp của bản thân, từ đó có định hướng nghề nghiệp cho phù hợp.
Tuần 3 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục – Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc theo sau trung học cơ sở + Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở + Lập kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tham vấn được ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc theo sau trung học cơ sở.
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Lập được kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tham vấn được ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc theo sau trung học cơ sở.
- Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Lập được kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong việc tìm hiểu và báo cáo kết quả tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Trung thực trong việc tham vấn ý kiến và ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc tiếp theo sau THCS; tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Hình ảnh, thông tin, video liên quan đến chủ đề.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, có cái nhìn khái quát về cách định hướng nghề nghiệp tương lai.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video về lập kế hoạch nghề nghiệp và trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=STMVMqsehH8
Theo em, tại sao hướng nghiệp cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc dạy cho HS chọn nghề gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc hướng nghiệp cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh chọn nghề gì mà cần phải bao quát nhiều khía cạnh khác nhau để đảm bảo rằng các em có thể đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân, cũng như có khả năng phát triển bền vững trong nghề nghiệp mình đã chọn.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bản thân HS không thể đưa ra quyết định và định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Điều đó còn phải nhờ sự trợ giúp của các thầy cô, gia đình. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 9 – Tuần 2: Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp (Hoạt động 3, 4, 5).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Vận dụng, củng cố kiến thức, kinh nghiệm mới để tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau THCS.
- Đưa ra được hướng giải quyết vấn đề của bản thân để có quyết định lựa chọn con đường tiếp theo sau THCS phù hợp.
- Nghiêm túc, tự tin tham gia thực hành tham vấn.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở.
c. Sản phẩm: HS thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV tổ chức cho HS các nhóm trao đổi về nội dung tham vấn, chuẩn bị câu hỏi cho cuộc tham vấn và cử 1 thành viên trong nhóm thực hành trước lớp xin ý kiến tham vấn của thầy cô. - GV khích lệ, động viên HS xung phong thực hành trước lớp. GV là người tham vấn, HS là người được tham vấn. - GV nhắc HS cả lớp chú ý quan sát, lắng nghe và ghi chép vào SBT những nhận xét, cảm nhận, những điều học hỏi được để chia sẻ khi kết thúc các ca thực hành tham vấn. - GV tổ chức thực hành tham vấn: + GV ở giữa lớp và bố trí HS ngồi xung quanh để quan sát, theo dõi, nghe rõ cuộc hội thoại giữa người tham vấn và người được tham vấn. GV ngồi đối diện với HS ở bàn GV, bắt đầu cuộc tham vấn. + Khi bắt đầu cuộc tham vấn, GV thực hiện hành vi quan tâm và kĩ năng lắng nghe để HS cảm thấy thoải mái, cởi mở tâm sự, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của bản thân. + Trong quá trình tham vấn, GV có thể yêu cầu HS kể về hoàn cảnh gia đình, đặt câu hỏi phản hồi cảm xúc, phản hồi ý tưởng để giúp HS hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn vấn đề của mình, từ đó hỗ trợ HS thiết lập mục tiêu cho bản thân và lựa chọn con đường phù hợp để đạt được mục tiêu (ví dụ: Có phải em đang rất lo lắng cho cha và em của em không? Qua câu chuyện của em, thấy cô nhận thấy em muốn được học tiếp lên THPT nhưng lại lo cha quá vất vả, không đủ sức khoẻ và kinh tế để nuôi hai anh em đi học. Có đúng vậy không?...). - GV trình chiếu cho HS xem chương trình định hướng nghề nghiệp cho HS THCS: https://www.youtube.com/watch?v=eeh3UCunOSk (1:43 – 6:10) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, thực hiện tham vấn theo hướng dẫn của HS. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS nêu nhận xét, cảm nhận và những điều học hỏi được. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dặn dò HS tiếp tục thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô bằng hình thức phù hợp về con đường học tập, làm việc cho bản thân. Ghi kết quả thực hành vào SBT để chia sẻ với các bạn, thầy cô. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 3. Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở HS liên hệ thực tế, bản thân để thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở và ghi lại kết quả vào SBT. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức