Giáo án ôn tập Toán 6 Cánh diều bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: .../…/…
Ngày dạy: .../.../…
BÀI 11. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố thông qua việc thực hiện các phiếu bài tập:
+ Biết tìm một ước nguyên tố của một số.
+ Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết “rẽ nhánh” và “theo cột dọc”.
+ Biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
+ Biết vận dụng linh hoạt các cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
+ Biết dùng dấu hiệu chia hết để việc tính toán, phân tích được nhanh, gọn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS phân tích được một số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề toán học: Trình bày bài toán thực tế đưa về việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: “Làm thế nào để viết số 369 thành tích của các thừa số nguyên tố?”
- Sauk hi HS trả lời, GV nhận xét, dẫn dắt vào bài ôn tập.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Phân tích một số ra thừa số nguyên tố”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành hai nhóm lớn, giao nhiêm vụ cho từng nhóm và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Phân tích một số ra thừa số nguyên tố” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. + Nhóm 1: Trình bày cách tìm một ước nguyên tố của một số. Lấy ví dụ? + Nhóm 2: Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? Cho ví dụ? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | I. Cách tìm một ước nguyên tố của một số. Để tìm một ước nguyên tố của số a ta có thể làm như sau: Lần lượt thực hiện phép chia a cho các số nguyên tố theo thứ tự tăng dần 2, 3, 5, 7, 11,13,… Khi đó, phép chia hết đầu tiên cho ta số chia là một ước nguyên tố của a. II. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố. * Lưu ý: - Ta nên chia mỗi số cho ước nguyên tố nhỏ nhất của nó. - Cứ tiếp tục chia như thế cho đến khi được thương là 1. - Thông thường, khi phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố, các ước nguyên tố được viết theo thứ tự tăng dần. - Ngoài cách làm như trên, ta cũng có thể phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết số đó thành tích của hai thừa số một cách linh hoạt. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong dạng “Phân tích một số ra thừa số nguyên tố” thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
* Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập số 1, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Phương pháp giải: - Để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ta đem số đó chia dần cho các thừa số nguyên tố từ nhỏ đến lớn. - Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố chính là số đó PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Bài 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 48; 1 500; 2 929 Bài 2. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi viết các ước số của nó: 107; 2 010 Bài 3. Phân tích các số A, B sau đây ra thừa số nguyên tố: A = 92.123 B = 3. 83.125 Bài 4. Bạn Hoa phân tích số 120 và 336 ra thừa số nguyên tố như sau: 120 = 23. 3. 5 336 = 24. 21 Bạn đã làm đúng chưa? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. Bài 5. Tìm các ước số là số nguyên tố, các ước số là hợp số của các số sau: a) 525 b) 1234 |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. 48 = 2. 24 = 2.2.12= 2.2.2.6 = 2.2.2.2.3 = 24. 3 1 500 = 15. 100 = 3. 5. 22. 52 = 22. 3. 53 2 929 = 29. 101 Bài 2. Vì 107 là số nguyên tố nên Ư(107) = {1; 107} 2 010 = 2. 3. 5. 67 Các ước của 2 010 là: 1; 2; 3; 5; 67; 6; 10; 134; 15; 201; 335; 30; 402; 1 005; 2 010; 670. Bài 3. A = 92. 123 = (32)2. (22. 3)3 = 34. 26. 33 = 37.26 B = 3. 83.125 = 3. (23)3. 53 = 29. 3. 53 Bài 4. Bạn phân tích chưa đúng số 336. Sửa lại: 336 = 24. 3. 7 Bài 5. a) 525 = 3. 52. 7 Các ước số của 525 là số nguyên tố là 3; 5; 7 Các ước số của 525 là hợp số là 15; 75; 21; 25; 35; 175; 105; 525. b) 1 234 = 2. 617 Các ước số của 1 234 là số nguyên tố là 2; 617 Các ước số là hợp số của 1 234 là 1 234. |
* Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 2: Bài toán thực tế đưa về việc phân tích một số ra thừa số nguyên tố Phương pháp giải: - Bước 1. Phân tích đề bài, đưa về việc tìm ước của một số; - Bước 2. Tìm ước của một số cho trước bằng cách phân tích số đó ra thừa số nguyên tố. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Bình có 50 viên bi, Bình muốn chia đều số bi đó cho các em nhỏ. Hỏi Bình có thể chia đều 50 viên bi đó cho bao nhiêu em (kể cả trường hợp Hùng cho 1 em hết bi)? Bài 2. Có 24 mảnh gỗ nhỏ hình vuông như nhau. Hỏi có mấy cách ghép 24 mảnh gỗ hình vuông đó thành những hình chữ nhật? Bài 3. Bạn Hà có 48 chiếc kẹo và muốn chia đều số kẹo vào các hộp nhỏ để gói quà. Hỏi Hà có thể chia đều vào bao nhiêu hộp (kể cả trường hợp cho kẹo hết vào một hộp)? Bài 4. Bé Thái Hà có 19 miếng xốp nhỏ hình vuông. Em muốn dùng tất cả miếng xốp đó để ghép thành một hình chữ nhật (sao cho mỗi chiều dài ít nhất là hai hàng) để ngồi lên chơi. Hỏi bé Thái Hà có thực hiện được không? Giải thích vì sao? Bài 5. Tích của hai số tự nhiên là 75. Tìm mỗi số đó. |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. Muốn chia đều 50 bi cho các em nhỏ thì số các em nhỏ phải là ước số của 50. Nhận thấy 50 = 2. 52 nên Ư(50) = {1; 2; 5; 10; 25; 50} Vậy Bình có thể chia đều 50 viên bi cho 1 em, 2 em; 5 em; 10 em; 25 em; 50 em. Bài 2. Ta có 24 = 1. 24 = 2. 12 = 3. 8 = 4. 6 Vậy có 4 cách ghép 24 mảnh gỗ hình vuông đó thành những hình chữ nhật. Bài 3. Số các gói quà là ước của 48. Có: 48 = 24. 3 => Ư(48) = {1; 2; 3; 4; 8; 16; 6; 12; 24; 48} Bài 4. Không thể thực hiện được vì 19 là số nguyên tố. Bài 5. Nhận thấy 75 = 75. 1 = 25. 3 = 15. 5 Vậy hai số tự nhiên cần tìm là 75 và 1; 25 và 3; 15 và 5. |
*Nhiệm vụ 3: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng Câu 1. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố nào dưới đây đúng? A. 400 = 22. 4. 52 B. 400 = 24.52 C. 800 = 4. 24. 52 D. 800 = 8. 102 Câu 2. Phân tích 945 ra thừa số nguyên tố: A. 945 = 33. 5. 7 B. 945 = 3. 5. 7. 9 C. 945 = 7. 9. 15 D. 945 = 33. 35 Câu 3. Số 60 chia hết cho những số nguyên tố nào? A. {2; 3} B. {3; 5} C.{5} D. {2; 3; 5} Câu 4. Cho a = 72. 113, trong các số 7a, 11a và 13a số nào có nhiều ước nhất? A. 7a B. 11a C. 13a D. Không có số nào Câu 5. Tìm các ước số nguyên tố của 525 A. {3; 5; 7} B. {2; 3; 5; 7} C. {5; 7} D. {3; 7} Câu 6. Nam có 24 cây bút chì màu, bạn muốn xếp chúng vào các hộp nhỏ sao cho số bút mỗi hộp bằng nhau và bằng một số lớn hơn 2. Hỏi Nam có thể dùng nhiều nhất bao nhiêu cái hộp? A. 6 hộp B. 7 hộp C. 8 hộp D. 9 hộp Câu 7. Nam có 24 cây bút chì màu, bạn muốn xếp chúng vào các hộp nhỏ sao cho số bút mỗi hộp bằng nhau và bằng một số lớn hơn 2. Hỏi Nam có thể dùng ít nhất bao nhiêu cái hộp? A. 1 hộp B. 2 hộp C. 3 hộp D. 4 hộp Câu 8. Tìm số tự nhiên n sao cho 3n + 13 chia hết cho n + 1 A. n {0; 4} C. n {0; 1; 4; 9} B. n {0; 3; 4; 9} D. n {0; 4; 9} Câu 9. Cuối năm, học sinh lớp 6E nhận được phần thưởng từ Hội phụ huynh học sinh, mỗi học sinh đều nhận được số phần thưởng như nhau. Cô giáo chủ nhiệm đã phát hết 215 quyển vở và 129 quyển truyện cho học sinh lớp 6E. Hỏi số học sinh lớp 6E là bao nhiêu, biết rằng số học sinh của lớp nhiều hơn 10 học sinh? A. 40 B. 41 C. 42 D. 43 Câu 10. Có bao nhiêu số có ba chữ số mà tích các chữ số của nó bằng 5. A. 1 số B. 2 số C. 3 số D. 4 số |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án, nhận xét tiết học.
1 - B | 2 - A | 3 - D | 4 - C | 5 - A | 6 - C | 7 - A | 8 - C | 9 - D | 10 - C |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 cánh diều đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 cánh diều
Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều
Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều
Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều
Giáo án Powerpoint 6 cánh diều
Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều
GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây