Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 13: Tập hợp các số nguyên
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 13: Tập hợp các số nguyên. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHUYÊN ĐỀ. TẬP HỢP CÁC SỐ NGYÊNBÀI 13. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học và mở rộng thêm một số dạng toán cơ bản và nâng cao liên quan đến toán tập hợp các số nguyên. Thông qua các phiếu bài tập, HS nắm rõ phương pháp giải và nâng cao khả năng giải toán của mình, hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học và mở rộng thêm một số dạng toán cơ bản và nâng cao liên quan đến toán tập hợp các số nguyên. Thông qua các phiếu bài tập, HS nắm rõ phương pháp giải và nâng cao khả năng giải toán của mình, hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù:
+ Nhận diện được số nguyên
+ Biểu diễn được số nguyên trên trục số
+ So sánh được hai hay nhiều số nguyên
+ Viết được tập hợp số nguyên thỏa mãn điều kiện cho trước
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt hơn”.
- GV nêu luật chơi: Mỗi đội có 3 thành viên được GV cung cấp 1 đề bài. GV để các thẻ số vào vị trí ở giữa. Khi giáo viên hô “bắt đầu”, lần lượt các thành viên của các nhóm chạy tới các thẻ sổ và lấy 1 đáp án đúng. Cứ như vậy, các thành viên lần lượt chạy đi tìm đáp án. Khi GV hô “dừng lại” các thành viên dừng lại, đội nào có nhiều đáp án đúng là đội chiến thắng.
Ví dụ: + Đội 1. A = { | -7 < < -1}
+ Đội 2. D = { | -2 }
- Sau khi chơi trò chơi, GV công bố đội chiến thắng, dẫn dắt HS ôn tập bài: Tập hợp các số nguyên.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết: + HS1: Trình bày định nghĩa số nguyên là gì? Số nguyên gồm có những loại nào, kể tên và lấy ví dụ? Tập hợp số nguyên được kí hiệu là gì? + HS 2: Em hãy trình bày cách biểu diễn số nguyên trên trục số? + HS 3. Trình bày cách so sánh hai số nguyên? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày yêu cầu của GV đưa ra. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
| 1. Định nghĩa + Số nguyên âm là tập hợp bao gồm các số: Số không, số tự nhiên dương và số đối của chúng còn gọi là số tự nhiên âm. + Số nguyên được chia làm hai loại là số nguyên dương và số nguyên âm · Số nguyên dương là các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4; 5; … · Số nguyên âm là các số -1; -2; -3… + Tập hợp số nguyên được kí hiệu là = {…; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;….} 2. Biểu diễn số nguyên trên trục số Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì số a nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b. 3. Cách so sánh hai số nguyên
|
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp về tập hợp các số nguyên thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 1: Nhận diện số nguyên * Phương pháp giải: Cách nhận biết số nguyên: Trong các số đã biết thì số thập phân và phân số thực sự không phải là số nguyên. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Bài 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? a. – 3 b. 7 c. 4, 5 d. 0 e. g. Bài 2. Điền vào chỗ chấm kí hiệu thích hợp: - 7 … 3 …. 0 … -12 … 4,5 … … - 100 … 10 … Bài 3. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào chỗ trống: 7 …. 7 …… 0 …… -9 ……. – 9 ……. 11,2 ….. Bài 4. Đánh dấu “x” vào ô thích hợp:
|
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 2. Biểu diễn số nguyên trên trục số Phương pháp giải: · Với trụ số nằm ngang: Chiều từ trái sang phải là chiều dương, với hai điểm a, b trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì a nhỏ hơn b. · Với trục số thẳng đứng: Chiều từ dưới lên trên là chiều dương, với hai điểm a, b trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì a nhỏ hơn b. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Trên trục số, mỗi điểm sau cách gốc 0 bao nhiêu đơn vị? a. Điểm 3 b. Điểm - 5 c. Điểm 11 d. Điểm -9 Bài 2. Vẽ trên trục số và biểu diễn các số nguyên sau trên trục số: 2; -2; 4; -5; 5. Bài 3. Điền số nguyên thích hợp vào trong các ô trống: Bài 4. Khoanh tròn vào đáp án đúng a. Điểm gốc trong trục số là điểm nào? A. Điểm 0 B. Điểm 1 C. Điểm 2 D. Điểm - 1 b. Điểm -4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị? A. 7 B. 8 C. 6 D. 9 c. Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là? A. -1 B. 5 C. – 1 và 5 D. 1 và 5 d. Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là: A. Chiều âm B. Chiều dương C. Chiều thuận D. Chiều nghịch |
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a. 3 đơn vị b. 5 đơn vị c. 11 đơn vị d. 9 đơn vị Bài 2. Bài 3. Các số lần lượt từ trái sang phải: -3; 0; 3; 7 Bài 4: Đáp án đúng
|
*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 3, phát đề và hướng dẫn cách làm. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận hoàn thành các bài tập.
Dạng 3: So sánh hai hay nhiều số nguyên Phương pháp giải: Cách 1: · Biểu diễn các số nguyên cần so sánh trên trục số · Giá trị các số nguyên tăng dần từ trái sang phải (điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b). Cách 2: Căn cứ vào các nhận xét · Số nguyên dương lớn hơn 0 · Số nguyên âm nhỏ hơn 0 · Số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm · Hai số nguyên dương, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số ấy lớn hơn · Hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì số ấy lớn hơn PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Bài 1. Điền dấu < = > thích hợp vào chỗ chấm: 3 … 5; -3 … -5; 4 … -6 10 … -9 -7 … 6 10 … -10 Bài 2. Điền dấu “+” hoặc “-“ vào chỗ trống để được kết quả đúng: a. 0 < …2 b. …15 < 0 c. …10 < … 6 d. …7 < …5 Bài 3. So sánh các số nguyên sau: a. 3 và 5 b. -3 và -5 c. 1 và - 1000 d. -200 và -2000 e. 10 và - 15 f. 0 và -18 Bài 4. Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: -12, 3, 15, 12, -7, -6, 0 |
Gợi ý đáp án:
Bài 1. 3 < 5; -3 > -5; 4 > -6 10> -9 -7 < 6 10 > -10 Bài 2. a. 0 < + 2 b. -15 < 0 c. - 10 < + 6 d. -7 < - 5 Bài 3. a. 3 < 5 b. -3 > -5 c. 1 > - 1000 d. -200 > -2000 e. 10 > - 15 f. 0 > -18 Bài 4. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: - 12, -7, -6, 0, 3, 12, 15. |
*Nhiệm vụ 4: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, trao đổi thảo luận phương pháo giải, sau đó yêu cầu HS hoàn thành bài tập.
Dạng 4. Viết tập hợp số nguyên thỏa mãn điều kiện cho trước Phương pháp giải: + Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C… + Có hai cách viết tập hợp số · Cách 1: Liệt kê các phần tử · Cách 2. Chỉ ra các tính chất đặc trưng. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 Bài 1. Viết tập hợp số nguyên x biết: a. -3 < x 3 b. |x| 2 Bài 2. Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau a. A = { | -5 } b. B = { | -3 } c. C = { | -7 < < -1} d. D = { | -2 } Bài 3. Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng: a. A = {-1; 0; 1; 2; 3; 4; 5} b. B = {-5; -4; -3; -2; -1; 0; 1} c. C = { -2; -1; 0; 1; 2;…} d. D = {…; -3; -2; -1; 0; 1; 2} Bài 4. Cho tập hợp A = {2; -2; -5}. Hỏi tập hợp A có tất cả bao nhiêu tập hợp con? |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án, nhận xét tiết học.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức