Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Bài 42. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm thông qua luyện tập các phiếu học tập.
  3. Năng lực
  4. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.

  1. Năng lực đặc thù: Nhận biết tính không đoán trước về kết quả của một số trò chơi, thí nghiệm. Liệt kê được các kết quả có thể xảy ra trong các trò chơi, thí nghiệm đơn giản, nhận biết một sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra hay không.

3.Về phẩm chất:

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV cho HS chơi trò chơi: “Bàn tay may mắn”

- GV mời  ba HS lên bảng, các bạn còn lại ở dưới cổ vũ cho các bạn. Mỗi bạn có 5 lần thảy xúc xắc, tổng số chấm của 5 lần thảy của ai cao nhất là người chiến thắng.

- Sau khi chơi trò chơi, GV hướng dẫn HS ôn tập bài: “Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm”.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập đơn giản thường gặp
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

PHIẾU BÀI TẬP

Bài 1. Bài toán tung đồng xu: Một đồng xu có hai mặt, một mặt có in mệnh giá của đồng xu, thường gọi là mặt sấp (S), mặt còn lại thường được gọi là mặt ngửa (N). Hoa và Huệ cùng chơi một trò chơi, mỗi người lần lượt tung một đồng xu và ghi được kết quả như bảng ở dưới. Theo luật chơi, ai tung đồng xu ra mặt ngửa (N) thì người đó được 2 điểm, ai tung đồng xu ra mặt sấp (S) thì người đó được ghi 1 điểm. Sau 5 lượt chơi, ai nhiều điểm hơn thì thắng

Lượt chơi

Kết quả của Hoa

Kết quả của Huệ

1

S

N

2

N

S

3

N

S

4

S

N

5

N

S

a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra của trò chơi trên

b) Tính số điểm ghi được của mỗi bạn

c) Cho biết sự kiện Hoa thắng có xảy ra không? Vì sao?

Bài 2. Gieo xúc xắc: Con xúc xắc là một khối lập phương, cả 6 mặt được đánh dấu chấm tròn với số chấm tròn từ 1 đến 6 (số chấm tròn trên các mặt đối một khác nhau). Gieo một con xúc xắc và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt phía trên.

a) Viết tập hợp A các kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc

b) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra để sự kiện Số chấm xuất hiện là số chẵn.

c) Nếu số chấm xuất hiện là 4 thì sự kiện Số chấm xuất hiện là 5 có xảy ra không?

Bài 3. Lấy bóng từ bình: Một chiếc bình chứa những quả bóng màu đỏ và màu vàng (cùng số lượng và kích thước). Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng và ghi lại màu của quả bóng được lấy ra từ bình.

a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra trong thí nghiệm này.

b) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra nếu lấy ra đồng thời hai quả bóng. Khi đó sự kiện Lấy được ít nhất một quả bóng màu vàng có xảy ra không?

Bài 4. Quay tấm bìa: Quay tấm bìa và ghi lại các số trong ô mà mũi tên chỉ vào sau khi tấm bìa dừng lại.

a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra trong thí nghiệm này

b) Nếu mũi tên chỉ vào số 1 như hình bên thì sự kiện Mũi tên chỉ vào số 5 hoặc 6 có xảy ra không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1.

a) Các kết quả có thể xảy ra khi tung đồng xu là: S, N

b) Số điểm mà bạn Hoa ghi được là: 1 + 2 + 2 + 1 + 2 = 8 (điểm)

    Số điểm mà bạn Huệ ghi được là: 2 + 1 + 1 + 2 + 1 = 7 (điểm)

c) Vì 8 > 7 nên Hoa thắng. Vậy sự kiện Hoa thắng có thể xảy ra.

Bài 2.

a) A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}

b) Các kết quả có thể xảy ra để sự kiện Số chấm xuất hiện là số chẵn là: 2; 4; 6

c) Nếu số chấm xuất hiện là 4 thì sự kiện Số chấm xuất hiện là 5 không xảy ra.

Bài 3.

Màu của các quả bóng trong mỗi lượt lấy được kí hiệu như sau: đỏ ghi Đ, vàng ghi V.

a) Các kết qua có thể xảy ra trong thí nghiệm này là: Đ, V

b) Các kết quả có thể ảy ra nếu lấy ra đồng thời hai quả bóng là: ĐĐ, ĐV, VV

Khi đó sự kiện Lấy được ít nhất một quả bóng màu vàng có thể xảy ra hoặc không xảy ra.

Bài 4.

a) Các kết quả có thể có của thí nghiệm là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

b) Nếu mũi tên chỉ vào số 1 như hình bên thì sự kiện mũi tên chỉ vào số 5 hoặc số 6 không xảy ra.

 

Nhiệm vụ 2. GV phát cho mỗi bàn 1 phiếu trắc nghiệm nhanh, các thành viên trong bàn thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng, hoàn thành nhiệm vụ.

PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH

Câu 1. Cho biết có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của hoạt động tung một đồng xu hai lần liên tiếp

A. 3                 B. 2                     C. 1                   D. 4

Câu 2. Cho biết có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra khi gieo một con xúc xắc 6 mặt:

A. 12               B. 4                     C. 6                   D. 1

Câu 3. Một hộp có 1 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp.  Có bao nhiêu kết quả xảy ra?

A. 0                 B. 4                     C. 1                    D. 2

Câu 4. Một hộp có chứa 6 quả bóng, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng tím, 1 quả bóng vàng, 1 quả bóng nâu, 1 quả bóng trắng; các quả bóng có kich thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. Các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra.

A. Màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng, màu nâu, màu trắng

B. Màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng, màu nâu

C. Màu xanh, màu tím, màu vàng, màu nâu, màu trắng

D. Màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng.

Câu 5. Một hộp có chứa 9 chiếc thẻ cùng loại, trong đó các thẻ đánh số 1, 2, 3 có màu đỏ; các thẻ đánh số 5 hoặc 7 có màu xanh; các thẻ đánh số 6, 8, 9, 10 có màu vàng. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được lấy ra.

A. {1; 2; 3; 4; 5}                                   B. {6; 7; 8; 9; 10}

C. {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}               D. {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

Câu 6. Một hộp có chứa 9 chiếc thẻ cùng loại, trong đó các thẻ đánh số 1, 2, 3 có màu đỏ; các thẻ đánh số 5 hoặc 7 có màu xanh; các thẻ đánh số 6, 8, 9, 10 có màu vàng. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ màu vàng.

A. {6; 8; 9; 10}                      B. {4; 6; 7; 8; 9; 10}             

C. {6; 7; 8; 9; 10}                  D. {7; 8; 9; 10}

Câu 7. Một hộp có chứa 9 chiếc thẻ cùng loại, trong đó các thẻ đánh số 1, 2, 3 có màu đỏ; các thẻ đánh số 5 hoặc 7 có màu xanh; các thẻ đánh số 6, 8, 9, 10 có màu vàng. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ màu đỏ.

A. {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

B. {2; 4; 6; 8; 10}

C. {8; 9; 10}

D. {1; 2; 3}

Câu 8. Một hộp có chứa bốn chiếc thẻ cùng loại được đánh số 1,2,3,4. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được lấy ra.

A. S = {2; 3; 4}          B. S = {1; 2; 3; 4}             C. S = {1; 3}             D. {2; 4}

Câu 9. Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

A. {3; 4; 5}           B. {1; 3; 5}           C. {1; 2; 3; 4; 5}          D. {1; 2; 3}

Câu 10. Cho 4 điểm A, B, C, D, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng, lấy 2 điểm từ 4 điểm đã cho để vẽ một đoạn thẳng. Hãy liệt kê tất cả các đoạn thẳng có thể vẽ được. Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?

A. 3 đoạn thẳng               B. 6 đoạn thẳng              

C. 4 đoạn thẳng               D. 9 đoạn thẳng

- HS lần lượt suy nghĩ và đưa ra lời giải cho các phiếu bài tập.

- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 1: Tập hợp
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 2: Cách ghi số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 9: Dấu hiệu chia hết
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 10: Số nguyên tố
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 11: Ước chung, ước chung lớn nhất
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 12: Bội chung, bội chung lớn nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 13: Tập hợp các số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 16: Phép nhân số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 18: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều.
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 21: Hình có trục đối xứng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 22: Hình có tâm đối xứng

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 24: So sánh phân số. Hỗn số dương
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 26: Phép nhân và phép chia phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 27: Hai bài toán về phân số

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 28: Số thập phân
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 29: Tính toán với số thập phân
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 30: Làm tròn và ước lượng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 32: Điểm và đường thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia.
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài của đoạn thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 36: Góc
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 37: Số đo góc

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 38, 39: Dữ liệu và thu thập dữ liệu. Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 40: Biểu đồ cột
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 41: Biểu đồ cột kép
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 43: Xác xuất thực nghiệm

Chat hỗ trợ
Chat ngay