Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: .../.../…
BÀI 7: THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Ôn tập và củng cố lại kĩ năng tính giá trị của một biểu thức, nắm vững quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức thông qua luyện tập các phiếu bài tập.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực tính toán: Thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết trong biểu thức
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng giải quyết các bài toán liên quan đến dãy số có quy luật, trình bày một số dạng toán thực tế gắn với việc thực hiện các phép tính số tự nhiên.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV cho học sinh chơi trò chơi: Chia lớp thành 2 đội thi thực hiện giải các phép tính. Trong 5 phút, đội nào giải được chính xác và nhiều dãy tính hơn thì đội đó giành chiến thắng.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Thứ tự thực hiện các phép tính”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Thứ tự thực hiện các phép tính”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Thứ tự thực hiện các phép tính” trước khi thực hiện các phiếu bài tập: + HS1: Trả lời câu hỏi “Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính theo thứ tự nào?” + HS2: “Với các biểu thức có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện phép tính như thế nào?” * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | 1. Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
- Với các biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa Nhân và chia Cộng và trừ - Với các biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: ( ) [ ] { } * Chú ý: Trong một biểu thức có thể có chứa chữ. Để tính giá trị của biểu thức đó khi cho giá trị của các chữ, ta thay thế giá trị đã cho vào biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức nhận được. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong dạng “Thứ tự thực hiện các phép tính” thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập số 1, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
Dạng 1: Thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức* Phương pháp giải: Trong một biểu thức có chứa nhiều dấu phép toán ta làm như sau: - Nếu biểu thức không có dấu ngoặc chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân chia ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Nếu biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện: Lũy thừa Nhân và chia Cộng và trừ - Nếu biểu thức có dấu ngoặc ( ), [ ], { } ta thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau: ( ) [ ] { } PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Bài 1. Thực hiện phép tính: a) 5.62 - 18 : 3 b) 53. 35 + 43. 7 c) 71. 58 + 71.15 - 240 d) 33. 17 - 33. 16 e) 67 - (2.52 - 4. 32) Bài 2. Thực hiện phép tính a) 60 - [ 42 - (2 021 - 2 020)1 999] b) 25. 7 - 12. 5 + 710 : 71 - 8 c) 4 320 : 9 - 8 640 : 18 + 450 d) 134 - {150 : 50 + [120 : 4 + 25 - (12 + 18)]} e) (103 + 1252 ) : 53 Bài 3. Thực hiện phép tính một cách nhanh gọn nhất. a) b) Bài 4. Tính giá trị của các biểu thức sau: a) P = 3x3 + 10.x2 +6x + 15 khi x = 1 b) Q = 5a2 - 2ab + b3 khi a = 2, b = 1 Bài 5. Tính giá trị của các biểu thức sau: a) [(44 - 4) : 4]2 + 3 b) 24 + 2. {12 + 2. [3. (5 - 2) + 10] +1} - 20 |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a) 5.62 - 18 : 3 = 5. 36 - 6 = 180 - 6 = 174 b) 53. 35 + 43. 7 = 125. 35 + 64. 7 = 4 375 + 448 = 4 823 c) 71. 58 - 71.15 - 2 405 = 71. (58 - 15) - 2 405 = 71. 43 - 2 405 = 3 053 - 2 405 = 648 d) 33. 17 - 33. 16 = 33. (17 - 16) = 33 =27 e) 67 - (2.52 - 4. 32) = 67 - (50 - 36) = 67 - 14 = 53 Bài 2. a) 60 - [ 42 - (2 021 - 2 020)1 999] = 60 - (42 - 11 999) = 60 - (42 - 1) = 19 b) 25. 7 - 12. 5 + 710 : 71 - 8 = 175 - 60 + 10 - 8 = 117 c) 4 320 : 9 - 8 640 : 18 + 450 = 480 - 480 + 450 = 450 d) 134 - {150 : 50 + [120 : 4 + 25 - (12 + 18)]} = 134 - [150 : 50 + ( 30 + 25 - 30)] = 134 - (3 + 25) = 134 - 28 = 106 e) (103 + 1252 ) : 53 = 103 : 53 + 1252 : 53 = 23 + (53)2 : 53 = 8 + 53 = 8 + 125 = 133 Bài 3. a) = = = 155 b) = = = = 1 Bài 4. a) Thay x =1 ta được P = 3x3 + 10.x2 + 6x + 15 = 3.13 + 10.12 + 6. 1 + 15 = 3 + 10 + 6 + 15 =34 b) Thay a =2, b = 1, ta được: Q = 5a2 - 2ab + b3 = 5.22 - 2.2.1 + 13 = 20 - 4 +1 = 17 Bài 5. a) [(44 - 4) : 4]2 + 3 = (40 : 4)5 = 105 = 100 000 b) 24 + 2. {12 + 2. [3. (5 - 2) + 10] +1} - 20 = 16 + 2. [12 + 2. (3.3 +10) + 1] - 20 = 16 + 2. (12 + 2. 29 +1) - 20 = 16 + 2.71 - 20 = 16 + 142 - 20 = 138 |
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết trong biểu thức Phương pháp giải: Để tìm số hạng chưa biết, cần xác định rõ số chưa biết đó ở vị trí nào (số trừ, số bị trừ, hiệu...), từ đó xác định được cách biến đổi. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Tìm số tự nhiên x trong các phép tính sau: a) 25 + 5x - 43 = 251 b) 1 + 23 + 33 - 16.x = 20 c) x - 4 530 - (5 250 : 1 050 . 250) = 2 540 d) 460 + 85. 4 = (x + 200) : 4 e) 4. 120 + [45: 9 + 15. (x +1)] = 500 Bài 2. Tìm x trong mỗi đẳng thức sau: a) x - 160 : 40 = 45 b) (x + 45) : 15 = 8 c) 16x - 143 = (2 021 - 2 020)2 021 d) 4. (3x - 1)3 - 52 = 475 Bài 3. Tìm số tự nhiên x biết: a) 10(x + 45) : 15 = 80 b) 24. (2x - 16) = 122 Bài 4. Tìm x biết: a) 23 + (x - 32) = 61 b) 2 340 : 3(x - 20) = 10 c) 2. 3x = 10.312 + 8. 274 d) 2. 3x + 1 - 3x = 135 |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a) 25 + 5x - 43 = 251 ó 5x = 251 + 43 - 25 = 290 ó x = 58 b) 1 + 23 + 33 - 16.x = 20 ó 36 - 16x = 20 ó 16x = 16 ó x = 1 c) x - 4 530 - (5 250 : 1 050 . 250) = 2 540 ó x - 4 530 - (5. 250) = 2 540 ó x - 4 530 - 1 250 = 2 540 ó x = 2 540 + 4 530 + 1 250 = 8 320 d) 460 + 85. 4 = (x + 200) : 4 ó 800 = (x + 200) : 4 ó x + 200 = 3 200 ó x = 3 000 e) 4. 120 + [45: 9 + 15. (x +1)] = 500 ó 480 + [5 + 15. (x +1)] = 500 ó 5 + 15. (x + 1) = 20 ó 15. (x + 1) = 15 ó x + 1 = 1 ó x = 0 Bài 2. a) x - 160 : 40 = 45 ó x - 4 = 45 ó x = 49 b) (x + 45) : 15 = 8 ó x + 45 = 120 ó x = 75 c) 16x - 143 = (2 021 - 2 020)2 021 ó 16x - 143 = 1 ó 16x = 144 ó x = 9 d) 4. (3x - 1)3 - 52 = 475 ó (3x - 1)3 = 125 ó 3x - 1 = 5 ó x = 2 Bài 3. a) 10(x + 45) : 15 = 80 ó 10(x + 45) = 1 200 ó x + 45 = 120 ó x = 75 b) 24. (2x - 16) = 122 ó 2x - 16 = 122 : 24 ó 2x - 16 = 6 ó 2x = 22 ó x = 11 Bài 4. a) 23 + (x - 32) = 61 ó x - 9 = 53 ó x = 62 b) 2 340 : 3(x - 20) = 10 ó 3(x - 20) = 234 ó x - 20 = 78 ó x = 98 c) 2. 3x = 10.312 + 8. 274 ó 2. 3x = 10.312 + 8. (33)4 ó 2.3x = 18. 312 ó 3x = 9.312 ó 3x = 32.312 ó 3x = 314 ó x = 14 d) 2. 3x + 1 - 3x = 135 ó 6.3x - 3x = 135 ó 5.3x = 135 ó 3x = 27 ó x = 3 |
* Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 3, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 3: Các bài toán liên quan đến dãy số có quy luật Phương pháp giải: - Tính tổng dãy số: Tổng = (Số đầu + Số cuối). Số các số hạng : 2 Số các số hạng = (Số cuối – Số đầu): Khoảng cách giữa hai số liên tiếp + 1 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Bài 1. Tính tổng sau: a) A = 1 + 2 + 3 + 4 +...+ 97 + 98 + 99 + 100 b) B = 2 + 4 + 6 + 8 +...+ 96 + 98 + 100 c) C = 15 + 17 + 19 + 21 + ...+ 73 + 75 + 77 d) D = 4 + 7 + 10 + 13 +... + 301 Bài 2. Tìm x, biết: 3x - 15 = 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + ... + 100 Bài 3. Tính tổng tất cả các số tự nhiên x biết x là số lẻ và 15 ≤ x < 91. Bài 4. Tính tổng tất cả các số tự nhiên m biết m có 3 chữ số 119 < m < 501. |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. a) Số các số hạng là: (100 - 1): 1 + 1 = 100 (số hạng) => A = (1 + 100). 100 : 2 = 5 050 b) Số các số hạng là: (100 - 2): 2 + 1 = 50 (số hạng) => B = (2 + 100). 50 : 2 = 2 550 c) Số các số hạng là: (77 - 15) : 2 + 1 = 32 (số hạng) => C = (15 + 77). 32 : 2 = 1 472 d) Số các số hạng là: (301 - 4): 3 + 1 = 100 (số hạng) => D = (4 + 301). 100 : 2 = 15 250 Bài 2. Xét VP = 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + ... + 100 Số các số hạng là: (100 - 2): 2 + 1 = 50 (số hạng) => VP = (2 + 100). 50 : 2 = 2 550 => 3x - 15 = 2 550 ó 3x = 2 535 ó x = 845 Bài 3. Tổng các số tự nhiên x là M = 15 + 17 + 19 + 21 + ... + 87 + 89 Số các số hạng của M là: (89 - 15): 2 + 1 = 38 (số hạng) => M = (89 + 15). 38 : 2 = 1 976 Bài 4. Tổng các số tự nhiên a là P = 120 + 121 + 122 + 123 + ... + 500 Số các số hạng của P là: (500 - 120): 1 + 1 = 381 (số hạng) => P = (120 + 500). 381 : 2 = 118 110 |
* Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập số 4, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 4: Dạng toán có lời văn Phương pháp giải: Tóm tắt bài toán, xác định đề bài cho yếu tố nào, cần tính yếu tố nào, mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau? PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 Bài 1. Một ô tô chở 60 bao gạo và 55 bao ngô. Biết rằng mỗi bao gạo nặng 45 kg, mỗi bao ngô nặng 50 kg. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu kilôgam gạo và ngô? Bài 2. Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng tủ lạnh bán được 1 264 chiếc tủ lạnh. Trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 164 chiếc tủ lạnh. Hỏi trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc tủ lạnh? Bài 3. Để chuẩn bị cho năm học mới, Lan đã đi hiệu sách để mua sách vở và một số đồ dùng học tập. Lan mua 30 quyển vở, 16 chiếc bút bi, 8 chiếc bút chì, tổng số tiền Lan phải thanh toán là 372 000 đồng. Lan chỉ nhớ giá một quyển vở là 8 000 đồng, giá một chiếc bút chì là 4 500 đồng. Hãy giúp Lan xem giá một chiếc bút bi giá bao nhiêu tiền? Bài 4. Một thuyền chở khách từ bến A đến bến B cách nhau 60km rồi lại trở về bến cũ với vận tốc riêng không đổi là 25 km/h. Vận tốc dòng nước là 5 km/h. Tính vận tốc trung bình của thuyền trong cả thời gian đi và về? Bài 5. Hai ô tô khởi hành từ hai địa điểm A, B ngược nhau. Xe đi từ A có vận tốc 35 km/h, xe đi từ B có vận tốc 50 km/h. Xe đi từ B khởi hành lúc 8h sớm hơn xe đi từ A là 1 giờ đến 10h thì hai xe sẽ gặp nhau. Tìm độ dài quãng đường AB. |
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. Số kilogam gạo và ngô xe đó chở là: 45. 60 + 50. 55 = 2 700 + 2 750 = 5 450 (kg) Bài 2. Gọi số tủ lạnh cửa hàng đó bán được trung bình mỗi tháng là x (x > 0) Theo bài ra ta có: x = = 160 (chiếc) Vậy trung bình mỗi tháng, cửa hàng đó bán được 160 chiếc tủ lạnh. Bài 3. Gọi giá một chiếc bút bi là x đồng, x > 0 Ta có: 16x + 8 000. 30 + 4 500. 8 = 372 000 ó x = 6 000 (đồng) Bài 4. Vận tốc khi xuôi dòng là: 25 + 5 = 30 (km/h) => Thời gian thuyền đi xuôi dòng là: 60 : 30 = 2 (giờ) Vận tốc khi thuyền ngược dòng là: 25 - 5 = 20 (km/h) => Thời gian thuyền đi ngược dòng là: 60 : 20 = 3 (giờ) Tổng quãng đường cả đi và về là: 60. 2 = 120 (km) Vận tốc trung bình của thuyền trong cả thời gian đi và về là: 120 : (2 + 3) = 24 (km/h) Bài 5. Quãng đường xe A đi được là: 35. (10 - 9) = 35 (km) Quãng đường xe B đi được là: 50. (10 - 8) = 100 (km) Quãng đường AB là: 35 + 100 = 135 (km) |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức