Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 5: Tiếng hạt nảy mầm

Giáo án bài 5: Tiếng hạt nảy mầm sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 5: Tiếng hạt nảy mầm

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 5: TIẾNG HẠT NẢY MẦM

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ và đọc diễn cảm bài thơ Tiếng hạt nảy mầm. Biết thể hiện các giọng đọc khác nhau phù hợp với lời thơ nói về các em học sinh hoặc nói về cô giáo trong lớp học đặc biệt – lớp học của trẻ khiếm thính; nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm nhận tinh tế của bài thơ về suy nghĩ, cảm xúc của các bạn nhỏ và của cô giáo trong giờ học. 

  • Nhận biết được cách thể hiện tình cảm, cảm xúc qua ngôn ngữ thơ. Hiểu bài thơ viết về một tiết học với bao nghĩ suy, cảm xúc, mong ước của cô giáo và học trò; nhận ra được mối liên hệ giữa các chi tiết về hình ảnh và âm thanh mà cô giáo mong muốn truyền tải đến các em học sinh thiệt thòi về khả năng nghe, khả năng nói. Hiểu thông điệp mà tác giả muốn nói thông qua bài thơ: Các em học sinh như những cánh chim non, tất cả đều được chắp cánh bay cao, bay xa bởi tình yêu thương vô bờ và sự tận tâm với nghề của thầy cô giáo. 

  • Củng cố đơn vị kiến thức về đại từ, có thêm kiến thức về ba nhóm đại từ: đại từ  xưng hô, đại từ thay thế, đại từ nghi vấn và cách vận dụng của đại từ vào các câu hỏi, bài tập liên quan. 

  • Viết được bài văn kể chuyện sáng tạo (sáng tạo chi tiết, sáng tạo kết thúc, đóng vai kể chuyện).

  • Biết quan tâm, giúp đỡ, thể hiện sự đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết quan tâm, giúp đỡ, thể hiện sự đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi. 

  • Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. 

  • Biết hòa đồng với bạn bè và có suy nghĩ độc lập, mang cá tính riêng. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5. 

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số hành động giúp đỡ các bạn bị khuyết tật: 

- GV cho HS xem video Người tàn tật trên xe buýt

https://www.youtube.com/watch?v=TmgNzA7hf3A

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những việc làm mà em đã giúp đỡ người khuyết tật.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Tiếng hạt nảy mầm là câu chuyện về người khiếm thính, tuy các bạn có thêm một số khó khăn nhưng ai cũng đều chăm chú, háo hức học tập, hình thành được cho mình những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống. Có được điều này nhờ sự tận tâm, đam mê với nghề của người giáo viên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Tiếng hạt nảy mầm, biết thể hiện giọng đọc khác nhau phù hợp với lời thơ nói về các em học sinh hoặc nói về cô giáo trong lớp học đặc biệt – lớp học của trẻ khiếm thính; nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về suy nghĩ, cảm xúc của các bạn nhỏ và của cô giáo trong giờ học. 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và nhấn giọng ở những từ quan trọng:

+ Luyện đọc một số từ khó: nụ môi hồng, nắng vàng, lặng chăm, nảy mầm, vách đá, lo toan,…  

+ Luyện đọc nhấn giọng ở những từ quan trọng: tưng bừng, vụt qua song, ánh ỏi, ran vách đá,… 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài thơ có thể chia thành sáu khổ để luyện đọc và tìm ý:

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép khổ để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ ánh ỏi: tiếng, giọng ngân vang lảnh lót; 

+ tưng bừng: quang cảnh, không khí nhộn nhịp, vui vẻ; 

+ lặng chăm: im lặng và chăm chú... 

 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

 

+ Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)? 

+ Câu 2: Theo em, những khó khăn, thiệt thòa của các bạn học sinh trong bài thơ là gì? 

+ Câu 3: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống? 

+ Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chỉ? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?

+ Câu 5: Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua hai khổ thơ cuối? 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.  

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay