Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 26: Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn

Giáo án Bài 26: Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn sách Tin học 11 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 26: Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 26: CÔNG CỤ TINH CHỈNH MÀU SẮC VÀ CÔNG CỤ CHỌN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết được thành phần màu trong hệ màu RGB và ý nghĩa cũng như cách thay đổi để chỉnh sửa màu theo mong muốn.
  • Biết được cách tạo vùng chọn đơn giản để chỉnh sửa từng phần trên ảnh.
  • Thực hiện tạo vùng chọn.
  • Thực hiện được một số lệnh căn chỉnh màu đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
  • Biết được thành phần màu trong hệ màu RGB và ý nghĩa cũng như cách thay đổi để chỉnh sửa màu theo mong muốn.
  • Biết được cách tạo vùng chọn đơn giản để chỉnh sửa từng phần trên ảnh.
  • Thực hiện tạo vùng chọn.
  • Thực hiện được một số lệnh căn chỉnh màu đơn giản.
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo sản phẩm ảnh số.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  • Kiên trì, tỉ mỉ, thẩm mĩ tốt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính có cài sẵn phần mềm GIMP, máy chiếu.
  • Một vài ảnh trên máy và ảnh sau khi in (chụp lại).
  • Các ảnh được sử dụng trong hoạt động thực hành.
  • Một vài ảnh quá tối hoặc quá sáng,... để HS phân tích.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK Tin học 11 (Định hướng tin học Ứng dụng) – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Gợi sự chú ý của HS về sự khác nhau giữa màu sắc của một ảnh hiển thị trên máy tính và ảnh sau khi được in. Từ đó giới thiệu hai hệ màu phổ biến để biểu diễn màu sắc.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 122 SGK.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động của GV.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.122 SGK:

          Khi em đi in ảnh, nhiều khi ảnh nhận được trông rất xỉn màu, khác xa tấm hình mà em đã chọn. Có bao giờ em thắc mắc và hỏi cửa hàng tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

+ Ảnh được in thường kém rực rỡ hơn.

+ Một số ảnh còn mờ nhạt và kém sắc nét hơn hẳn.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 26: Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công cụ tinh chỉnh màu sắc

  1. a) Mục tiêu: Biết được thành phần màu trong hệ màu RGB và ý nghĩa cũng như cách thay đổi để chỉnh sửa màu theo mong muốn.
  2. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS hoạt động nhóm đôi, đọc hiểu thông tin mục 1 trang 116 - 117 SGK và thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Công cụ tinh chỉnh màu sắc.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu Hình 26.1. và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.122.SGK:

Nhóm của Hằng đi chụp vườn hoa Tết nhưng đến nơi đã muộn, ảnh chụp được như Hình 26.1. Theo em, bức ảnh này gặp vấn đề gì? Cần làm gì để ảnh đẹp hơn?

- GV giới thiệu với HS đọc thêm trong sách Chuyên đề học tập Tinh học 11 – Định hướng Tin học ứng dụng để hiểu kĩ hơn về các thành phần và thông số màu sắc của ảnh.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 26.2 để hình thành kiến thức mới về công cụ chỉnh độ sáng và độ tương phản (Brightness-Contrast), công cụ cân bằng màu (Color-Balance), công cụ chỉnh màu sắc (Hue-Saturation).

- GV giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các công cụ đó và yêu cầu HS lên thực hiện các thao tác sử dụng công cụ tinh chỉnh màu sắc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố tr.123 SGK:

Nếu em muốn làm màu của các bông hoa thược dược đỏ hơn thì dùng công cụ gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.122 - 123, quan sát hình 26.2 và hướng dẫn của GV, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Hoạt động 1:

+ Ảnh vườn hoa quá tối, mờ, màu sắc không tươi sáng.

+ Cần chỉnh sửa lại ánh sáng, màu sắc của bức ảnh.

- GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hiện các thao tác tinh chỉnh màu sắc của ảnh.

- GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi củng cố tr.123 SGK:

Sử dụng Hue-Saturation sẽ dễ dàng hơn so với Color Balance vì chức năng này sử dụng từng mảng màu nên phần lá cây sẽ không bị ảnh hưởng.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhắc HS nháy chọn vào ô Preview để xem trước kết quả. Khi chỉnh xong mà chưa thấy phù hợp thì quay lại bước trước đó.

- GV chú ý HS: Khi chỉnh màu sắc nên chú ý để màu sắc cân bằng, tránh chỉnh quá đà làm bức ảnh trông bị giả.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Công cụ tinh chỉnh màu sắc

a) Công cụ chỉnh độ sáng và độ tương phản (Brightness-Contrast)

- Chức năng: sử dụng để điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của lớp hoặc vùng ảnh đang được chọn.

- Chỉnh độ sáng: thay đổi giá trị trên ô Brightness.

- Chỉnh độ tương phản: thay đổi giá trị trên ô Contrast

- Để điều chỉnh chi tiết hơn, có thể chọn công cụ Levels: nháy chuột vào nút Edit these Settings as Level phía dưới ô Contrast.

Hình 26.2a. Một số công cụ phổ biến trong bảng Colors

b) Công cụ cân bằng màu (Color Balance)

- Chức năng: dùng để cân bằng màu của layer (lớp) hoặc một phần ảnh đang chọn.

- Có ba dải độ sáng:

+ Shadows: chỉnh các điểm ảnh tối.

+ Midtones: chỉnh các điểm ảnh trung bình.

+ Highlights: chỉnh các điểm ảnh sáng.

- Chọn dải màu theo độ sáng muốn thay đổi, sau đó điều chỉnh giá trị của từng kênh màu.

Hình 26.2b. Một số công cụ phổ biến trong bảng Colors

c) Công cụ chỉnh màu sắc (Hue-Saturation)

- Chức năng: sử dụng để điều chỉnh tông màu, độ bão hòa cho từng mảng màu trên một layer hay một vùng ảnh đang được chọn.

- Để chỉnh màu sắc, chọn một màu trong số sáu màu để chỉnh gồm:

+ Ba màu cơ bản: red-đỏ, green-xanh lục, blue-xanh lam.

+ Ba màu in cơ bản: cyan-xanh lơ, magenta-hồng, yellow-vàng.

- Nếu chọn Master thì tất cả các màu đều được thay đổi.

- Thay đổi giá trị Hue → đổi tông màu trên vòng tròn màu.

- Lightness để đổi độ sáng và Saturation để đổi độ bão hòa của màu đã chọn.

Hình 26.2c. Một số công cụ phổ biến trong bảng Colors

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa và cách thiết lập vùng chọn

  1. a) Mục tiêu:

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng chọn trong việc xử lí ảnh.

- Minh họa về cách chỉnh sửa một phần của bức ảnh.

  1. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS hoạt động nhóm đôi, đọc hiểu thông tin mục 2, quan sát Hình 26.3 trang 117 - 118 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: Phần mềm chỉnh sửa ảnh.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu Hình 26.3 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Hoạt động 2 tr.124 SGK:

Với bức ảnh quả táo màu đỏ (Hình 26.3a), em có nghĩ ra cách chỉnh màu trên toàn bộ ảnh để thu được trái táo gồm hai nửa màu sắc khác nhau (ví dụ như Hình 26.3b) hay không?

- Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV kết luận dẫn dắt vào kiến thức mới: Chỉ có thể tạo ra quả táo như trên hình nếu ta tách riêng được phần hình ảnh đó để thực hiện chỉnh sửa.

- GV giới thiệu các cách tạo vùng chọn chính và các thao tác để tạo vùng chọn phức tạp từ các hình chọn đơn giản (thêm, bớt) và kéo vùng chọn sang vị trí khác.

- Khi làm mẫu cho HS về cách tạo vùng chọn có hình chọn tùy ý, GV hướng dẫn HS phóng to hình (nên dùng phím tắt) để việc chọn điểm dễ dàng hơn với những hình nhiều chi tiết nhỏ.

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác tạo vùng chọn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố tr.124 SGK:

Nếu ảnh có hình một chiếc đĩa tròn, em dùng công cụ nào để chọn chiếc đĩa đó? Phím tắt chọn công cụ đó là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc SGK, quan sát Hình 26.3 và hướng dẫn của GV,  trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi Hoạt động 2 tr.124 SGK:

Không thể tạo ra quả táo như trong hình nếu thực hiện chỉnh màu trên toàn ảnh.

- GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hành các thao tác tạo vùng chọn.

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Củng cố tr.124 SGK:

Nên dùng công cụ chọn hình Elip, phím tắt: E.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.

- GV chỉ cho HS ứng dụng của vùng chọn không chỉ để chỉnh sửa phần ảnh trong vùng chọn mà còn dùng để vẽ: ví dụ vẽ hình chữ nhật bằng cách tạo một vùng chọn hình chữ nhật rồi dùng công cụ Bucket Fill  để tô màu cho vùng chọn. Từ đó thu được một hình chữ nhật.

- Nếu còn thời gian, GV giới thiệu cho HS về công cụ chọn vùng màu tương tự (Fuzzy select  )

- GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

2. Vai trò, ý nghĩa và cách thiết lập vùng chọn

- Vai trò: giúp em chỉnh sửa trong từng phần của ảnh.

- Ba công cụ thường được dùng để tạo vùng chọn như sau (Đính kèm dưới hoạt động).

- Nhấn giữ các phím Alt + Ctrl và kéo thả vùng chọn để cắt và di chuyển vùng chọn đến vị trí mới.

- Nhấn giữ các phím Alt + Shift và kéo thả vùng chọn để sao chép và di vùng chọn để vị trí mới.

- Với công cụ chọn hình chữ nhật hoặc hình elip và đang có một vùng chọn:

+ Nhấn giữ phím Shift để tạo vùng chọn mới thì cùng chọn mở rộng thêm vùng chọn mới.

+ Nhấn giữ phím Ctrl để tạo vùng chọn được trừ bớt đi vùng chọn mới.

 

Công cụ

Chức năng

Cách thực hiện

Rectangle Select Tool

Tạo vùng chọn hình vuông hoặc hình chữ nhật. Phím tắt R.

Bước 1. Kéo thả chuột để tạo vùng chọn.

Bước 2. Điều chỉnh kích thước của vùng chọn.

Ellipse Select Tool

Tạo một vùng chọn hình tròn hoặc hình elip. Phím tắt E.

Free

Select Tool

Tạo một vùng chọn có hình dạng tùy ý.

Kéo thả chuột bao quanh vùng cần chọn hoặc nháy chuột lên ảnh để tạo ra các điểm xác định đường bao kín cho vùng chọn.

 

Hoạt động 3: Thực hành

  1. a) Mục tiêu:

- HS thực hiện được các chỉnh sửa đơn giản trên ảnh để điều chỉnh độ sáng và màu sắc trên toàn bộ ảnh.

- Thực hiện chỉnh sửa chi tiết hơn bằng cách tạo các vùng chọn trên ảnh và sửa từng vùng.

  1. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS quan sát hướng dẫn và Hình 26.4 - 26.11 trong SGK trang 125 - 127 và thực hành nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC ỨNG DỤNG 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 1: Hệ điều hành
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 4: Bên trong máy tính
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 7: Thực hành tìm kiếm dữ liệu trên Internet
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ và quản lí
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC ỨNG DỤNG 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC ỨNG DỤNG 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM VẼ TRANG TRÍ

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM LÀM PHIM HOẠT HÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay