Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 28: Tạo ảnh động
Giáo án Bài 28: Tạo ảnh động sách Tin học 11 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 28: Tạo ảnh động
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 28: TẠO ẢNH ĐỘNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Hiểu về mô hình ảnh động.
- Nắm được các thành phần cần điều chỉnh khi tạo ảnh động.
- Thực hiện được làm ảnh động từ mô hình lớp ảnh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.
Năng lực riêng:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
- Hiểu về mô hình ảnh động.
- Nắm được các thành phần cần điều chỉnh khi tạo ảnh động.
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Vận dụng kiến thức đã học về phần mềm GIMP để thực hành tạo sản phẩm ảnh số.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- Sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính có cài sẵn phần mềm GIMP, máy chiếu.
- Ảnh hoàn thiện của hình trong câu 2 phần vận dụng, Bài 12 và các ảnh tiếp theo.
- Các ảnh sử dụng trong ảnh động thứ hai.
- Đối với học sinh:
- SGK Tin học 11 (Định hướng tin học Ứng dụng) – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- SBT Tin học 11, vở ghi chép.
- Ảnh hoàn thiện của hình trong cầu 2 phần vận dụng, Bài 12.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: HS nhận ra các ứng dụng của ảnh động trong thực tế. Từ đó hứng thú hơn với việc tự tạo ảnh động.
- b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 133 SGK.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động trang 133 SGK.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Khởi động tr.133 SGK:
Em đã từng nhìn thấy hình ảnh chuyển động nhưng không phải một đoạn phim chưa? Nếu đã từng thấy, em gặp ở đâu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi đại diện một số HS trả lời.
+ Các hình trong khi chờ đợi như đồng hồ cát quay, đồng hồ, con trỏ quay,...
+ Hình động sử dụng minh họa, hướng dẫn hay thu hút sự chú ý.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: “Các đoạn hình chuyển động như vậy được gọi là hình động, có khá nhiều ứng dụng trong thực tế. Bài học này chúng ta sẽ tạo một số ảnh động trong phần mềm GIMP. Chúng ta cùng vào - Bài 28: Tạo ảnh động.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thao tác xử lí trên lớp ảnh
- a) Mục tiêu: Giới thiệu các thao tác làm việc với lớp ảnh để có thể thực hiện các thao tác trên nhiều lớp một cách nhanh hơn.
- b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS các thao tác trên lớp; HS đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 28.1 - 28.2 và hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ.
- c) Sản phẩm: Các thao tác xử lí trên lớp ảnh.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 28.1 tr.133 SGK để hình thành kiến thức mới về các thao tác xử lí trên lớp ảnh: mở một hay nhiều tệp làm lớp ảnh mới, khóa lớp, gom cụm, gộp lớp. - GV giới thiệu từng thao tác trên lớp trên lớp, thực hành làm mẫu và giải thích cụ thể. - GV chú ý HS để mở thư mục chứa ảnh, chọn và kéo vào màn hình làm việc của GIMP thu được kết quả mỗi ảnh là một lớp ảnh thì trước đó phải đang thao tác với ảnh chứa nhiều hơn một lớp hoặc chọn lệnh File → Open as Layers. - GV hướng dẫn kĩ HS về lệnh gộp lớp: lệnh gộp lớp được chọn với lớp được hiển thị ngay sát bên dưới nó. Nghĩa là nếu lớp ngay sát bên dưới không được hiển thị thì lớp được chọn sẽ không gộp với lớp này mà sẽ tiếp tục kiểm tra xuống dưới cho đến khi nào gặp được lớp hiển thị thì mới gộp. Như vậy nếu lớp được chọn là lớp dưới cùng được hiển thị thì không thể gộp lớp này vì không còn lớp nào được hiển thị bên dưới nó nữa. - GV yêu cầu một số HS lên trình bày và thực hiện các thao tác xử lí trên lớp ảnh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi củng cố tr.133 SGK: Giả sử em đang làm việc với bốn lớp ảnh như Hình 28.2. Lớp nào có thể thực hiện được lệnh Merge Down? Vì sao các lớp còn lại không thực hiện được? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.133, quan sát hình 28.1 - 28.2 và hướng dẫn của GV, thực hiện các nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hiện một số thao tác cơ bản trên lớp. - GV gọi 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi củng cố tr.133 SGK: Chỉ có lớp trên cùng có thể Merge Down vì: + Lớp thứ hai và thứ tư không hiển thị. + Lớp thứ ba không có lớp được hiển thị dưới nó. - Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Các thao tác xử lí trên lớp ảnh - Mở một hay nhiều tệp làm lớp ảnh mới: chọn lệnh File → Open as Layer, chọn đường dẫn đến thư mục chứa ảnh, chọn các ảnh muốn mở rồi nháy nút Open. Có thể mở thư mục chứa ảnh, chọn và kéo vào màn hình làm việc của GIMP. - Khóa lớp: nháy chuột vào lớp muốn khóa trong hộp thoại Layer rồi nháy chuột vào thuộc tính mà em muốn khóa. - Gom cụm: nháy chuột vào ô vuông thứ hai (hình sợi dây xích) bên tay trái các lớp muốn cùng thực hiện. - Gộp lớp: nháy nút phải chuột vào tên lớp và chọn Merge Down để gộp với lớp ngay bên dưới. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết lập ảnh động từ lớp ảnh
- a) Mục tiêu: HS xác định các khung hình cần dùng và sự thay đổi giữa các hình để tạo ra hình ảnh trông như chuyển động .
- b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS các thao tác với công cụ vẽ; HS đọc hiểu mục, quan sát Hình 27.3, Bảng 27.1 và hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ.
- c) Sản phẩm: Giới thiệu một số công cụ vẽ.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV đề cập đến các loại hình động khác nhau trong khi cài đặt hoặc thực hiện việc gì đó
- GV yêu cầu HS quan sát các ảnh động trên, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.134 SGK: Mỗi khi cài đặt một phần mềm mới trên điện thoại hay máy tính, trong thời gian chờ đợi em sẽ thấy có hình vòng tròn quay, đồng hồ cát hoặc một thanh chạy tăng dần. Hãy phân tích một trong các biểu tượng để xem trong mỗi ảnh ta cần những ảnh thành phần nào? - GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 2, quan sát Bảng 28.3 - 28.4 để hình thành kiến thức mới về cách thiết lập ảnh động từ lớp ảnh. - GV hướng dẫn HS thao tác sử dụng các thao tác thiết lập ảnh động. - GV hướng dẫn kĩ và làm mẫu phần xác định thời gian xuất hiện cho mỗi khung hình – bằng cách nháy vào lớp ảnh tương ứng với khung hình và thực hiện sửa tên - thêm cụm “(Xms)” vào phía sau. Hoặc để thời gian xuất hiện tùy theo mục “Delay between frames when unspecified.” - GV yêu cầu HS lên trình bày và thực hiện cách thiết lập ảnh động từ lớp ảnh. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố tr.135 SGK: Nếu em tạo ảnh động với các lớp như Hình 28.4 và giá trị Delay between frames where unspecified là 2000 thì thời gian xuất hiện của mỗi khung hình bao lâu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm đôi, đọc SGK, quan sát Hình 28.3 và hướng dẫn của GV, thực hiện các nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.134 SGK: + Với hình động vòng tròn quay 8 vạch (như trong hoạt động 1): Hình động cần 8 khung hình, mỗi khung hình có vẽ vòng tròn với 1 vạch đậm hơn, xếp lần lượt theo chiều kim đồng hồ. - GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hành cách thiết lập ảnh động từ lớp ảnh. - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Củng cố tr.135 SGK: + Khung hình 1, 4, 6 không được xác định thời gian xuất hiện trước do vậy sẽ dùng giá trị ở phía trên (2000) - nghĩa là các khung hình 1, 4, 6 xuất hiện 2 giây. + Khung hình 2, 3, 5 có thời gian xuất hiện đã xác định, cụ thể: Khung hình 2 xuất hiện 1 giây. Khung hình 3 xuất hiện 0,5 giây. Khung hình 5 xuất hiện 10 giây. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS. - GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. | 2. Thiết lập ảnh động từ lớp ảnh - Mở ảnh bằng lệnh File → Open as Layers. - Chọn lệnh Filters → Animation → Playback. - Có thể thiết lập thời gian xuất hiện cho mỗi khung hình bằng cách thêm vào phía sau tên lớp tương ứng cụm “Xms”. Trong đó: X là số mili-giây mà ta muốn hiển thị khung hình trước khi chuyển sang lớp tiếp theo. - Để xuất ra tệp ảnh động, chọn File → Export As và gõ tên tệp với phần ở rộng là gif, rồi nháy nút Export. - Hộp thoại xuất tệp xuất hiện: + Nháy vào ô As animation để tạo ảnh động. + Nháy vào ô Loop forever nếu muốn ảnh lặp lại sau khi hiển thị một lượt từ đầu đến cuối. + Nhập giá trị vào ô màu xanh để xác định số mili-giây dừng giữa các khung hình chưa đặt thời gian. → Sau khi kiểm tra thông tin, nháy nút Export để lưu tệp tin. Lưu ý: Nếu trong các ảnh đã tải có ảnh có kích thước lớn hơn khung của hình động, khi thực hiện lệnh sẽ có thông báo: “The image you are trying to export as a GIF contains layers which extend beyond the actual borders of the image.” → nháy nút Crop để cắt lớp này cho vừa với khung hình. - Để thêm hiệu ứng cho ảnh, chọn Filters → Animation và chọn hiệu ứng có sẵn. + Blend (Hiệu ứng chuyển động mờ dần giữa các layer): Hiệu ứng này cần ít nhất 3 lớp , lớp dưới cùng là lớp nền, hình ảnh sẽ được chuyển dần dần từ lớp 2 lên lớp trên cùng. Giữa 2 khung hình tương ứng với 2 lớp ảnh gốc có một số khung trung gian (số lượng trong ô Intermediate frames) được tạo ra bằng cách hòa trộn lớp nguồn, lớp đích và lớp nền.
|
Hoạt động 3: Thực hành
- a) Mục tiêu: HS tự vẽ được một ảnh động đơn giản, sử dụng được các ảnh chụp có sẵn để tạo ảnh động.
- b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS quan sát hướng dẫn và Hình 28.5 - 28.7 trong SGK trang 135 - 136 và thực hành nhiệm vụ được giao.
- c) Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây