Giáo án toán 7 chân trời bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (3 tiết)

Giáo án bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (3 tiết) sách toán 7 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 7 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án toán 7 chân trời bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 9: MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT.

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN (3 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với các khái niệm biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể qua một số ví dụ đơn giản.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Xác định được một biến cố xảy ra hay không xảy ra sau khi biết kết quả của phép thử.

- Xác định được biến cố chắc chắn, biến cố không thể và biến cố ngẫu nhiên.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, một số con xúc xắc, túi hoặc hộp đen, một số quả bóng (viên bi) với màu sắc khác nhau, một số tấm thẻ (miếng bài) ghi số trên đó.

2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm về phép thử gieo đồng xu trong một hoạt động thường gặp trong thực tế.

  1. b) Nội dung: HS quan sát và thực hiện trả lời các câu hỏi dưới sự dẫn dắt, các yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide, dẫn dắt, đặt vấn đề:

+ “ Trước mỗi trận đấu trọng tài thường tung đồng xu để quyết định xem đội nào sẽ được chọn sân. Em có thể đoán trước đội nào sẽ chọn sân hay không?

- GV đặt thêm câu hỏi: "Theo em, trọng tài hoặc ban tổ chức có nên chọn trước sân cho hai đội bóng không? Tại sao?"

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:

“Để đảm bảo công bằng cho hai đội chơi thì quyền chọn sân được thể hiện qua một phép thử ngẫu nhiên mà kết quả của nó không thể đoán trước được. Làm thế nào để xác định được kết quả của phép thử ngẫu nhiên đó? Khi thực hiện các phép thử ngẫu nhiên đó có thể cho ta các kết quả như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.  ”.

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Biến cố

  1. a) Mục tiêu:

- Nhận biết và ghi nhớ được các khái niệm mới: "Biến cố", "biến cố chắc chắn", "biến cố không thể", "biến cố ngẫu nhiên"

- Kết nối giữa khái niệm "sự kiện ngẫu nhiên" với "biến cố ngẫu nhiên"; ôn luyện các thuật ngữ "chắc chắn", "không thể".

  1. b) Nội dung:

 HS quan sát SGK , thực hiện theo các yêu cầu của GV để tìm hiểu nội dung kiến thức về biến cố.

  1. c) Sản phẩm: HS xác định được các biến cố không thể xảy ra, biến cố chắc chắn xảy ra, sự kiện không bao giờ xảy ra và lấy được ví dụ.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi HĐKP1 .

 GV phân tích các sự kiện đó, sau đó giới thiệu để HS hiểu rõ về biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn và biến cố không thể.

- GV đưa ra các biến cố khác để HS xác định xem đó là biến cố loại nào:

BTT1: Đọc các sự kiện, hiện tượng sau và xác định xem:

a) Các sự kiện, hiện tượng nào không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.

b) Các sự kiện, hiện tượng biết trước được chắc chắn có thể xảy ra không xảy ra.

(1) Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây.

(2) Có 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

(3) Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

(4) Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

(5) Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

 Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 xác định các biến cố ngẫu nhiên, chắc chắnkhông thể trong những sự kiện, hiện tượng đó giống như GV phân tích ở phần HĐKP1.

- GV yêu cầu HS trao đổi, lấy thêm các ví dụ về biến cố chắc chắn, biến cố không thể liên quan đến phép thử trên.

 GV dẫn dắt, đặt câu hỏi rút kiến thức trọng tâm như trong khung kiến thức:

Các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.

- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.

- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước là nó có xảy ra hay không.

1-2 HS đọc phần kiến thức trọng tâm.

- GV giao thêm bài tập cho HS áp dụng củng cố kiến thức về các loại biến cố:

BTT2:

Trong các biến cố sau, em hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chức chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

A: "Trong điều kiện thường, nước đun đến 100oC sẽ sôi".

B: "Tháng Hai năm sau có 31 ngày".

C: "Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên haii con xúc xắc là 8".

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành lần lượt các yêu cầu của GV.

- GV: giảng, phân tích, hướng dẫn, quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện các HS giơ tay trình bày câu trả lời.

Các HS khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các khái niệm về biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

1. Biến cố

HĐKP1:

- Sự kiện không thể xảy ra: sự kiện B

- Sự kiện chắc chắn xảy ra: sự kiện A.

BTT1:

- Các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

(2) Có 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

 (5) Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

(3) Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

- Các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

(1) Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây.

(4) Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

Kết luận:

Các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.

- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.

- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước là nó có xảy ra hay không.

 

VD: Trong HĐKP1, sự kiện C là biến cố ngẫu nhiên, sự kiện A là biến cố chắc chắn và sự kiện B là biến cố không thể.

 

BTT2:

- Biến cố A là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra

- Biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.

- Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước nó có xảy ra hay không.

(Biến cố C xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc là (2; 6); (3; 5); ...và không xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (4;6); (5; 5);...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: SỐ THỰC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SÔNG

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: CÁC ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: TAM GIÁC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 9: MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: SỐ THỰC

Giáo án điện tử bài : Ôn tập cuối chương II

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SÔNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay