Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch) (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (PHẦN 1)
Câu 1: Trang phục của ông Jourdain được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?
Trả lời:
Trang phục của ông Jourdain được diễn tả ở những câu sau:
- Bác đã gửi đến cho tôi đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được, và đã đứt mất hai mắt rồi đấy.
- Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi, làm tôi đau chân ghê.
- Thưa đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kì công tuyệt tác.
- Bác may hoa ngược rồi.
- Tôi thách một hoạ sĩ lấy bút mà vẽ cho sát hơn được.
- Bộ tóc giả với lông cắm mũ có được chỉnh tề không?
- Phải, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi.
Câu 2: Nêu nhận xét chung của em về nhân vật ông Giuốc-đanh.
Trả lời:
- Giuốc-đanh vốn xuất thân là con 1 nhà buôn giàu có. Tuy lắm tiền nhiều của nhưng ông ta dốt nát, quê kệch, lại muốn học đòi làm sang. Bởi vậy, nhiều kẻ đã lợi dụng cơ hội này để săn đón, nịnh hót, tâng bốc để moi tiền của ông ta.
- Mặc dù biết rằng túi tiền của ông có thể hết nhẵn nhưng Giuốc-đanh vẫn sẵn sàng vung ra để mua được cái tiếng “sang”.
Câu 3: Hãy trình bày chức năng của trợ từ. Cho ví dụ.
Trả lời:
- Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm.
Ví dụ: cả, ngay, chính,...
Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương.
Trợ từ “ngay” nhấn mạnh thời điểm “lần đầu gặp gỡ” của “tôi” và Lai-ca.
- Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm.
Ví dụ: những chỉ, có,...
Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ.
Trợ từ “chỉ” biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm vào dòng nước đỏ là rất nha rất nhanh (dăm đêm).
Câu 4: Hãy trình bày chức năng của thán từ. Cho ví dụ.
Trả lời:
Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc như: a, ái, ôi, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi,...
Ví dụ: A! Mẹ đã về.
Thán từ “a” trong câu trên biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng của con khi thấy mẹ về.
- Thán từ gọi – đáp như: ơi, vâng, dạ, ừ,...
Ví dụ: Dạ, cảm ơn chị.
Thán từ “dạ” trong câu trên là từ dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép.
Khi sử dụng thán từ, người nói thường thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,... tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.
Câu 5: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì?
- a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: "Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?".
Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. "Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm, Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!".
Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: "Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!".
- b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Trả lời:
- a) Ha ha: bộc lộ cảm xúc vui sướng, khoái chí
- b) Ái ái: bộc lộ cảm giác bị đau đột ngột
- c) Than ôi: biểu lộ sự đau buồn, thương tiếc
Câu 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”.
Trả lời:
Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.
Câu 7: Lời thoại trong lớp kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” có gì đáng chú ý?
Trả lời:
- Lời thoại giữa ông Jourdain với phó may có điểm đáng chú ý là:
+ Lời của ông Jourdain thường là sự phàn nàn, ca thán: “Tôi sắp phát cáu lên với bác đấy”, Lại còn phải bảo cái đó à?”,…
+ Lời của ông Jourdain cũng làm nổi bật sự kém hiểu biết: “Tôi tưởng tượng vì tôi thấy đau. Lí với lẽ hay chưa kìa!”, “Nhưng người quý phái mặc ngược hoa à?”,…
+ Lời của phó may thì là những lời nói dối, mang tính bào chữa, cho thế mới là phải và có tính cường điệu, ví dụ: “Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại chiếc áo của ngài đấy”, “Còn phải nói! Tôi thách một hoạ sĩ lấy bút mà vẽ cho sát hơn được. Ở nhà tôi có một chút thợ phụ, may quần cộc thì tài nhất thiên hạ, và một chú khác, về may áo chẽn, là anh húng của thời đại.”,…
- Lời thoại giữa ông Jourdain với các thợ phụ có điểm đáng chú ý là:
+ Lời của ông Jourdain thể hiện sự thích thú, tự mãn của mìn: “Ấy đấy, ăn mặc ra người quý phái thì thế đây! Cứ bo bo y phục trưởng giả, thì chẳng có ai gọi là “Ông lớn!”,…
+ Lời của thợ phụ thì là những lời nịnh hót.
Câu 8: Ở cảnh đầu của lớp V (hồi II), tính cách học đòi làm sang của ông Jourdain thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
Trả lời:
- Em có thể dễ dàng nhận xét cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.
- Tất nhiên ai may áo cũng phải may hoa hướng lên trên. Bác phó may chẳng biết là vì dốt, là do sơ suất hay do cố tình biến ông Jourdain thành trò cười nên đã may ngược hoa. Ông Jourdain chưa phải là mất hết tỉnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác phó may vụng chèo khéo chống, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay.
- Đoạn này có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách may áo ngược hoa), nay chuyển sang thế chủ động tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp: "Nếu ngài muốn, thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà", "Ngài chỉ việc bảo tôi". Và thế là ông Jourdain cử lùi mãi: "Không, không", "Đã bảo không mà. Bác làm thế này được rồi.", sau đó đánh bài lảng sang chuyện khác, hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không.
- Ông Jourdain lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình ("thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ"). Ông chuyển sang thế chủ động, trách bác phó may bằng hai lời thoại. Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Bây giờ đến lượt bác gỡ thế bí bằng cách chơi nước cờ lảng sang chuyện khác, hỏi ông Jourdain có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Nước cờ khá cao tay vì nó đánh trúng vào tâm lí ông Jourdain đang muốn học đòi làm sang.
Câu 9: Hãy nêu những hiểu biết của em về văn bản “Cái chúc thư” (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Trả lời:
- Văn bản được trích từ tác phẩm “Giai tài” (phóng tác từ vở hài kịch Légataire Universel của Regnard)
- Tác giả: Vũ Đình Long
- Thể loại: Hài kịch
- Nội dung: Hành động kịch xoay quanh màn kịch được các nhân vật dựng ra nhằm chiếm đoạt tài sản của một người sắp chết. Văn bản tạo ra tiếng cười cho người đọc đồng thời lột tả bản chất xấu xa của con người.
Câu 10: Hãy nêu những hiểu biết của em về đặc điểm của hài kịch.
Trả lời:
- Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.
- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,...) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phân công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;...
- Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cái thấp kém với cái thấp kém,... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
- Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.
- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...
- Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như phóng đại tính phi lô-gíc, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật (hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục,...); các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí;...
Câu 11: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch?
Trả lời:
Văn bản mang những đặc điểm của hài kịch:
- Ba nhân vật (Hy Lạc, Khiết, Lý) là đối tượng của tiếng cười, hiện thân cho những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách giả tạo, tham lam của ba nhân vật này được thể hiện qua các biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.
- Trong văn bản có các hành động kịch như lời nói, cử chỉ,… tạo nên nội dung của tác phẩm. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng:
+ Tấn công – phản công: “Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư? – Nếu mà người ta làm cho tôi giận, thì tôi tăng lên ba trăm ngàn cho mà xem!”.
+ Thuyết phục – phủ nhận: “Thưa bác, bác không biết rõ …” – “Bác nghĩ trái lại kia …”.
…
- Xung đột trong vở kịch: xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém
- Lời thoại: trong văn bản có lời đối thoại và độc thoại.
- Lời chỉ dẫn sân khấu: ví dụ: “Lý ôm một gói áo quần thường mặc của Di Lung, Hy Lạc, Khiết ra”, “nói riêng”, “nói rõ”, “vờ khóc”,…
- Thủ pháp trào phúng: văn bản sử dụng một số thủ pháp như tăng tiến, phóng đại, xây dựng tình huống bất ngờ,…
Câu 12: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Loại vi trùng quý hiếm
Trả lời:
- Giá trị nội dung:
- Văn bản xoay quanh việc giáo sự tự mãn trước loại vi trùng mới ông phát hiện ra. Tuy nhiên, vi trùng này lại là loại có thể gây hại cho môi trường và thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Qua truyện, tác giả muốn thể hiện thái độ châm biếm, dè bửu đối với hành vi của một số người tự cho mình là tài giỏi, tự mãn dẫn đến sai lầm khi làm việc.
Câu 13: Nêu giá trị nghệ thuật “Loại vi trùng quý hiếm”
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật:
- Truyện thành công trong việc xây dựng tình huống truyện thú vị, độc đáo, làm nổi bật lên tính cách của từng nhân vật.
Câu 14: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Hy Lạc.
Trả lời:
- Hy Lạc bày ra mưu kế để lập chúc thư giả, chiếm đoạt tài sản. Điều này còn được thể hiệ rõ ràng qua lời nói của Khiết khi làm chúc thư: “Tôi lập cháu tôi tên là Hy Lạc làm người thừa kế độc nhất, toàn hưởng của tôi.”, “Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi…” => Anh ta là một kẻ tham lam, xấu xa.
- “Nếu anh làm được việc này …”, “Anh đừng lo: đã hai tháng nay,…”: những lời nói giả tạo, cố để Khiết tham gia vào kế hoạch của mình. Điều này cũng được thể hiện qua những lời nói của Hy Lạc sau khi thấy Khiết tự ý quyết định. => Hy Lạc là một kẻ mưu mô, biết mua chuộc lòng người.
- “Bác muốn thế nào,…”, “Đau đớn cho lòng tôi quá!”, “Bác để gia tài cho cháu,…”: những lời nói giả nhân giả nghĩa. => Hy Lạc là một kẻ đạo đức giả.
Câu 15: Em hãy phân tích tính cách nhân vật Lý.
Trả lời:
- Nhiều câu nói, hành động, cử chỉ của nhân vật này hướng tới phác hoạ một con người giả nhân giả nghĩa: bề ngoài thì nói những lời thương xót, đau buồn nhưng thực tế bên trong thì vui mừng, mong ông cụ chết càng nhanh càng tốt. Nhân vật này không phải là trọng tâm như Hy Lạc và Khiết nhưng có tính phụ trợ cao cho việc thể hiện nội dung vở kịch.
Câu 16: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.
Trả lời:
Ví dụ:
- Ối làng nước ơi! Cứu tôi với!
- Ôi dào, chuyên nghiệp còn chẳng ăn ai nữa là nghiệp dư.
- Chà! Ngôi nhà này đẹp ghê!
- Dạ, xin cảm ơn chị.
- Bạn gì ơi!
Câu 17: Chọn các trợ từ “những, đến, chính, độc, tịnh, là” điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu sau đây:
- a) Trong những năm tháng khó khăn, /.../ bác Thanh đã giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều.
- b) Trường nó ở xa, con bé ngày nào cũng phải leo đèo lội suối /.../ bốn năm ki-lô-mét.
- c) Trên đường /.../ không một bóng người.
- d) Ruộng đất màu mỡ /.../ thế, vậy mà đồng bào các vùng nói trên phải chạy từng lon gạo.
- e) Con ra đi, mẹ ở nhà /.../ nhớ cùng mong.
- g) Phòng chỉ kê /.../ hai cái giường.
Trả lời:
- a) chính b) đến c) tịnh
- d) là e) những g) độc
Gợi ý một vài chỗ khó:
– Trợ từ “những” ở đây đặt trước động từ biểu thị ý nhấn mạnh tính chất của một tâm lí, tình cảm tựa như xâm chiếm hết cả tâm hồn.
– Trợ từ “độc” biểu thị ý nhấn mạnh số lượng chỉ có một hoặc rất ít mà thôi, không có thêm gì khác.
– Trợ từ “tịnh” biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định nêu ra sau đó; hoàn toàn, tuyệt nhiên.
Câu 18: Lớp kịch V gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
Trả lời:
- Khán giả cười ông Jourdain ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ mọi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
- Khán giả có thể cười đến vỡ rạp khi được tận mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Jourdain bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn (không phải màu đen trang trọng) lại may ngược hoa, ấy thế mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái.
Câu 19: Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Jourdain không? Cho ví dụ.
Trả lời:
Khi mà cái ham muốn, thèm khát danh vọng mù quáng vẫn còn tồn tại thì kiểu người như ông Jourdain vẫn còn. Em có thể lấy ví dụ qua thực tế cuộc sống những người em đã gặp, đã tiếp xúc, những người em biết đến,… Trong nhiều truyện, phim cũng xuất hiện kiểu người này.
Câu 20: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.
Trả lời:
Khi đọc văn bản, chúng ta thường thấy hài hước qua một số chi tiết như:
- Những lời nói, hành vi, cử chỉ giả tạo của các nhân vật
- Cách nói cường điệu nhằm bộc lộ rõ tính cách nhân vật:
+ Không, bác không muốn thế đâu. Làm phiên phiến thế nào xong thôi. Chết đắt tiền lắm thì sao cho yên được giấc trăm năm? Nhất sinh tôi cần kiệm, việc tống táng tôi không được làm tốn tiền.
+ Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi gồm có đồ đạc, bát đĩa, tiền mặt, nhà đất; tôi tước hết quyền thừa kế của tất cả thân tộc, họ hàng, cháu, chắt, chút, chít, hiện đã sinh rồi hay sẽ sinh sau đây, kể cả những con đẻ hoang, nếu có ngày tôi chết.
+ Nghe ông nói, mà lòng tôi đau như cắt. Chao ôi! Tội nghiệp cho ông tôi! Sao mà người ta lại cứ phải chết, để cho người sống đau lòng.
+ Bác để gia tài cho cháu, không bằng là bác cứ sống mãi với cháu.
+ Tôi nói: hai trằm này đồng tiền mặt. Không có điều khoản này thì tờ chúc thư vô giá trị.
…
- Sự bất ngờ về tình huống kịch khi Khiết tự quyết định. Tình huống này làm cho vở kịch thêm đắc sắc, làm nổi bật các xung đột, lột ra rõ nét bản chất con người.
- Những lời đối thoại, độc thoại thể hiện sự bực tức nhưng không thể làm gì của nhân vật Hy Lạc: “Thăng vô lại nó láo quá!”, “À! Thằng phản bội!”, “Con chó!”,…
Câu 21: “Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI”. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.
Trả lời:
Hãy trả lời theo ý kiến của em dựa trên những phân tích và đánh giá khi đọc văn bản.
- Ví dụ về trả lời đồng tình: Các nhân vật tuy cải trang và thực hiện một màn kịch để lừa công chứng viên làm chúc thư giả nhưng điều quan trọng là họ vẫn phải coi đó như thật, coi nhân vật Khiết là cụ Di Lung thực sự. Điều đó có nghĩa là cụ Di Lung có một phần ảnh hưởng, tác động lên màn kịch của ba người.
- Ví dụ về trả lời không đồng tình: Mưu kế mà Hy Lạc bày ra là để thực hiện mục đích riêng của mình, không liên quan đến cụ Di Lung. Hy Lạc chỉ đơn thuần là mượn hình ảnh cụ Di Lung để giúp cho mọi chuyện triển khai được thuận lợi.
Câu 22: “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa. Cho biết ý kiến của em về nhận định này.
Trả lời:
Hãy trả lời theo ý kiến của em dựa trên những phân tích và đánh giá khi đọc văn bản.
- Ví dụ về trả lời đồng tình: Cái chúc thư ở đây là tài sản, là tiền của, là thứ khiến cho con người từ xưa đến nay phải tranh giành. Trong văn bản, cái chúc thư có thể coi là một “nhân vật” mà các nhân vật khác hướng tới, có tác dụng định hướng câu chuyện, để rồi cũng qua đó mà bộc lộ bản chất tham lam, xấu xa của các nhân vật.
Câu 23: Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột giữa một trong các nhóm nhân vật sau: giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn; giữa Hưng và Nhàn.
Trả lời:
Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Hưng với Nhàn: Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm.
Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết
Câu 24: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
Trả lời:
- Giá trị nội dung: Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi.
Câu 25: Nêu giá trị nghệ thuật “bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục”
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật:
- Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động
- Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười
Câu 26: Em hãy nêu nội dung chính của bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
Trả lời:
Nội dung chính: thói học đòi làm sang của hạng người trưởng giả. Tính cách ấy biến con người thành một thứ trò hể mà chính con người – hể kia không tự biết.
Câu 27: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Cái chúc thư.
Trả lời:
- Giá trị nội dung:
- Thông qua đoạn trích, người đọc có thể thấy được những mặt trái tồn tại trong tâm lí con người. Các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý lòa đại diện cho những kẻ cấu ham tiền tài, thích trục lợi cho mình. Vì lợi ích của bản thân mà không từ thủ đoạn, đối phó với chính người thân của mình.
Câu 28: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Cái chúc thư
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích.
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
Câu 29: Các câu sau sử dụng những trợ từ nào? Hãy giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng.
a, Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?
( Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
b, Bệnh nhân mới à? Anh ta làm sao?
( A-zit-Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)
c, Bẩm, đúng ạ!
( Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
d, Ngài và đoạn tùy tùng của ngài làm việc đến quên ăn quên ngủ để duy trì sự sống cho nó.
( A-zit-Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)
Trả lời:
Các trợ từ được sử dụng:
a, ư
b, à
c, ạ
d, đến
Các trợ từ được sử dụng có tác dụng bổ ngĩa cho các danh từ giúp mang lại hiệu quả truyền đạt thông tin và nhấn mạnh chủ đề được nhắc đến
Câu 30: Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản “Các loại vi trùng quý hiếm” gì?
Trả lời:
Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là tình huống truyện và lời văn của tác giả. Việc giáo sự tự mãn đến việc các trợ giảng hiểu ý của ông và sự tự hào khi xem ra được loại vi trùng mới hay việc thay đổi dựa trên biểu hiện của bệnh nhân cho thấy sự châm biếm của tác giả.