Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG (PHẦN 2)

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm “Bố của Xi-mông”

Trả lời:

- Tác giả: Guy đơ Mô-pát-xăng (1850-1893)

+ Là nhà văn người Pháp nổi tiếng ở thế kỉ XIX.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Viên mỡ bò, Bố của Xi-mông, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp, Mạnh hơn cái chết,…

- Tác phẩm:

+ Xuất xứ: Văn bản được trích từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, nhiều tác giả, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Đại học Tổng hợp, 1986.

+ Nhan đề: “Bố của Xi-mông” là nhan đề gắn với sự xuất hiện của nhân vật bác thợ rèn Phi-líp – người đóng vai trò truyền tải thông điệp của tác giả về lòng nhân đạo và tình yêu thương, sự cảm thông giữa người với người.

+ Bố cục: 4 phần

Phần 1: Từ đầu đến “…khóc hoài”: Sự tuyệt vọng của Xi-mông.

Phần 2: Tiếp đến “…một ông bố”: Hoàn cảnh Xi-mông gặp bác Phi-líp.

Phần 3: Tiếp đến “…bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và chấp nhận lời đề nghị làm bố của Xi-mông.

Phần 4: Còn lại: Câu chuyện ngày hôm sau ở trường của Xi-mông.

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.

 

Câu 2: Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

Người đưa ra đề nghị

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Phản ứng của các bạn học

Trả lời:

- Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể lại 2 lần.

- Tác dụng của việc lặp lại các chi tiết này nhằm tạo điểm nhấn cho truyện cũng như làm nổi bật sự thay đổi trong cảm xúc, tâm trạng nhân vật giữa hai lần khác nhau.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối.

Trường học.

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé.

Cậu bé.

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ.

Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi (Philip Remy), bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực.

Tiếng hôn và mấy lời thì thầm rất khẽ.

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.

Bố tớ ấy, bố tớ là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tơ.

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú, tiếng cười ác ý, trêu chọc.

Lần này chẳng người nào cười nữa.

Câu 3: Chủ đề của truyện “Bồng chanh đỏ” là gì? Nêu một vài căn cứ giúp em xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của truyện: Viết về tuổi thơ, thiên nhiên và cụ thể là miêu tả về một loài chim đẹp bồng chanh đỏ.

- Căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào câu chuyện kể về tuổi thơ và những trải nghiệm của hai anh em khi đi bắt chim bồng chanh đỏ, qua việc miêu tả về loài chim bồng chanh đỏ cho thấy được hai anh em đều là những người rất yêu thích động vật và luôn tìm tòi, khám phá về thế giới của các loài chim. 

Câu 4: Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài?

Trả lời:

Qua lời miêu tả của chú bé Hoài, em có thể hình dung ra được dáng vẻ rực rỡ của chum bồng chanh đỏ. Chim bồng chanh đỏ khoác lên mình bộ cánh rất đẹp. Nó có cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa. Không những vậy, loài chim này có tập tính sinh hoạt độc đáo và rất khó có thể bắt gặp loài chim này vì chúng chỉ sông ở đầm có nhiều thức ăn.

Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?

Trả lời:

Điều sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ: Một gia đình chim bồng chanh đỏ đã xuất hiện trong tổ, cùng với đó là công cuộc “phục kích” của anh em Hoài và niềm khao khát có được chim bồng chanh đỏ của hai anh em.

Câu 6: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?

Trả lời:

Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng canh thể hiện nét tính cách của Hoài: yêu thương động vật, nâng niu và trân trọng.

Câu 7: Em hãy nêu nội dung chính của bài Cây sồi mùa đông

Trả lời:

"Cây sồi mùa đông" của tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin là câu chuyện về một cậu học trò tên là Va-xu-skin, luôn đi học muộn và bị cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nghi ngờ về đức học của mình. Trong một bài tập về danh từ, cậu bé lấy ví dụ là cây sồi mùa đông là một danh từ và đòi hỏi cô giáo đồng ý. Cô giáo quyết định dẫn cậu bé về gặp mẹ của cậu để giải quyết vấn đề. Trên đường về nhà, cô giáo phát hiện ra rằng cậu bé đi muộn là do cậu đến thăm khu rừng mùa đông, nơi có cây sồi mà cậu yêu thích. Cậu bé dẫn cô giáo khám phá và tìm hiểu về sinh vật sống dưới gốc cây sồi. Khi cả hai trễ giờ, cô giáo quyết định cho cậu bé tiếp tục đi qua khu rừng để đến trường. Sau đó, cô giáo hối hận về sự nghi ngờ của mình và có cái nhìn thiện cảm hơn về cậu học trò Va-xu-skin.

 

Câu 8: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Cây sồi mùa đông

Trả lời:

- Giá trị nội dung: Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.

Câu 9: Nêu giá trị nghệ thuật “Cây sồi mùa đông”

Trả lời:

- Giá trị nghệ thuật: trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.

Câu 10: Em hãy nêu nội dung chính của bài Đảo sơn ca

Trả lời:

Bài thơ Đảo Sơn Ca của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc miêu tả vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình của hòn đảo Sơn Ca. Cây cối xanh tươi, những đám hoa giấy vàng óng đầy sức sống cùng tiếng chim reo gọi trong gió biển làm cho đảo trở nên bình yên và đáng yêu hơn bao giờ hết. Những mái chùa nhỏ, đóng vai trò là nơi linh thiêng kết nối giữa người và thiên nhiên, càng làm cho đảo Sơn Ca thêm đặc biệt và đáng trân trọng. Nơi đây, những người lính cứu hộ bảo vệ lãnh thổ đang canh giữ và họ cũng đóng góp vào vẻ đẹp của đảo Sơn Ca. Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh thiên nhiên và con người hài hòa, hòa quyện vào nhau, giúp người đọc cảm nhận được sự đặc biệt của hòn đảo Sơn Ca.

Câu 11: Liệt kê các chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Hoài trong các thời điểm:

- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước

- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm.

- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 câu).

Trả lời:

*Các chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Hoài trong các thời điểm:

- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước:

+ “Tôi có cảm tưởng chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đâu bạn ạ.”

+ “Tôi hiểu anh đang mê bồng chanh lắm, mê hơn tất cả những chú chim mà anh đã có trong lồng kia. Ngày nào tôi cũng phải ra bờ đầm một lần để được trông thấy bồng chanh thì mới yên tâm. Hôm nào anh Hiền bận thì tôi rủ bọn bạn của tôi cùng ra cho vui, tưởng như nếu từ nay mà thiếu mất nó thì mình phải nhớ đến sầu não cả người cũng nên.”

- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm:

+ “Trước sự kinh ngạc của tôi, anh chỉ giải thích ngắn gọn như thế. Tôi cun cút bước theo anh, còn vội vã nữa là đằng khác. Bởi vì bạn ạ, tôi đã phấp phỏng đoán được rằng anh sẽ dành cho tôi một “cú” bất ngờ gì đây, một cái gì đó rất chi là lí thú.”

+ “Giờ thì tôi hiểu anh Hiền rủ tôi ra ngoài này làm gì rồi. Ngực tôi bắt đầu thở phập phồng vì hồi hộp. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất. Riêng tôi thì sao mà vụng về, con đường này có gì lạ lẫm với tôi, vậy mà đã mấy lần tôi bị vấp,…”

+ “Chỉ chờ có thể, tôi tự cho phép mình lao lên ngay. Tôi thấy anh Hiền đang dùng một bàn tay lấp kín cửa hang bồng chanh… Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép… Mấy ngón tay tôi đặt xuống gờ đất ẩm lạnh trong hang. Vẫn chẳng thấy gì, tôi rút tay ra và thở dài. Không giấu được sự thất vọng…”

+ “Đêm tối, tôi không nhận ra được màu lông của nó, chỉ thấy nó nằm im thin thít trong lòng bàn tay tôi. Dường như nó quá hoảng sợ vì biết mình đã bị bắt cóc. Để an ủi con chim xinh đẹp, tôi âu yếm vuốt nhẹ lên đôi cánh mượt mà của nó.”

+ “Đã bao lâu nay tôi ao ước có một đôi bồng chanh để nuôi, đến cả trong giấc ngủ tôi cũng mơ thấy chúng, vậy mà bây giờ, nắm chúng trong tay rồi lại phải thả ra thì không tiếc ngẩn tiếc ngơ sao được…”

- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ:

+ “Hôm sau, ở trường về là tôi ra đồng ngày. Tôi muốn được nhìn thấy chú bồng chanh mà đêm qua mình đã túm gọn. Nấp sau mô đất cao, tôi đưa mắt tìm kiếm quanh đầm nhưng chẳng thấy bóng dáng con chim màu đỏ ấy…”

+ “Có tiếng chân người phía sau đi đến, tôi giật mình quay lại… Đuối lí, tôi đành nằm im, lơ đãng nhìn ra ngoài đầm.”

+ “Tôi nằm trên bờ đầm lơ đãng nhìn ra xa mà nghĩ ngợi miên man. Tôi thương đôi vợ chồng bồng chanh bây giờ đã tha con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại phải cùng nhau xây tổ để tránh mưa tránh nắng và con chồng lại lang thang kiếm tôm tép mang về nuôi con. Cuộc sống của chúng có chắc được yên ổn không, hay rồi cũng sẽ bị một lũ trẻ như tôi rình mò bắt bớ. Chúng đang nghĩ về chúng tôi như thế nào sau buổi tối hôm qua, hẳn chúng phải oán giận lắm…”

*Từ những chi tiết trên, em có thể nhận thấy được về sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài. Ban đầu, Hoài chỉ ngắm chim bồng chanh đỏ như một thói quen nhưng chính tình yêu của anh Hiền dành cho loài chim này đã truyền sang Hoài và Hoài bắt đầu thích ngắm nhìn những chú chim bồng chanh hằng ngày. Hoài cũng khao khát có được chim bồng chanh đỏ để nuôi, và rồi cuộc “đột kích” với bồng chanh đỏ diễn ra. Lúc đầu, Hoài kinh ngạc không biết anh Hiền định làm gì, về sau khi nhận ra, Hoài liền hồi hộp và lo lắng. Khi nghĩ rằng không bắt được chú chim bồng chanh đỏ nào, Hoài thở dài, thất vọng. Nhưng cuối cùng, anh Hiền cũng đã bắt được chim bồng chanh đỏ. Hoài vui sướng vô cùng, đỡ chim bồng chanh đỏ trên tay, an ủi, vuốt ve. Thời điểm anh Hiền quyết định thả chim đi, Hoài “tiếc ngẩn tiếc ngơ” vô cùng. Hoài giận, tỏ ý không tán thành với quyết định của anh Hiền. Nhưng khi hiểu ra rằng các loài động vật cũng giống như con người, chúng có gia đình, có tình yêu và cần được sống, Hoài lại trở về trạng thái bình thường, Hoài còn lo nghĩ về buổi tối hôm bị bắt ấy, chim bồng chanh đỏ có oán giận mình không và mong muốn gia đình bồng chanh đỏ quay trở về đầm nước này.

Câu 12: Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn 6 – 8 dòng).

Trả lời:

Em có thể tham khảo đoạn văn sau:

Em đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt” Xi-mông, bởi lời hứa đó chính là lời hứa của một người cha dành cho con, bảo vệ người con trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè. Hình ảnh bác Phi-líp hiện lên với lời hứa trên đã mang lại sự ấm áp, an toàn cho Xi-mông, làm xua tan đi biết bao tủi nhục mà Xi-mông phải trải qua khi không có cha. Giờ đây, bác Phi-líp đã trở thành người cha của Xi-mông, sẽ đứng ra che chở, yêu thương, bảo vệ đứa con Xi-mông của mình, thậm chí là xả thân vì con mình.

Câu 13: Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời:

Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến người đọc: Trong cuộc sống, tình yêu thương vô cùng quan trọng và khát khao có được tình yêu thương cũng là một điều chính đáng của con người. Mỗi người đều có những câu chuyện riêng, những nỗi khổ riêng, thay vì bắt nạt, khinh miệt, ghét bỏ, chúng ta hãy biết chia sẻ và đồng cảm với nhau, hãy biết tạo ra cuộc sống đầy ắp tình yêu thương. Có như vậy thì tất cả mọi người sẽ luôn được sống trong một thế giới tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Câu 14: Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Trả lời:

Em có thể tham khảo một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp như sau:

- Biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn trong lớp.

- Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong việc học tập, trong cuộc sống.

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh suy xét để đưa ra phương án giải quyết hợp lý.

- Không tự cao, tự tin thái quá, luôn giữ thái độ khiêm tốn trong một tập thể.

- Thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp về chủ đề gắn kết, chia sẻ, yêu thương để các thành viên hiểu được sự quan trọng về việc sẻ chia tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

- Mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể của lớp. từ đó tạo ra sự gắn kết và thấu hiểu nhau nhiều hơn.

 

Câu 15: Phân tích một số điểm giống và khác nhau (trong suy nghĩ, tình cảm, hành động) của Hiền và Hoài. Qua việc miêu tả hai nhân vật này, nhà văn thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người như thế nào?

Trả lời:

Em hãy chú ý đến những điểm sau:

Suy nghĩ

Tình cảm

Hành động

Giống

Hai anh em Hiền và Hoài đều mong muốn được nuôi một đôi chim bồng chanh đỏ.

Cả hai anh em Hiền và Hoài đều rất yêu thích chim bồng chanh đỏ.

Mỗi lần đi chơi hay đi học về, hai anh em Hiền và Hoài đều muốn qua chỗ tổ chim bồng chanh đỏ để nhìn thấy đôi chim.

Khác

Hiền suy nghĩ về các con của vợ chồng bồng chanh đỏ, dù có đi bắt nhưng vì không lỡ phá vỡ gia đình chim bồng chanh đỏ nên đã thả chú chim bắt được về tổ.

Hiền là một người mê nuôi chim và có sự hiểu biết phong phú về đời sống của các loài chim và Hiền đặc biệt say mê loài chim bồng chanh đỏ. Sự say mê đó xuất phát từ sự yêu thích của anh với loài chim đó chứ không phải bị tác động bởi ai.

Trong lần “đột kích” tổ chim bồng chanh đỏ, tuy đã bắt được một chú chim nhưng Hiền đã chọn cách thả chim về với tổ, với con của nó.

Hoài khi thấy anh Hiền thả chim về tổ thì “tiếc ngẩn tiếc ngơ”, tỏ ý không tán thành, vì  muốn nuôi chim bồng chanh đỏ nên muốn mang chú chim bắt được về nuôi, chứ không có ý định thả lại về tổ.

Hoài tuy cũng yêu thích và say mê chim bồng chanh đỏ nhưng sự say mê đó xuất phát từ anh Hiền. Sự say mê với chim bồng chanh đỏ của anh Hiền đã truyền sang Hoài khiến Hoài cũng trở nên say mê. Như vậy, sự say mê của Hoài về bồng chanh đỏ bị tác động bởi Hiền.

Trong lần “đột kích” tổ chim bồng chanh đỏ, khi bắt được một chú chim thì Hoài muốn giữ lại để nuôi. Trước hành động anh Hiền thả chim lại tổ, Hiền đã “hắt xì hơi mấy tiếng thật to”, tỏ ý không đồng ý.

  • Qua việc miêu tả hai nhân vật này, nhà văn thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người: Chỉ qua những miêu tả đó, ta thấy được cách nhìn nhận cuộc sống và con người của tác giả vô cùng đa dạng, phong phú. Cùng một sự việc trong cuộc sống nhưng cách thể hiện (suy nghĩ, tình cảm, hành động) của con người sẽ khác nhau. Cụ thể như Hiền và Hoài ở trong truyện: tuy cùng yêu thích, say mê và có mong muốn nuôi chim bồng chanh đỏ nhưng Hiền có thể nhìn nhận lại thấu đáo trước mọi chuyện để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, còn Hoài ưu tiên mong muốn của bản thân nhiều hơn mà không biết rằng việc làm đó không phù hợp. Đôi khi, chúng ta phải chấp nhận từ bỏ những thứ nếu nó không phù hợp và không thuộc về mình. Việc Hiền thả chim bồng chanh đỏ về tổ còn thể hiện tình yêu gia đình và thái độ luôn mong muốn giữ gìn một gia đình trọn vẹn.

Câu 16: Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.

Trả lời:

Em có thể tham khảo một số chi tiết tiêu biểu sau:

+ Chi tiết 1: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bồng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiếm. Và tôi dám chắc là bạn cũng ít khi đã gặp nó. Tôi có cảm tưởng chỉ có ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đâu bạn ạ.”

  • Chi tiết trên cho thấy được sự quý hiếm của chú chim bồng chanh đỏ. Theo lời của nhân vật Hoài, loài chim này hiếm có đến mức “cảm tưởng chỉ có ở đầm nước làng tôi mới có”, thậm chí nó “cũng không nhiều lắm đâu”. Nhân vật Hoài còn khẳng định rằng “dám chắc là bạn cũng ít khi đã gặp nó”.

+ Chi tiết 2: “Con chim ấy thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ. Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa. Chao ôi, đã bao nhiều lần anh em tôi đứng trên bờ đầm ngắm nhìn không mỏi mắt bộ cánh rất đẹp của nó.”

  • Chi tiết trên cho thấy được vẻ đẹp rực rỡ của loài chim bồng chanh đỏ. Vẻ đẹp của nó giống như một bức tranh tuyệt mĩ ở giữa vùng sông nước. Qua lời của nhân vật Hoài, chim bồng chanh đỏ có một vẻ đẹp dường như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Vẻ đẹp ấy còn khiến cho anh em Hoài phải thốt lên: “Chao ôi..” và ngẩn ngơ ngắm nhìn vẻ đẹp đó không rời được mắt.

Câu 17: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng), trong đó có sử dụng ít nhất một thành ngữ, bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu thương, sự cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.

Trả lời:

Trong cuộc sống, tình yêu thương và sự cảm thông giữa người với người là vô cùng quan trọng. Chỉ cần một cái nắm tay sẻ chia, một lời an ủi động viên hay trao nhau một nụ cười ấm áp cũng đủ tạo nên những mối quan hệ đầy ắp tình yêu thương. Trong xã hội ba chìm bảy nổi này, tình yêu và sự chia sẻ như một liều thuốc cứu rỗi tâm hồn mỗi người. Nhờ có tình yêu thương mà con người biết cảm thông, đồng cảm với nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để hướng tới cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

+ Chú thích: thành ngữ ba chìm bảy nổi

Câu 18: Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: anh hùng bàn phím, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ/tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự.

Trả lời:

- Liệu cơm không gắp nổi mắm: xuất phát từ thành ngữ “Liệu cơm gắp mắm”.

* Các trường hợp tương tự:

- Quả báo nhãn lồng

- Quả táo nhãn lồng

- Quả báo hoa quả

- Luật hoa quả

-> Xuất phát từ thành ngữ: Quả báo nhãn tiền.

- Nấu cháo cho giặc

-> Xuất phát từ thành ngữ: Nối giáo cho giặc.

Câu 19: Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây:

Biệt ngữ xã hội

Ý nghĩa

Trả lời:

Biệt ngữ xã hội

Ý nghĩa

Ăn gậy

Bị 1 điểm

Ăn trứng ngỗng

Bị điểm 0

Trượt vỏ chuối

Không làm được bài

Trúng tủ

Trúng đề

 

Câu 20: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Đảo sơn ca

Trả lời:

- Nội dung: Là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.

Câu 21: Nêi giá trị nghệ thuật “Đảo sơn ca”

- Nghệ thuật:

  •  Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người
  •  Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
  •  Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ
  •  Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát, tạo ra vần điệu nhịp nhàng, sinh động

Câu 22: Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích như nhân vật Hoài hay chưa?

Trả lời:

Em có thể tham khảo gợi ý sau:

Giống như nhân vật Hoài, em đã từng trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích. Cảm giác ấy đến với em khi em phải nhường lại cho em gái món đồ chơi mà mình vô cùng giữ gìn và yêu quý. Lúc đó, em rất buồn nhưng nghĩ đến khuôn mặt rạng rỡ của em gái khi được nhận món đồ chơi đó, em liền vui trở lại và cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” cũng dần qua đi.

Câu 23: Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật? Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu để trả lời câu hỏi này.

Trả lời:

Em có thể tham khảo đoạn văn sau:

Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện đã để lại cho em rất nhiều suy nghĩ sâu sắc về cách ứng xử của con người với loài vật. Hai anh em Hiền và Hoài rất yêu thích các loài chim. Một hôm, hai anh em Hiền và Hoài nhìn thấy một đôi chim bồng chanh đỏ. Vì niềm khao khát muốn có được chim bồng chanh đỏ đó nên Hiền và Hoài đã có ý định bắt đôi bồng chanh đỏ này về nuôi. Hai anh em Hiền và Hoài vất vả mãi, cuối cùng Hiền cũng bắt được một chú bồng chanh đỏ, tuy nhiên cuối cùng trong ánh nhìn tiếc nuối của Hoài, Hiền đã thả chú bồng chanh đỏ đó lại tổ. Có lẽ, sau lần ấy, Hiền và Hoài đều đã học được một bài học về tình yêu đó là khi yêu một điều gì đó, phải làm cho nó hạnh phúc chứ không phải chiếm hữu nó cho riêng mình. Câu chuyện của hai anh em Hoài cùng với lời nhắn nhủ của chú bé Hoài ở cuối truyện đã gửi gắm đến bạn đọc cách ứng xử của con người với loài vật: Chúng ta hãy biết yêu thương loài vật và hãy nhớ, yêu thương là phải làm cho thứ mà ta yêu quý được phát triển, chứ không phải chiếm lấy cho riêng mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay