Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (PHẦN 2)

Câu 1: Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Trả lời:

Nội dung bao quát của văn bản là: Nói về người anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu chính trực và căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc.

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử là vì trong truyện có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.

 

Câu 2: Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.

Trả lời:

Những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu là mưu trí, hiên ngang, yêu nước, căm ghét giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước.

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể, cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử, cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật,…)

Trả lời:

Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba cùng lời kể của các nhân vật khác, giúp cho câu chuyện có được cái nhìn bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật, ta hiểu thêm được tính cách và con người của họ. Tái hiện lại được bối cảnh lịch sử chân thật cùng ngôn từ ngắn gọn, súc tích. Giọng điệu lời văn đầy khí thế và tự hào, đã giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc được lưu giữ muôn đời.

Câu 4: Từ các văn bản đã học, đã đọc, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc?

Trả lời:

Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mới thoát khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập, tự do. Giá trị của lịch sử cũng được hình thành và khẳng định trong quá trình đoàn kết đấu tranh bền bỉ, kiên cường đó. “Giá trị lịch sử” là nguồn gốc hình thành nền văn hóa, là cội nguồn của con người, là những truyền thống quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại và được kế thừa phát huy qua từng thế hệ. Giá trị lịch sử làm nên giá trị dân tộc bởi mỗi quốc gia có một quá trình dựng nước và giữ nước khác nhau. Giá trị lịch sử được thể hiện ở quá trình gây dựng đất nước của ông cha ta, là niềm tự hào của dân tộc khi chiến thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ nước nhà. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã lí giải nguồn gốc sinh ra của con người. Chính vì vậy, Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”. Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã có rất nhiều anh hùng phải hy sinh để đổi lấy hòa bình đất nước. Lịch sử đấu tranh hào hùng trong quá khứ và những trang sử đang được viết tiếp trong cuộc sống hiện đại chính là niềm tự hào của mỗi dân tộc, là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nhờ có lịch sử mà con người biết trân trọng cuộc sống hiện tại hơn. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người không biết coi trọng lịch sử, không biết trân trọng cuộc sống hiện tại hay có tư tưởng phản động, dẫn đến những cái nhìn sai trái, lệch lạc về lịch sử dân tộc. Do vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần phải biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 5: Trong văn bản “Bến nhà rồng năm ấy”, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”

Trả lời:

Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê, thuyền trưởng Louis Edouard Maisen

  Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba” không ngại khó ngại khổ quyết tâm với con đường cứu nước mình chọn không vì khó khăn gian khổ mà vứt bỏ công việc cứu nước, cứu dân, đánh đuổi thực dân Pháp

Câu 6: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì?

Trả lời:

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, văn võ song toàn.

Câu 7: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…).

Trả lời:

Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba cùng lời kể của các nhân vật khác, giúp cho câu chuyện có được cái nhìn bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật, ta hiểu thêm được tính cách và con người của họ.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

– Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

  1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?
  2. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Đoạn văn trên là lời nói của vua Quang Trung nói với các tướng.
  2. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cầu khiến.

Việc dùng câu cầu khiến để kết thúc lời thoại có tác dụng nhấn mạnh yêu cầu của vua Quang Trung đối với các tướng rằng hãy nhớ lấy lời mình nói và khẳng định điều mình nói là thật, không nói khoác.

 

Câu 9: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng một câu khẳng định và một câu phủ định.

Trả lời:

Tôi (quay sang Linh, nói): Linh ơi, hôm qua bạn để quên đồ ở lớp.

Linh: Tớ chắc chắn không quên gì cả.

Tôi (đưa cho Linh): Hôm qua, cậu để quên vở bài tập về nhà ở lớp đó.

Linh: Vậy á? Tớ không hề nhớ. Cảm ơn cậu đã cầm giúp tớ.

*Chú thích:

- Câu khẳng định: Tớ chắc chắn không quên gì cả.

- Câu phủ định: Tớ không hề nhớ.

Câu 10: Cho câu sau: Nam đang đọc truyện lịch sử.

  1. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
  2. Trao đổi kết quả câu a với bạn ngồi cùng bàn. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu này trong bài làm của bạn mình.

Trả lời:

a.

Câu hỏi: Nam đang đọc truyện lịch sử hả?

Câu cảm: Ôi, Nam đang đọc truyện lịch sử!

Câu khiến: Nam hãy đọc truyện lịch sử đi!

  1. (Các em thực hiện trao đổi kết quả với bạn).

 

Câu 11: Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” hoặc “quân đội nhà Thanh” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Trả lời:

*Đặt câu với cụm danh từ: “Vua Quang Trung”

- Câu khẳng định: Nhắc đến các vị vua có công lớn với nước nhà, không thể không nhắc đến vua Quang Trung.

- Câu phủ định: Vua Quang Trung không thể biết bản thân mình đã góp phần vô cùng to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Câu 12: Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:

… tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hay chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Nhân vật đó là Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ấn”, tuổi trẻ tài cao.

Câu 13: Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách của nhân vật Vua Quang Trung (Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng).

Trả lời:

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, cụ thể là đoạn trích Hồi thứ mười bốn, Vua Quang Trung hiện lên với dáng vẻ đĩnh đạc, hành động quyết đoán, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, tài giỏi không chỉ học thức mà còn cả tài đánh giặc, văn võ song toàn. Những điều ấy được thể hiện rất rõ qua một số chi tiết tiêu biểu như: Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc; Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu; Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người; Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác;… Chính những chi tiết ấy đã góp phần làm nổi bật lên tính cách nhân vật Vua Quang Trung.

 

Câu 14: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng).

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh, đã được tác giả thể hiện khác nhau. Có sự khác nhau như vậy bởi tác giả muốn bày tỏ một sự rõ ràng trong thái độ của mình: kính trọng đối với những người anh hùng và khinh thường đối với quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính là cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử.

Câu 15: Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Trả lời:

Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:

- Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba, có hành động quyết liệt và mạnh mẽ và là một vị vua anh dũng đích thân ra trận.

- Trong lịch sử Việt Nam, Quang Trung vừa là vị vua lập chiến công lớn, nhưng cũng đồng thời là vị tướng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường.

Câu 16: So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

  1. Tôi không thể làm điều đó.
  2. Tôi không thể không làm điều đó.

Trả lời:

- Giống:

+ Hình thức: Cả hai câu đều có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.

                   : Đều có chủ ngữ là “Tôi”, từ “không” xuất hiện trong câu.

- Khác:

Câu a: Câu phủ định -> Thể hiện thái độ phủ nhận, không thể làm điều đó.

Câu b: Câu khẳng định -> Thể hiện thái độ chắc chắn phải làm điều đó. (“không thể không làm” -> phải làm).

Câu 17: Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đại Nam Quốc sử diễn ca

Trả lời:

- Giá trị nội dung: Đại Nam Quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử sử học Việt Nam mà cũng là của văn học sử cổ cận đại Việt Nam. Bộ sử ca này nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào những năm giữa thế kỉ thứ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước ngoài (Trung Quốc).

- Giá trị nghệ thuật: thể thơ lục bát

 

Câu 18: Em hãy nêu nội dung chính của bài Đại Nam Quốc sử diễn ca

Trả lời:

Các tác giả đã tuyên dương đại nghĩa dân tộc, ngợi ca các anh hùng giữ nước và dựng nước, đồng thời phê phán không khoan nhượng bè lũ cướp nước và bán nước. Một số bi kịch lịch sử như cảnh ngộ Mỵ Châu – Trọng Thủy cũng được lý giải phân minh, nêu lên bài học cảnh giác cho hậu thế nhớ mãi.

Câu 19: Văn bản “Hoàng lê nhất thống chí” đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?

Trả lời:

Em có thể tham khảo gợi ý sau:

Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Nhưng điều đó không làm nhụt chí công cuộc chống giặc của nhân dân ta. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi bởi có sự chỉ huy tài tình, thông minh của người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, bất khuất của quân và dân ta.

Câu 20: So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

Một văn bản em đã đọc là cốt truyện đa tuyến là truyện “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng cốt truyện đa tuyến.

- Điểm giống: Đều có mạch truyện xuyên suốt toàn tác phẩm.

- Điểm khác:

+ Trong Hoàng Lê nhất thống chí, cụ thể là đoạn trích Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn, cốt truyện đơn tuyến thống nhất theo mạch kể: Hồi thứ hai: kể lại việc kiêu binh nổi loạn, phò chúa mới Trịnh Tông lên ngôi sau khi truất quyền chúa cũ Trịnh Cán, đã trở nên kiêu căng, hành động càn quấy, gây bao tai họa, náo động chốn kinh thành. Hồi thứ mười bốn: kể lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

+ Trong Chiếc lá cuối cùng, có hai tuyến truyện:

Tuyến truyện thứ nhất

Tuyến truyện thứ hai (tuyến truyện song hành, ẩn dưới tuyến truyện thứ nhất)

Tại một khu họa sĩ nghèo, có một cô gái tên là Johnsy bị ốm. Cô tuyệt vọng đếm từng chiếc lá thường xuân đang rụng. Cuối cùng lá rụng chỉ còn đến một chiếc lá trên cành, nếu lá đấy rơi thì sự sống của Johnsy cũng rơi theo. Kết thúc truyện lá không rơi và Johnsy cũng không chết.

Có một ông họa sĩ già nuôi tham vọng vẽ bức kiệt tác, đúng lúc ấy có một cô gái trẻ tuyệt vọng muốn chết vì những chiếc lá rơi. Ông lão muốn cứu cô gái bằng dự định vẽ chiếc lá vào đêm mùa đông giá rét thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Truyện kết thúc khi cô gái hồi phục bởi chiếc lá (được vẽ) vẫn còn nhưng họa sĩ già thì qua đời.

ð Cốt truyện kép xoắn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay