Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối ôn tập bài 13: Bài đọc Mầm non. Luyện từ và câu Từ đa nghĩa. Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

Dưới đây là giáo án bài 13: Bài đọc Mầm non. Luyện từ và câu Từ đa nghĩa. Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ÔN TẬP BÀI 13

Bài đọc: Mầm non

Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa

Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Mầm non.

- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được từ đa nghĩa.

- Nắm được cấu tạo và lập dàn ý được bài văn tả phong cảnh.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

­Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết). 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về từ đa nghĩa và cách sử dụng. 

- Nắm được các bước lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh. 

3. Phẩm chất: 

- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp mùa xuân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh: 

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em  hãy nêu sự thay đổi của thiên nhiên khi mùa đông chuyển sang mùa xuân, mùa khô chuyển sang mùa mưa?

- GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Khi mùa đông chuyển sang mùa xuân, thời tiết chuyển từ lạnh buốt sang se se lạnh và đôi khi nóng bức; cỏ cây chuyển từ rụng lá, không có lá, cây bị đóng băng thành cây cỏ phát triển, đâm chồi nảy lộc, lá non mọc nhiều hơn. 

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 2 – Ôn tập Bài 13:

+ Bài đọc: Mầm non. 

+ Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa.

+ Viết: Lập dàn ý viết bài văn tả phong cảnh.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Mầm non.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài thơ Mầm non với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài thể hiện sự thay đổi của cảnh vật khi giao mùa. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về từ đa nghĩa.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

+ Từ đa nghĩa là gì?

+ Nêu ví dụ? 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả phong cảnh.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Nêu các bước lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Mầm non.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

 

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Mầm non, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn tập lại định nghĩa từ đa nghĩa và tự tìm kiếm các ví dụ về các loại từ đó.

+ Lập dàn ý hoàn chỉnh cho bài văn tả phong cảnh.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Khái niệm: Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. 

+ Ví dụ: từ “ăn” có nghĩa gốc “ăn cơm” (cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống); ăn cưới (ăn uống nhân dịp cưới); ăn ảnh (trông đẹp hơn trong ảnh so với ngoài đời). 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

Dàn ý cho bài văn tả phong cảnh gồm 3 phần:

1. Mở bài: Nêu những ý giới thiệu bao quát về phong cảnh theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. 

2. Thân bài: Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự: 

- Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải. 

- Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,…). 

- Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng,… trong những thời điểm khác nhau. 

Lưu ý: 

- Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.

- Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,… nổi bật. 

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc tình cảm, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

A

B

C

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

a. “Nhà” là nơi để ở: Nhà anh hiện đại quá

b. “Nhà” là gia đình: Nhà tôi có 3 thành viên

c. “Nhà” là người làm nghề: Nhà báo phải xông pha mọi mặt trận để có những bài viết cập nhật tình hình sớm nhất.

d. Chỉ vợ hoặc chồng: Nhà tôi nấu ăn ngon lắm!

Bài 2: 

a.

- Từ đa nghĩa chín với các nghĩa: (quả) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc màu vàng, có hương thơm (Quýt nhà ai chín đỏ cây); thành thạo, tinh thông nghề nghiệp (Một nghề cho chín...).

- Từ chín là tính từ với nghĩa: thành thạo, tinh thông (Một nghề cho chín...) đồng âm với chín là số từ chỉ số đứng ngay sau số tám, trước số mười (... còn hơn chín nghề).

b. Trong những câu ở b), ta có:

- Từ đa nghĩa cắt với các nghĩa: làm đứt bằng vật sắc (...cắt cỏ); tách ra một phần để bỏ bớt (Bài viết bị cắt một đoạn); phân chia nhau để làm việc gì theo sự luân phiên (Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa...).

- Từ cắt là danh từ chỉ loài chim ăn thịt nhỏ hơn diều hâu, cánh dài và nhọn, bay rất nhanh (nhanh như cắt) đồng âm với cắt là động từ với các ý nghĩa chỉ ra ở trên.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

  1. Nhân vật tôi thích buổi trưa là buổi trưa   mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Chính cái buổi trưa mùa hè nắng gắt khiến nhân vật tôi thích nhất. 

  2. Buổi trưa đã giúp gia đình bạn nhỏ có thóc hong khô, củi khô đun bếp. 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

-----------------

………….Còn tiếp …………..

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 650k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 1000k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay