Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối ôn tập bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 1)

Dưới đây là giáo án bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 1). Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 1: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về câu đơn, câu ghép

Luyện tập cách nối vế câu ghép

Luyện tập về liên kết câu

Luyện viết văn

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 4.
  • Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản. 
  • Ôn luyện về câu đơn, câu ghép và liên kết câu.
  • Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết). 
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

- Biết yêu thiên nhiên, bày tỏ tình cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.

3. Phẩm chất: 

  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.

2. Đối với học sinh: 

  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Luyện tập đọc hiểu văn bản

+ Luyện tập về câu đơn, câu ghép

+ Luyện tập cách nối vế câu ghép

+ Luyện tập về liên kết câu

+ Luyện viết văn

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II. 

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì II.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. 

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về:

- Câu đơn, câu ghép.

- Cách nối vế câu ghép

- Liên kết câu.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép, cách nối các vế câu ghép và liên kết câu.

- GV hệ thống lại kiến thức cho HS.

* Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ. 

* Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế trong câu ghép có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. 

* Cách nối các vế câu ghép: 

+ Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng một kết từ (và, rồi, hoặc, còn, hay, nhưng, mà, song,...) 

+ Các vế của câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau: giữa các vế không có kết từ mà chỉ có dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy,...) 

* Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ - câu sau lặp lại từ ngữ ở câu trước.

* Liên kết câu bằng từ ngữ nối: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhưng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,... Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu. 

* Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ, danh từ,... ở câu sau thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước. Ngoài tác dụng liên kết, việc dùng từ thay thế còn tránh được sự trùng lặp từ ngữ trong đoạn văn. 

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được cách viết bài văn tả người.

- Nắm được cấu tạo và cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. 

- Nắm được cách viết bản chương trình hoạt động 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+   Viết bài văn tả người gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? 

+ Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? 

+ Bản chương trình hoạt động gồm những phần mục nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép và liên kết câu trong đoạn văn.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

…………………..

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

+ Viết bài văn tả người thường có 3 phần: 

-) Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó. 

-) Thân bài: 

Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,...) 

Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,...) 

Tả sở trường, sở thích hoặc tính tình

-) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả

+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc thường có 3 phần: 

-) Mở bài: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc. 

-) Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc. 

-) Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc,... 

+ Chương trình hoạt động thường được trình bày theo các mục: mục đích, thời gian và địa điểm, chuẩn bị, kế hoạch thực hiện,... 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

A

D

D

Câu 6: 

Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ với nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương. 

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

- Câu ghép: b) và d)

- Câu đơn: a) và c) 

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.

d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.

Bài 2: 

a) Câu đơn: (1)

Câu ghép: (2), (3)

b) 

(1) Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm // thì đi tìm khe dứa dại.

(2) Trong mùa đông //, chỉ có những bụi dứa dại/ xanh nguyên //, mỗi chiếc lá dứa/ vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám.

(3) Kẽ lá dứa/ sâu hoắm //, ta/ có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.

Bài 3: 

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang.

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì... Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Bài 4: 

(1) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. (4) Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

(5) Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. (6) Năm 248, người con gái tài giỏi ấy cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. (7) Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của  sáng mãi với non sông, đất nước.

Bài 5: 

- Đoạn 1: Nhưng nối câu 3 với câu 2

- Đoạn 2: Vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1. Rồi nối câu 5 với câu 4.

- Đoạn 3: Nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2.  Rồi nối câu 7 với câu 6.

- HS lắng nghe, chữa bài.

…………………

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận ngay giáo án kì I
  • 30/12 bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • 5 kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay