Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối ôn tập bài 5: Bài đọc Giỏ hoa tháng Năm. Cách nối vế các câu ghép (Tiếp theo). Viết đoạn văn tả người

Dưới đây là giáo án bài 5: Bài đọc Giỏ hoa tháng Năm. Cách nối vế các câu ghép (Tiếp theo). Viết đoạn văn tả người. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 5

Bài đọc: Giỏ hoa tháng Năm

Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép (Tiếp theo)

Viết: Viết đoạn văn tả người

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Giỏ hoa tháng Năm.
  • Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được cách nối các vế câu ghép.

-    Nắm được cấu tạo và lập dàn ý được đoạn văn tả người.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt). 
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

  • Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
  • Biết sử dụng thành tạo cách nối các vế câu ghép và nắm được những điều cần lưu ý khi sử dụng. 
  • Vận dụng được cách viết đoạn văn tả người hoàn chỉnh

3. Phẩm chất: 

  • Biết yêu thương bạn bè, hòa đồng và cảm thông với bạn bè, với mọi người và biết trân trọng những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

  • Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh: 

  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Quà tặng cuộc sống: Câu chuyện về tình bạn và trả lời câu hỏi: Qua video trên em rút ra được bài học gì?

https://vtv.vn/video/qua-tang-cuoc-song-cau-chuyen-ve-tinh-ban-358549.htm

- GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Bài học rút ra: Chúng ta cần phải phải biết đoàn kết, chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống. 

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 5 – Ôn tập Bài 5:

+ Bài đọc: Giỏ hoa tháng Năm. 

+ Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép (tiếp theo).

+ Viết: Viết đoạn văn tả người.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Giỏ hoa tháng Năm.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Giỏ hoa tháng Năm với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở các câu thoại của các nhân vật để thể hiện được tình cảm của nhân vật Xu-di dành cho người bạn Pam thân thiết của mình. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về câu ghép.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Có các cặp từ nào có thể nối với câu ghép? 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của đoạn văn tả người.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Nêu các bước lập dàn ý cho đoạn văn tả người gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Giỏ hoa tháng Năm.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

…………………

 

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

Có 2 cặp có thể nối với nhau với các vế của câu ghép: 

+ Các cặp kết từ: vì … nên …, bởi … nên …, nhờ … nên (mà) …, nếu … thì …, hễ … thì …, giá … thì …, tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng …, dù … nhưng …, chẳng những … mà …, không chỉ … mà …. 

+ Các cặp từ hô ứng: vừa … đã …, chưa … đã …, càng … càng …, đâu … đó …, bao nhiêu … bấy nhiêu … 

- HS chú ý lắng nghe

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

Dàn ý cho đoạn văn tả người gồm 3 phần:

1. Mở đoạn: Giới thiệu về người em muốn tả

2. Thân đoạn: 

* Tả hình dáng bên ngoài:
+ Dáng người, dáng đi.
+ Trang phục thường mặc.

* Tả chi tiết các đặc điểm nổi bật:
+ Tả nước da, mái tóc, khuôn mặt.
+ Tả các chi tiết mắt, miệng, mũi, trán,...
+ Tả giọng nói, nụ cười.

* Tả tính cách, hoạt động thường ngày:
+ Tả những đặc điểm tính cách nổi bật của người thân (ví dụ: ông em là người rất điềm đạm).
+ Tả những sự việc, hành động hàng ngày của người thân.
+ Kể một số kỉ niệm đẹp của em và người thân.

3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em đối với người đó. 

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

A

B

D

C

- HS lắng nghe, chữa bài. 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

- Có 3 câu ghép trong đoạn trích:

+ Câu 1:... anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào...

+ Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

+ Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. 

- Phân tích các câu ghép: 
Câu 1 có 3 vế câu: ...., anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào.

Câu 2 có vế câu: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

Câu 3 có 2 vế câu: Lê-nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

Cách nối các vế của câu ghép: 

+ Câu 1: 

- Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì

- Vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy)

+ Câu 2: Vế 1 với vế 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Tuy .... nhưng

+ Câu 3: Vế 1 và vế 2 nối với nhau (giữa 2 vế có dấu phẩy)

Bài 2: 

Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu // thì nhất định các cô, các chú thành công.

Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu... thì.

Bài 3: 

Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.

-  Cách nối các vế câu ghép: có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT: tuy ... nhưng.

 Tuy bốn mùa / là vậy nhưng // mỗi mùa Hạ Long / lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.

Chú thích: 

+ Bốn mùa: chủ ngữ 1 

+ Là vậy: vị ngữ 1

+ Mỗi mùa Hạ Long: chủ ngữ 2 

+ Lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người: vị ngữ 2 

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

…………………….

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 750k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay