Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối ôn tập bài 20: Bài đọc Cụ Đồ Chiểu. Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng

Dưới đây là giáo án bài 20: Bài đọc Cụ Đồ Chiểu. Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ÔN TẬP BÀI 20

Bài đọc: Cụ Đồ Chiểu

Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cụ Đồ Chiểu.

- Đánh giá và chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về phần Viết). 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Nắm được các yêu cầu khi đánh giá và chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng. 

3. Phẩm chất: 

- Biết rèn luyện tính kiên trì, kiên nhẫn khi làm việc; có tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ khi làm nhiệm vụ; không gục ngã trước những khó khăn, gian khổ. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

  • Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.

2. Đối với học sinh: 

  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi  và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của em về Nguyễn Đình Chiểu? 

- GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạch Trạch, Hiệu Trọng Phủ Hối Trai, sinh ngày 01/07/1822 tại Làng Tân Thới, Phủ Tân Bình, Huyện Bình Dương, Tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Đình làm Thư Lại tại Dinh Tổng Trần Lê Văn Duyệt.

Năm 1833, Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế, gửi ăn học. Khoảng năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam, và đến năm 1843 thi đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, cậu Tú Chiểu lại ra kinh đô Huế chuẩn bị thi tiếp. Nhưng không may, Nguyễn Đình Chiểu nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về Nam chịu tang. Phần vì đường sá xa xôi, vất vả, phần vì thương khóc mẹ nhiều. Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng và mù cả hai mắt, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định và mở trường dạy học. Danh tiếng thầy Đồ Chiểu vang khắp miền lục tỉnh. Ông còn bốc thuốc chữa cho dân với tấm lòng nhân ái bao la.

Khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định (1859), trong lúc quan tướng triều đình hoảng hốt chạy dài, Nguyễn Đình Chiểu đã ngay lập tức, cùng nhân dân và các sĩ phu yêu nước chiến dấu để bảo vệ từng tấc đất của cha ông. Không thể trực tiếp cầm gươm cầm súng xông ra giữa trận tiền, Nguyễn Đình Chiểu tích cực cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, đồng thời sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn để khích lệ tinh thần chiến đấu chống giặc của nhân dân. Gia Định mất, ông chạy về Cần Giuộc. Cần Giuộc mất, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Ba Tri (Bến Tre)… Rồi cả Nam Kì lục tỉnh đều lọt vào tay giặc, nỗi đau dồn lên đầu ngọn bút và tấm lòng vẫn sáng tựa gương, nhà thơ mù đất Đồng Nai đã nêu cao tấm gương kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Mọi sự đe dọa, mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc bằng tiền tài, đất đai, danh vọng của thực dân đều không lung lạc nổi ý chí Nguyễn Đình Chiểu. Ông vẫn tiếp tục chiến dấu bằng ngòi bút cho đến hơi thở cuối cùng.

Nguyễn Đình Chiểu mất ngày 03/07/1888 tại Ba Tri. Đám tang ông cả cánh đồng Ba Tri rợp trong khăn tang, rất đông học trò và đồng bào thương tiếc tiễn đưa người thầy giáo, nhà thơ, người con ưu tú của dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 7 – Ôn tập Bài 20:

+ Bài đọc: Cụ Đồ Chiểu. 

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------

…………Còn tiếp…………

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 650k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 1000k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay