Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối ôn tập bài 9: Bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Luyện từ và câu Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
Dưới đây là giáo án bài 9: Bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Luyện từ và câu Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 6: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN
ÔN TẬP BÀI 9
Bài đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Nắm được cấu tạo và tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được những kiến thức cơ bản, cách sử dụng và những trường hợp đặc biệt khi liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Định hướng được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quê hương, đất nước, tự hào về nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Top 6 trò chơi dân gian hấp dẫn cho trẻ và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các trò chơi có trong đoạn video? https://www.youtube.com/watch?v=IqI5T8wgRtI - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Các trò chơi có trong video là: nu na nu nống, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, thả đỉa ba ba, cá sấu lên bờ, dung dăng dung dẻ. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 6 – Ôn tập Bài 9: + Bài đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. + Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. + Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Với những nét đặc sắc của mình, hội thi đã góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Liên kết câu lặp từ ngữ là gì? + Có bao nhiêu cách liên kết câu? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). ………………….. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. + Khái niệm: Liên kết câu lặp từ ngữ là nhắc lại ở câu sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. Các từ ngữ lặp lại giữa các câu thường là các danh từ / động từ / tính từ. + Các cách liên kết câu:
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc gồm 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc. 2. Thân bài: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc. 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện). - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: Trong câu in nghiêng Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm... như đang múa quạt xoè hoa. Từ "đền" lặp lại từ đứng trước. Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một câu trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: Câu 1 nói về đền Thượng, còn câu 2 lại nói về ngôi nhà, ngôi chùa hoặc trường, lớp... Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. Bài 2: a) Từ trống đồng và Đông Sơn được lặp lại để liên kết câu. b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu. Bài 3: Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì... Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. ………………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây