Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Giáo án bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐIỂM: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

BÀI 9: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện không khí sôi nổi, sự khéo léo, tài giỏi của các đội thi. 

  • Nhận biết được cách thuật lại sự việc theo trình tự thời gian của văn bản. Nhận biết được ý nghĩa của hội thi thổi cơm: Phản ánh nét đẹp truyền thống của dân tộc.  

  • Nhận biết được phép liên kết câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ. Nắm được lí thuyết và ứng dụng thực hành các bài tập.  

  • Biết phân tích được cấu tạo của một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc; hiểu được nội dung triển khai của từng phần trong đoạn; phân biệt được câu nêu tình cảm, cảm xúc trực tiếp với câu nêu tình cảm, cảm xúc gián tiếp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết cảm nhận được vẻ đẹp của phong tục, lễ hội được thể hiện trong văn bản và trong đời sống

  • Biết bày tỏ thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ những giá trị truyền thống đó

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh ảnh, video,… về những lễ hội truyền thống. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV giới thiệu chủ điểm bài học: Tiếp nối chủ điểm Vẻ đẹp cuộc sống là chủ điểm Hương sắc trăm miền. Nếu chủ điểm Vẻ đẹp cuộc sống kể cho các em nghe theo những cách khác nhau về những con người bình dị sống xung quanh ta, thì mỗi bài học trong chủ điểm Hương sắc trăm miền lại đem đến cho các em trải nghiệm về những vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam yêu thương.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về lễ hội truyền thống ở Việt Nam: 

Lễ hội đua thuyền

Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội rước Thánh

Lễ hội Đền Hùng

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Hội Gióng là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong những vị thánh “bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc đáo, đặc sắc nhất của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.

Hiện nay, đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều nơi thờ phụng Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng nhưng chính hội vẫn là ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) - nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) - nơi Thánh Gióng hóa thân.

Hàng năm, Hội Gióng chính thống được tổ chức vào ngày mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch tại đền Phù Đổng và các vùng lân cận.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.43, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đã miêu tả khung cảnh náo nhiệt lễ hội. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết của hội thi đó nhé!  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện khung cảnh lễ hội. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, đọc đúng ngữ điệu những câu miêu tả không khí chuẩn bị nấu cơm bằng giọng đọc sôi nổi; nhấn giọng vào cụm từ: “người thì”. 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn luyện đọc một số câu thể hiện khung cảnh lễ hội:

+ Luyện đọc một số từ khó: trẩy quân, thoăn thoắt, giã thóc, giần sàng,… 

+ Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài: 

  • Khi tiếng trống hiệu vừa dứt,/ bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc,/ thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy/ để lấy nén hương cắm ở trên ngọn.// 

  • Mỗi người nấu cơm/ đều mang một cái cần tre/ được cắm rất khéo vào dây lưng,/ uốn cong hình cánh cung/ từ phía sau ra trước mặt,/ đầu cần treo cái nồi nho nhỏ.// 

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sông Đáy ngày xưa”. 

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “người xem hội”. 

+ Đoạn 3: Phần còn lại. 

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

 

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Đồng Vân: một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội. 

+ Sông Đáy: một nhánh của sông Hồng. 

+ Đình: ngôi nhà to, rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng. 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Hội thổi cơm thi của làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?  

+ Câu 2: Cách lấy lửa để nấu cơm trong cuộc thi được miêu tả như thế nào? 

+ Câu 3: Kể tên những việc làm đan xen cùng việc lấy lửa. Các thành viên của mỗi đội đã phối hợp với nhau như thế nào khi thực hiện những việc đó? 

+ Câu 4: Xếp những bức tranh thể hiện một số hoạt động trong cuộc thi nấu cơm vào nhóm thích hợp. 

Chuẩn bị nấu cơm

Nấu cơm

Chấm giải cuộc thi

 

+ Câu 5: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. 

A. Ca ngợi nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. 

B. Bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. 

C. Khơi dậy ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. 

+ Câu 2: Bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên, châm cho que hương cháy thành ngọn lửa để nấu cơm ...

=> Cách miêu tả cảnh lấy lửa có tác dụng giúp người đọc hình dung được đây là một cuộc thi không dễ dàng chút nào. Mức độ gay cấn của cuộc thi thể hiện ngay trong bước chuẩn bị thi. Đội nào không vượt qua được có lẽ sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Cuộc thi càng khó thì càng hấp dẫn người xem, càng tạo cơ hội đua tài cho những người tham gia. 

+ Câu 3: 

……………

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

...............

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 750k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay