Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối Chủ đề 9 Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp - Tuần 1
Giáo án Chủ đề 9 Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 12 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(9 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân.
- Xác định những phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề lựa chọn.
- Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
- Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân.
- Xác định những phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề lựa chọn.
- Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
- Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Hướng nghiệp: xác định những nghề/nhóm nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo định hướng nghề nghiệp và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
3. Phẩm chất
- Nhân ái.
- Có trách nhiệm với việc định hướng nghề nghiệp của bản thân và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thu thập tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Các trường hợp thực tế về sự thuận lợi, thành công khi lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân.
- Các trường hợp thực tế về chuyển đổi nghề thành công hay thất bại.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nhiệm vụ cần thực hiện trong SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết để thiết kế sản phẩm giới thiệu bản thân và định hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Giấy A0, A4, bút dạ, bảng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý một số hoạt động:
- Tham gia trao đổi về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân.
- Giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp về các vấn đề:
+ Những yếu tố tác động đến xu thế phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
+ Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của một số nghề trong xã hội hiện đại đối với người lao động.
+ Những yếu tố tác động đến nhu cầu chuyển đổi nghề của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Chơi trò chơi Đoán tên nghề.
- ...
CHƠI TRÒ CHƠI “ĐOÁN TÊN NGHỀ”
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Biết được đặc điểm và yêu cầu về phẩm chất , năng lực, sức khỏe đối với người lao động làm một số nghề trong xã hội hiện đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Cách chơi và luật chơi.
- Câu hỏi và đáp án cho trò chơi.
- Phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Phổ biến trước cách chơi và luật chơi để HS các lớp chuẩn bị.
- Cử BGK và quản trò.
2. Đối với HS
- Tìm hiểu trước về đặc điểm và yêu cầu về phẩm chất, năng lực, sức khoẻ đối với người lao động làm một số nghề trong xã hội hiện đại.
- Đăng kí tham gia trò chơi.
- Phấn, bảng con để ghi câu trả lời.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Tổ chức trò chơi
a. Mục tiêu
- Biết được đặc điểm và yêu cầu về phẩm chất , năng lực, sức khỏe đối với người lao động làm một số nghề trong xã hội hiện đại.
- Định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nội dung của chủ đề.
b. Tổ chức thực hiện
- Chia những người tham gia chơi thành 3 – 4 đội chơi, mỗi đội khoảng 5 – 6 người.
- Quản trò lần lượt nêu 4 – 5 đặc điểm và yêu cầu về phẩm chất, năng lực, sức khoẻ đối với người lao động làm một nghề nào đó trong xã hội hiện đại. Ví dụ: Hãy đoán tên nghề mà đòi hỏi người làm nghề đó phải:
+ Đi nhiều nơi.
+ Tiếp xúc với nhiều người.
+ Có hiểu biết về một số nét văn hoá, kinh tế, xã hội đặc trưng của những vùng đất sẽ đến.
+ Có kĩ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kĩ năng thuyết trình.
+ Có năng lực độc lập giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
- Sau thời gian khoảng 30 giây hội ý, các đội chơi phải viết tên nghề có những đặc điểm đó ra bảng đen và giơ lên.
- Sau mỗi câu hỏi, BGK sẽ cho điểm mỗi đội. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
- Kết thúc cuộc chơi, BGK sẽ công bố tổng số điểm của mỗi đội. Đội có tổng số điểm cao nhất là đội thắng cuộc.
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
Gợi ý một số hoạt động:
- Chia sẻ những năng lực, phẩm chất, sở trường và sở thích của bản thân.
- Tọa đàm về chọn nghề phù hợp.
- …
CHIA SẺ NHỮNG NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT,
SỞ TRƯỜNG VÀ SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN
Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- HS xác định rõ các năng lực, phẩm chất, sở trường, và sở thích của mình.
- Tạo cơ sở để các em chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
b. Sản phẩm
Xác định rõ các năng lực, phẩm chất, sở trường, và sở thích của bản thân.
c. Nội dung – Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS lần lượt giới thiệu về năng lực, phẩm chất, sở trường, và sở thích của bản thân theo các nội dung:
+ Mình giỏi nhất trong lĩnh vực nào? (học tập, thể thao, nghệ thuật, kỹ năng mềm, v.v.)
+ Sở thích cá nhân là gì? (sở thích có thể liên quan hoặc không liên quan đến học tập)
+ Những phẩm chất nào mình thấy đáng tự hào? (trung thực, kiên trì, sáng tạo, cẩn thận,…)
+ Mong muốn của mình trong tương lai là gì?
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Làm sao để phát huy sở trường và sở thích cá nhân trong học tập và nghề nghiệp?
+ Có thể làm gì để cải thiện những năng lực còn thiếu?
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV tổng kết, đưa ra lời khuyên, và khuyến khích các em phát huy các phẩm chất, năng lực để chọn đúng nghề nghiệp.
- GV phát biểu tổng kết về buổi sinh hoạt, nhấn mạnh vai trò của việc hiểu rõ bản thân và giữ vững tinh thần học hỏi.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 9
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
- Tìm hiểu được các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi nghề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo định hướng nghề nghiệp và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết;
- Năng lực hướng nghiệp: xác định những nghề/nhóm nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm: Có trách nhiệm với việc định hướng nghề nghiệp của bản thân và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thu thập tranh ảnh, video liên quan đến chủ đề.
- Các trường hợp thực tế về sự thuận lợi, thành công khi lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân.
- Một số trường hợp thực tế về chuyển đổi nghề thành công hay thất bại.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nhiệm vụ cần thực hiện trong SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
- Một số trường hợp thực tế về chuyển đổi nghề thành công hay thất bại mà bản thân đã biết hoặc nghe kể.
- Nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết kế sản phẩm giới thiệu bản thân và định hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Giấy A0, A4, bút dạ, bảng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video clip và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: HS xem video và nêu cảm nhận bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về chủ đề xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=HJ_QogwY9ew
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao một số người có xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết bản thân và thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Việc chuyển đổi nghề nghiệp là một phần tự nhiên trong hành trình sự nghiệp của mỗi người, thường do sự thay đổi về mong muốn cá nhân, nhu cầu phát triển nghề nghiệp, hoặc tác động từ môi trường bên ngoài. Nó mang đến cơ hội để người lao động khám phá và phát triển trong những lĩnh vực mới, đồng thời giúp họ đạt được sự hài lòng, thăng tiến và sự cân bằng tốt hơn trong công việc và cuộc sống.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều nguyên do khiến người lao động thay đổi công việc phù hợp, ổn định hơn với bản thân. Để hiểu rõ các nguyên nhân của xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Chủ đề 9 – Tuần 1 – Hoạt động Khám phá, kết nối (Hoạt động 1, 2).
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1. Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân theo các nội dung:
- Xác định được khả năng, sở thích của bản thân và tìm hiểu về sự cần thiết phải lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân.
- Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Xác định được khả năng, sở thích của bản thân và tìm hiểu về sự cần thiết phải lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo các câu hỏi: + Khả năng, sở thích của em là gì? + Vì sao cần phải lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân? Hãy lấy ví dụ thực tế để chứng minh. + Có những cách nào để xác định những nghề/nhóm nghề phù hợp sở thích, khả năng của bản thân? - GV trình chiếu cho HS xem video về việc học sinh cuối cấp chọn nghề: https://www.youtube.com/watch?v=l044KKTOmto (3:06 – 4:58) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV yêu cầu các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân 1.1. Xác định được khả năng, sở thích của bản thân và tìm hiểu về sự cần thiết phải lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Việc lựa chọn những nghề/nhóm nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân là rất cần thiết, bởi vì: + Những người được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình sẽ luôn có động lực làm việc; quan tâm, yêu thích và đam mê với công việc; luôn có cảm giác thoải mái và hạnh phúc trong công việc. + Những người được làm công việc phù hợp với khả năng của mình sẽ dễ dàng phát huy được thế mạnh của mình, luôn cảm thấy tự tin, thoải mái và thường đạt kết quả cao trong công việc. Ngược lại, nếu chọn công việc, nghề nghiệp mà bản thân hoàn toàn thiếu khả năng thì dù làm việc mất nhiều thời gian, nhiều công sức nhưng kết quả thực hiện công việc khó có thể đạt được như mong muốn, thậm chí có khi còn thất bại. - Có nhiều cách để xác định nhóm nghề/nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân. Ví dụ như: + Tự đánh giá khả năng và kết quả học tập các môn học của bản thân. Muốn làm giỏi, làm thành thạo nghề gì cũng đòi hỏi phải có tri thức. Việc học tập các môn học ở trường phổ thông giúp các em có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, nền tảng để tiếp tục học nghề, học chuyên môn. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp lại đòi hỏi phải có kiến thức, kĩ năng của một số môn học nhất định. Do vậy, việc tự đánh giá khả năng và kết quả học tập các môn học của bản thân là một cách hữu hiệu để em lựa chọn hướng đi và chọn nghề phù hợp với sở thích và khả năng của mình. + Tham gia các hoạt động trải nghiệm có liên quan đến nghề nghiệp. Chúng ta không thể biết rằng mình có thực sự thích hay có khả năng về một lĩnh vực hoạt động nào nếu không qua trải nghiệm thực tế. Vì vậy, để tự khám phá sở thích và khả năng của bản thân, em hãy tham gia các hoạt động khác nhau ở nhà, ở trường và ở cộng đồng, như: hoạt động lao động; hoạt động văn hoá – nghệ thuật; hoạt động thể thao; hoạt động du lịch; hoạt động xã hội như đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội,... Trong và sau khi tham gia các hoạt động, em hãy cố gắng ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân; kết quả, sản phẩm hoạt động em đã đạt được và những bài học kinh nghiệm về khả năng, về yêu cầu của nghề mà em rút ra được sau mỗi hoạt động. + Làm bài tập trắc nghiệm. Có nhiều loại trắc nghiệm khác nhau về sở thích, khả năng được giới thiệu trong các sách về hướng nghiệp hoặc trên mạng theo địa chỉ http://www.huongnghiepviet.com | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Làm phiếu trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp, phần 1 - GV yêu cầu HS mở SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 12 và hướng dẫn HS cách làm Phiếu trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp, phần 1 theo Lí thuyết Holland: + Các em đọc câu hỏi và đánh dấu x vào ô trống € cạnh mỗi câu mà em thấy phù hợp với mình. Đừng suy nghĩ quá nhiều khi lựa chọn câu trả lời. + Mỗi ô được đánh dấu sẽ được tính là 1 điểm, không phải điểm cao là người làm giỏi. Quan trọng là em phải lựa chọn theo đúng suy nghĩ của bản thân. PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH, KHẢ NĂNG NGHỀ NGHIỆP (Phần 1) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). * Làm phiếu trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp, phần 2 - GV hướng dẫn HS làm phiếu trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp, phần 2 trong SBT. + Từ kết quả làm trắc nghiệm phần 1, hãy xác định 2 nhóm nghề nghiệp mà em có số điểm cao nhất, cao thứ hai và ghi tên hai nhóm nghề đó vào Phiếu trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp, phần 2. + Sau đó, xem ở các cột bên phải tương ứng với 2 nhóm nghề em có số điểm cao nhất, cao thứ hai đó và gạch chân dưới những nghề mà em yêu thích, muốn lựa chọn. + Để thu hẹp danh sách những nghề em thích, muốn lựa chọn, hãy suy nghĩ, cân nhắc kĩ lí do vì sao em thích, muốn lựa chọn nghề đó. Nếu những nghề nào em không tìm ra được lí do xác đáng thì hãy loại bỏ nghề đó ra khỏi danh sách nghề yêu thích của mình. PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH, KHẢ NĂNG NGHỀ NGHIỆP (phần 2) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành làm Phiếu trắc nghiệm phần 1 theo sự hướng dẫn của GV. - HS tính tổng điểm đạt được trong mỗi bảng A, B, C, D, E, G và ghi vào bảng tổng hợp sau trong SBT:
- HS ghi tên 2 nhóm nghề có số điểm cao nhất và cao thứ hai vào đầu Phiếu trắc nghiệm sở thích, khả năng nghề nghiệp, phần 2. - Gạch chân dưới tên những nghề mà em thích trong các cột bên phải tương ứng với hai nhóm nghề đó. - Cân nhắc lí do vì sao mình lại thích, muốn lựa chọn mỗi nghề đó. Loại bỏ những nghề ra khỏi danh sách yêu thích, nếu không tìm ra được lí do xác đáng. - Ghi vào SBT những nghề em yêu thích, muốn lựa chọn và lí do em chọn nghề đó.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS chia sẻ về kết quả tổng điểm của bản thân đối với mỗi nhóm nghề. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét chúng về kết quả thực hành khảo sát của HS. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1.2. Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân HS tiến hành làm phiếu trắc nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH, KHẢ NĂNG NGHỀ NGHIỆP (Phần 1) Đánh dấu x vào € cạnh mỗi câu em thấy phù hợp với mình trong 6 bảng dưới đây:
……………………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức