Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối Chủ đề 8 Nghề nghiệp và những yêu cầu với người lao động trong xã hội hiện đại - Tuần 1
Giáo án Chủ đề 8 Nghề nghiệp và những yêu cầu với người lao động trong xã hội hiện đại - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 12 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối Chủ đề 8 Nghề nghiệp và những yêu cầu với người lao động trong xã hội hiện đại - Tuần 1
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: NGHỀ NGHIỆP VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
(12 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Trình bày được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
- Chỉ ra được những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Tìm hiểu tính chuyên nghiệp trong công việc, đảm bảo yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Phân tích được những thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
- Chỉ ra được những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Tìm hiểu tính chuyên nghiệp trong công việc, đảm bảo yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Phân tích được những thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực hướng nghiệp: phân tích xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại; phân tích thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động; xác định những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại, những yêu cầu về tính chuyên nghiệp, về đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
3. Phẩm chất
- Nhân ái.
- Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp và yêu cầu đối với người lao động trong xã hội hiện đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thu thập tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Ví dụ về xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại, nghề có nguy cơ mai một, không tồn tại trong xã hội hiện đại.
- Ví dụ thực tế về người lao động có tính chuyên nghiệp.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nhiệm vụ cần thực hiện trong SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Một số thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động ở địa phương, trong nước hoặc một vài quốc gia có tuyển dụng lao động VN.
- Giấy A0, A4, bút dạ, bảng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý một số hoạt động:
- Nghe nói chuyện về xã hội hiện đại và xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
- Thi tìm hiểu về một số nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại.
- Giao lưu với chuyên gia hướng nghiệp, với các nhà tuyển dụng lao động về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
- ...
THI TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ NGHỀ CÓ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- HS sưu tầm, tìm hiểu được thông tin, kiến thức về một số nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại.
- Thông qua hoạt động thi tìm hiểu, HS được hình thành và phát triển kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung cuộc thi và đặt tên cho cuộc thi.
- Thiết kế nội dung, câu hỏi, đáp án, cách cho điểm, đánh giá và thể lệ thi.
- Chuẩn bị địa điểm, phương tiện, kinh phí,... cho cuộc thi.
- Xác định thời gian tổ chức cuộc thi, bao gồm cả thời điểm thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi cho HS; thời điểm thu bài thi, thời gian chấm bài dự thi và thời điểm tổ chức tổng kết và công bố kết quả cuộc thi.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, nội dung, thể lệ cuộc thi để HS nắm được. Đồng thời hướng dẫn, cung cấp cho HS các địa chỉ (tài liệu, báo cáo, trang web,...) để các em có thể lấy thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc thi.
- Thành lập Ban tổ chức và BGK chấm thi. Số lượng thành viên Ban tổ chức và BGK tuỳ thuộc vào quy mô tổ chức cuộc thi.
- Họp BGK để thống nhất cách cho điểm, đánh giá các bài dự thi.
- Làm phiếu tổng hợp điểm cho thư kí cuộc thi.
- Giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao.
2. Đối với HS
- Sưu tầm thông tin, tư liệu cần thiết để tham gia cuộc thi.
- Đăng kí tham gia cuộc thi.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Tổ chức cuộc thi
a. Mục tiêu
- HS sưu tầm, tìm hiểu được thông tin, kiến thức về một số nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại.
- Định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nội dung của chủ đề.
b. Tổ chức thực hiện
* Giai đoạn tổ chức cuộc thi
- HS sưu tầm, tìm hiểu được thông tin, kiến thức về một số nghề
có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác.
- HS làm bài thi viết theo các câu hỏi đã được phổ biến và gửi bài dự thi đến Ban tổ chức cuộc thi theo đúng quy định.
- Ban tổ chức thu thập các bài thi và chuyển cho BGK.
- BGK chấm thi và tổng hợp kết quả.
* Giai đoạn tổng kết và đánh giá
- Việc tổng kết và đánh giá kết quả thi cần được tổ chức trang trọng. Việc tổng kết, đánh giá cần diễn ra như sau:
- Đại diện Ban tổ chức tổng kết, đánh giá chung về kết quả cuộc thi.
- Trưởng BGK công bố kết quả chấm thi.
- Trao giải thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong cuộc thi.
Một số lưu ý:
- Việc tuyên truyền, phổ biến về mục đích, nội dung, thể lệ dự thi cần được thực hiện dưới nhiều hình thức (như: phổ biến trước toàn thể HS trong giờ chào cờ đầu tuần, dán thông báo trên bản tin của trường, gửi thông báo về các lớp, ...) để đảm bảo mọi HS đều
được tiếp cận với cuộc thi.
- Đồng thời với việc cung cấp cho HS các địa chỉ để các em có thể lấy thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết bài dự thi, Ban tổ chức cũng có thể cung cấp cho HS một số trang thông tin có liên quan, nếu cần thiết.
- Tổ chức cho HS viết bài dự thi theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ.
- Thời gian từ lúc HS được phổ biến về cuộc thi đến thời điểm kết thúc việc thu bài dự thi diễn ra trong khoảng 1 tuần để HS có đủ thời gian để tìm kiếm thông tin và viết bài dự thi.
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH LỚP
Gợi ý một số hoạt động:
- Chia sẻ những biện pháp đảm bảo yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Chia sẻ kết quả phân tích thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
- Chia sẻ kết quả tìm hiểu về tính chuyên nghiệp trong công việc và những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.
- ...
CHIA SẺ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, NHU CẦU SỬ DỤNG CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- HS nắm rõ thực trạng và nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
- HS hướng dẫn học sinh cách thu thập và phân tích thông tin về thị trường lao động.
b. Sản phẩm
Thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
c. Nội dung – Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trải lời các câu hỏi:
+ Các em có biết ngành nghề nào hiện đang có nhu cầu tuyển dụng cao không?
+ Các em đã bao giờ tự hỏi mình có phù hợp với ngành nghề nào trong tương lai chưa?
- GV chia lớp thành 4–5 nhóm, mỗi nhóm sẽ trình bày về một thị trường lao động (có thể gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, v.v.).
- Mỗi nhóm sẽ chuẩn bị một phần trình bày ngắn (5–7 phút) với các nội dung chính:
+ Tổng quan về nhu cầu tuyển dụng ở thị trường lao động đó.
+ Yêu cầu công việc, kỹ năng cần thiết và những lợi ích mà thị trường này mang lại.
+ Mức độ phù hợp với học sinh Việt Nam (yêu cầu ngoại ngữ, kỹ năng đặc thù, thời gian làm việc).
- GV chia sẻ về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành.
- GV khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu sâu về các ngành nghề phù hợp và sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin trong các tiết sinh hoạt tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
- Xác định được những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực hướng nghiệp: phân tích xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại; phân tích thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động; xác định những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại, những yêu cầu về tính chuyên nghiệp, về đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp và yêu cầu đối với người lao động trong xã hội hiện đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Thu thập tranh ảnh, video liên quan đến chủ đề.
- Ví dụ về nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại, nghề có nguy cơ mai một, không tồn tại trong xã hội hiện đại.
- Ví dụ thực tế về người lao động có tính chuyên nghiệp.
- Một số thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động ở địa phương và ở Việt Nam.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nhiệm vụ cần thực hiện trong SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động làm nghề mà bản thân quan tâm.
- Giấy A0, A4, bút dạ, bảng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Hứng thú với chủ đề, tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề.
- Chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
d. Nội dung:
- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố vui nghề nghiệp để có nhận biết ban đầu về chủ đề.
- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
c. Sản phẩm:
- HS chơi trò chơi Đố vui nghề nghiệp để có nhận biết ban đầu về chủ đề.
- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đố vui nghề nghiệp.
- GV giới thiệu luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đưa ra các câu đố về tên nghề nghiệp. Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
1. Áo quần, mũ mão đen thui
Hầm sâu, lò rộng dạn dày tháng năm?
2. Chữ tai thêm một dấu huyền
Đường xa, đường gần, di chuyển khách đi?
3. Chẳng thủ trưởng, chẳng thủ kho
Cũng thủ nhưng chỉ chuyên lo giữ thành?
4. Một đời nặng nợ thi ca
Nhìn mây tìm tứ, ngắm hoa chọn vần?
5. Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà cho đời những đóa hoa thơm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực chơi trò chơi Đố vui nghề nghiệp.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng hợp kết quả trò chơi của các đội.
1. Thợ mỏ.
2. Tài xế.
3. Thủ môn.
4. Nhà văn.
5. Giáo viên.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và công bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người. Để có thể lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân, chúng ta phải có hiểu biết về đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm. Hơn hết, mỗi chúng ta cần nhận biết được những phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề mình định hướng để có kế hoạch rèn luyện hợp lí. Chúng ta sẽ cùng nhau rèn luyện những điều đó trong chủ đề này: Chủ đề 8 – Tuần 1 – Hoạt động Khám phá, kết nối (Hoạt động 1, 2).
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1. Tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Kể tên được một số nghề/ lĩnh vực nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại.
- Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại theo các nội dung:
- Chơi trò chơi “Thi tiếp sức ghi tên các nghề”.
- Thảo luận, phân tích xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Thi tiếp sức ghi tên các nghề” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 đội, đứng thành các hàng dọc, hướng lên bảng, đúng vị trí phần bảng của đội mình. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi tiếp sức ghi tên các nghề”. - GV nêu luật chơi: + Các thành viên của mỗi đội sẽ tiếp sức nhau lên ghi tên các nghề trên phần bảng dành cho đội mình. Người trước ghi xong, quay về chỗ, chuyển phấn cho người kế tiếp. Lưu ý: Tên các nghề mà mỗi đội ghi được phải chính xác và không trùng lặp. + Sau thời gian 5 phút, đội nào ghi được nhiều tên nghề nhất, đội đó sẽ thắng cuộc. + Cử HS làm quản trò. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và tham gia trò chơi “Thi tiếp sức ghi tên các nghề”. - Các đội chơi đứng thành hàng dọc theo quy định và tiến hành chơi theo hiệu lệnh của quản trò. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV tổng hợp kết quả trò chơi của 4 đội. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng đội thắng cuộc. - GV kết luận: Có rất nhiều nghề trong xã hội. Tuy nhiên, có những nghề sẽ ngày càng phát triển và một số nghề sẽ bị mai một và biến mất trong xã hội hiện đại. Vậy những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến xu hướng phát triển nghề trong xã hội hiện đại? Những nghề nào sẽ phát triển và những nghề nào có nguy cơ mai một? - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại 1.1. Chơi trò chơi “Thi tiếp sức ghi tên các nghề” HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và tham gia trò chơi “Thi tiếp sức ghi tên các nghề”, kể tên được một số nghề/lĩnh vực nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại. |
Nhiệm vụ 2: Thảo luận, phân tích xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Thảo luận những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. + Nhóm 2: Thảo luận những nghề/lĩnh vực nghề có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại. + Nhóm 3: Thảo luận những nghề có xu hướng dần bị mai một, không tồn tại trong xã hội hiện đại. - GV hệ thống các xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại ở Việt Nam và trên thế giới: https://www.youtube.com/watch?v=6zdJOIeIJbA (0:59-5:37) https://www.youtube.com/watch?v=DpDCk8EEPu8 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần nắm vững các yếu tố đó để có thể chọn được những ngành nghề phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của xã hội trong tương lai. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1.2. Thảo luận, phân tích xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại - Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại: + Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ. + Chất lượng cuộc sống ngày càng cao của người dân. + Áp lực tâm lí đối với con người sống trong xã hội hiện đại. + Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội. + ... - Những lĩnh vực nghề nghiệp có xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại: + Lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe. + Lĩnh vực An ninh mạng. + Lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. + Lĩnh vực Năng lượng thay thế. + Lĩnh vực Tâm lí. + Lĩnh vực Marketing. + Lĩnh vực Sáng tạo nội dung. + ... - Những nghề có nguy cơ mai một, không tồn tại trong xã hội hiện đại: + Nhân viên giao dịch ngân hàng. + Nhân viên thu ngân. + Lái xe tắc xi truyền thống. + ... |
Hoạt động 2. Xác định những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại theo các nội dung:
- Xác định những phẩm chất, năng lực cần có đối với người lao động làm một số nghề cụ thể trong xã hội hiện đại.
- Thảo luận, xác định những phẩm chất, năng lực đối với người lao động trong xã hội hiện đại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức