Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp sillicate

Giáo án bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp sillicate sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nguồn đá vôi, thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên; các ứng dụng từ đá vôi: sản phẩm đá vôi nghiền, calcium oxide, calcium hydroxide, nguyên liệu sản xuất xi măng.

  • Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silicon và hợp chất của silicon.

  • Trình bày được sơ lược ngành công nghiệp silicate.

  • Mô tả được các công đoạn chính sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 

  • Trình bày được nguồn đá vôi, thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên; các ứng dụng từ đá vôi: sản phẩm đá vôi nghiền, calcium oxide, calcium hydroxide, nguyên liệu sản xuất xi măng.

  • Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silicon và hợp chất của silicon.

  • Trình bày được sơ lược ngành công nghiệp silicate.

  • Mô tả được các công đoạn chính sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh về các nguồn đá vôi tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của sản phẩm đá vôi; các ngành công nghiệp silicate; phiếu học tập. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số thông tin liên quan đến công nghiệp silicate.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau:                   

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

    Gạch trước khi nung                            Gạch sau khi nung     

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Vì sao ngói, gạch sau khi nung thường có màu đỏ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

Đáp án: do đất sét còn chứa sắt nên sau khi nung sẽ tạo ra hematide có màu đỏ.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời và dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài sản xuất gạch, ngói, công nghiệp silicate còn có ứng dụng sản xuất xi măng, đồ gốm, thuỷ tinh,... Để tìm hiểu rõ hơn về công nghiệp silicate chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 32 – Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu nguồn đá vôi và thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nêu được nguồn đá vôi tự nhiên, thành phần chính đá vôi.

b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 138 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguồn đá vôi tự nhiên, thành phần chính của đá vôi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 32.1 và 32.2.

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, thu thập thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành câu hỏi Thảo luận 1, 2:

1. Nguồn đá vôi có ở đâu trong tự nhiên?

2. Thành phần chính của đá vôi là gì?

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Thảo luận (DKSP).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về nguồn đá vôi trong tự nhiên và thành phần chính của đá vôi.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguồn đá vôi và ứng dụng từ đá vôi

* Nguồn đá vôi và thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên

- Nguồn đá vôi: mỏ hoặc núi đá vôi.

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

Núi đá vôi

- Thành phần chính: CaCO3.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu các ứng dụng từ đá vôi

a. Mục tiêu: HS nêu được ứng dụng chủ yếu của đá vôi.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 138 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng chủ yếu của đá vôi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, thu thập thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành câu hỏi Thảo luận 3: Sản phẩm được làm ra từ đá vôi có những ứng dụng nào trong đời sống?

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 (DKSP).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về ứng dụng của đá vôi.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguồn đá vôi và ứng dụng từ đá vôi

* Ứng dụng từ đá vôi 

- Ứng dụng chung: sử dụng trong xây dựng,...

- Ứng dụng từ sản phẩm của đá vôi:

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng quan trọng của silicon 

a. Mục tiêu: HS nêu được ứng dụng của silicon. 

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 139 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng của silicon.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 32.3.

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết silicon được ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài, tìm hiểu thêm trên internet để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). 

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về ứng dụng của silicon.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Một số ứng dụng quan trọng của silicon và hợp chất của silicon

* Ứng dụng quan trọng của silicon 

- Silicon được khai thác và sử dụng cho các mục đích công nghiệp khác nhau như sản xuất các tấm pin mặt trời, chế tạo hợp kim, sản xuất chất bán dẫn,…

 

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu ứng dụng quan trọng của hợp chất silicon 

a. Mục tiêu: HS nêu được ứng dụng của hợp chất silicon. 

b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 139 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng của hợp chất silicon.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 32.4.

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

- GV tổ chức cho các nhóm tìm hiểu thông tin trên internet kết hợp đọc SGK, hoàn thành câu hỏi Thảo luận 4: Quan sát Hình 32.4, hãy cho biết các hợp chất silicon là nguyên liệu phục vụ cho những ngành sản xuất nào.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi Luyện tập: Hãy liệt kê một số sản phẩm đồ gốm trong gia đình em và cho biết lợi ích của việc dùng đồ gốm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong bài, tìm hiểu thêm trên internet để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 4 (DKSP). 

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Trong gia đình em có một số sản phẩm đồ gốm sau:

+ Đồ dùng trong ăn uống: bát, đĩa, chén, cốc, ấm trà,…

+ Đồ dùng trong nấu nướng: nồi, niêu,…

+ Đồ dùng trong trang trí: bình hoa, lọ hoa, tượng, tranh gốm,…

Lợi ích của việc dùng đồ gốm:

+ An toàn cho sức khỏe: Đồ gốm được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, khử hết tạp chất kim loại nặng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

+ Bền đẹp, dễ sử dụng: Đồ gốm có độ bền cao, dễ vệ sinh.

+ Thẩm mĩ cao: Đồ gốm có nhiều kiểu dáng, màu sắc, hoa văn đa dạng, mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian sống.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về ứng dụng của hợp chất silicon.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Một số ứng dụng quan trọng của silicon và hợp chất của silicon

* Ứng dụng quan trọng của hợp chất silicon 

- Ứng dụng: sản xuất xi măng, sản xuất đồ gốm, sản xuất thủy tinh, sản xuất gạch, ngói,…

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

Hợp chất silicon được dùng trong 

sản xuất gốm sứ

BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

Thủy tinh chịu nhiệt

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI, SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN WORD CHỦ DDEEFF 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

Chat hỗ trợ
Chat ngay