Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 6
Giáo án Ôn tập chủ đề 6 sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 6
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.
Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.
Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học ở bài học trước.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc áp dụng các tính chất của kim loại vào cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học: Vì sao đồng được dùng làm dây dẫn điện? Có thể dùng sắt để thay thế đồng khi làm dây dẫn không? Tại sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
+ Đồng được dùng làm dây dẫn điện nhờ tính dẫn điện.
+ Sắt không thể thay đồng làm dây dẫn điện vì sắt có điện trở lớn hơn.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về kim loại cũng như biết được sự khác nhau giữa kim loại và phi kim. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Ôn tập chủ đề 6.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
Hoạt động: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học
a. Mục tiêu:
Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.
Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 8 - 10 HS. - GV yêu cầu các nhóm HS thiết kế sơ đồ tư duy khái quát những kiến thức đã học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức triển lãm cho các nhóm trưng bày sản phẩm của mình. - Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chí đánh giá do GV đưa ra (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuyển sang hoạt động luyện tập. | Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức giữa học kì I (Đính kèm dưới hoạt động) |
Phiếu đánh giá sản phẩm của học sinh
Nhóm:…………………….. Lớp:…………………..
Tiêu chí đánh giá | Điểm tối đa | Nhóm | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Nội dung | - Tóm tắt đầy đủ các nội dung chính. - Thể hiện được logic giữa các nội dung (qua cách triển khai các chủ đề). | 6 |
|
|
|
|
|
Hình thức | - Trình bày ngắn gọn. - Có sáng tạo, thu hút người xem. | 4 |
|
|
|
|
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nội dung đã học.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong các đơn chất kim loại sau đây, chất nào hoạt động hóa học tốt nhất?
A. Sodium.
B. Iron.
C. Aluminium.
D. Magnesium.
Câu 2: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, ta biết mức độ hoạt động của kim loại
A. giảm dần từ phải qua trái.
B. giảm dần từ trái qua phải.
C. không thay đổi từ đầu đến cuối dãy.
D. biến thiên liên tục.
Câu 3: Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính hiếm.
B. Tính dẻo.
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
D. Ánh kim.
Câu 4: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. bạc.
B. vàng.
C. tungsten.
D. thủy ngân
Câu 5: Đặc điểm tính chất của gang là gì?
A. Dẻo và cứng.
B. Khó bị gỉ.
C. Có độ cứng và độ bền tương đối cao, dẫn nhiệt tốt.
D. Nhẹ và bền.
Câu 6: Trong thép thường có chứa bao nhiêu % là carbon?
A. Dưới 2%.
B. 2-5%.
C. Trên 5%.
D. Trên 10%.
Câu 7: Phương pháp nhiệt luyện được sử dụng để điều chế các kim loại
Hoạt động hóa học trung bình.
Hoạt động hóa học yếu.
C. Hoạt động hóa học mạnh.
D. Bất kì trong dãy hoạt động hóa học.
Câu 8: Kim loại có xu hướng tạo thành___(1)___, trong khi phi kim có xu hướng tạo thành ___(2)___khi tham gia phản ứng hóa học
A. (1) - Ion dương, (2)- Ion âm.
B. (1) - Ion âm, (2) - Ion dương.
C. (1) - anion, (2) - cation.
D. (1) - kết tủa, (2) - khí.
Câu 9: Trong phương pháp điều chế nhôm bằng điện phân nóng chảy thường có thêm chất xúc tác cryolite. Tác dụng của chất này là
Tăng nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.
Giữ ổn định nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.
C. Giảm nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.
D. Ngăn không cho Al và O2 tác dụng lại với nhau.
Câu 10: Trong phương pháp nhiệt luyện, người ta không sử dụng chất nào để phản ứng với oxide của kim loại cần tách?
Al.
C.
CO.
D. CO2.
Câu 11: Kim loại tác dụng với ___________ tạo thành oxide.
A. hydrogen. B. chlorine. C. oxygen. D. sodium.
Câu 12: Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
A. Al.
B. Ba.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
A. Na, Al.
B. K, Na.
C. Al, Cu.
D. Mg, K.
Câu 14: Đặc điểm tính chất của duralumin là
A. Dẻo và cứng.
B. Khó bị gỉ.
C. Có độ cứng và độ bền tương đối cao, dẫn nhiệt tốt.
D. Nhẹ và bền.
Câu 15: Gang thường được sử dụng để
A. Làm chi tiết máy móc.
B. Làm vật liệu xây dựng.
C. Chế tạo vỏ máy bay.
D. Dao, kéo,…
Câu 16: Vì sao phải bảo quản sodium, potassium bằng cách ngâm trong dầu hỏa?
A. Vì ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí.
B. Vì ngăn phản ứng với CO2 trong không khí.
C. Vì chúng chỉ ở dạng rắn khi được ngâm trong dầu hỏa.
D. Vì ngăn không cho chúng bốc hơi.
Câu 17: Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao các kim loại Na, K, Ca, Ba không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối?
Vì chúng ngay lập tức bay hơi khi cho vào nước.
Vì chúng tác dụng với nước trước tạo ra base.
Vì chúng ngay lập tức bị phân hủy khi tiếp xúc với nước.
Vì chúng không liên kết được với các gốc acid trong muối.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim có tính dẫn điện.
B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt.
C. Hợp kim có tính dẻo.
D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần.
Câu 19: Trong sản xuất thép, vì sao khí oxygen được thổi liên tục qua gang nóng chảy?
Để phản ứng với tạp chất trong gang.
Để phản ứng với iron tạo thành các oxide.
Để phản ứng với carbon trong gang.
Để phản ứng với silicon trong gang.
Câu 20: Hãy sắp xếp các kim loại say theo chiều hoạt động hóa học giảm dần
Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al
A. Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al. B. Cu, Zn, Ag, Al, Ca, Na, Fe.
C. Zn, Ag, Al, Ca, Cu, Na, Fe. D. Na, Ca, Al, Zn, Fe, Cu, Ag.
Câu 21: Cho phản ứng Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. Y là
A. Cu B. CuSO4. C. ZnSO4. D. Zn.
Câu 22: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Kim loại dẻo nhất là sodium.
B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là tungsten.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
Câu 23: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Au, Mg. B. Al, Fe. C. Zn, Ag. D. Cu, Na.
Câu 24: Kim loại nào sau đây tác dụng được với muối CuCl2 và AlCl3?
A. Ag.
B. Fe.
C. Zn.
D. Mg.
----------Còn tiếp------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao
- Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
=> Chỉ gửi trước 400k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án word kì I
- Giáo án điện tử kì I
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -15 phiếu
- Mẫu đề kiểm tra với đầy đủ ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2