Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)
Tải giáo án PowerPoint dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 8: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích). Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo cả năm
HOAN NGHÊNH CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI
ĐỘNG
Hãy kể tên những tác phẩm văn học trung đại viết về người phụ nữ mà em đã học hoặc đã đọc.
Truyện Kiều
(Nguyễn Du)
Chuyện người con gái Nam Xương
(Nguyễn Dữ)
Vân Cát thần nữ
(Đoàn Thị Điểm)
BÀI 8. NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM
ÔN TẬP VĂN BẢN 1
NỖI NHỚ THƯƠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
- Nhắc lại kiến thức
- Luyện tập
- Vận dụng
NỘI DUNG BÀI HỌC
PHẦN 1
NHẮC LẠI KIẾN THỨC
Dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
- Nhắc lại thông tin về tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Phan Huy Ích và xuất xứ đoạn trích “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ”.
- Nêu bố cục, mạch cảm xúc, chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản.
- Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát như thế nào?
- Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ”.
1. Tác giả
- Quê ở làng Nhân Mục (làng Mọc), nay thuộc Hà Nội.
- Đỗ Hương cống, làm quan tới chức Ngự sử đài chiếu khám.
- Tác phẩm thường chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người.
Đặng Trần Côn
2. Dịch giả
- Quan đại thần trải ba triều đại Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn.
- Nhà ngoại giao tiêu biểu thời Tây Sơn.
- Sự chuyển biến trong tư tưởng của tầng lớp nho sĩ Đàng Ngoài giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.
Phan Huy Ích
(1751 – 1822)
3. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: khoảng năm 1740 - 1742 bằng chữ Hán.
- Nội dung: Giãi bày tâm sự của một người vợ có chồng ra trận, mong mỏi ngày chồng chiến thắng trở về, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc.
- Bản “Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc” được Phan Huy Ích diễn Nôm bằng thể thơ song thất lục bát.
- “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ” trích từ dòng 125 đến dòng 152.
4. Bố cục, mạch cảm xúc, chủ đề và cảm hứng chủ đạo
a. Bố cục & mạch cảm xúc
Phần 1
(dòng 125 – 140)
Phần 2
(dòng 141 – 152)
Chồng từ buổi ra đi (sai hẹn cả thời gian gặp gỡ và địa điểm gặp gỡ)
Nỗi nhớ thương, mong ngóng xen lẫn trách hờn của người chinh phụ dành cho chồng
b. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo
Chủ đề: nỗi nhớ thương của người chinh phụ đối với người chồng đi chinh chiến nơi ải xa.
Cảm hứng chủ đạo:
- Niềm cảm thông sâu sắc với tình cảnh vò võ, cô đơn của người chinh phụ trẻ khi chồng phải chinh chiến nơi biên ải xa.
- Phê phán chiến tranh.
5. Thi luật của thơ song thất lục bát
a. Số chữ, số dòng:
- Bảy khổ thơ.
- Mỗi khổ thơ gồm cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng).
b. Vần:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu (T),
Hỏi ngày về ước nẻo (T) quyên ca (B).
Nay quyên đã giục oanh già (B),
Ý nhi lại gáy trước nhà (B) líu lo (B).
Thuở đăng đồ mai chưa (B) dạn gió,…
c. Nhịp:
- Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4;
- Dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).
VD: Thuở lâm hành/oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về/ước nẻo quyên ca.
Nay quyên/đã giục/oanh già,
Ý nhi/lại gáy/trước nhà/líu lo.
PHẦN 2
LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Trong đoạn trích, phép điệp ngữ và điệp cấu trúc được sử dụng nhằm mục đích gì?
A. Tô đậm nỗi nhớ thương và sự thất vọng của người chinh phụ.
B. Tạo âm hưởng du dương cho bài thơ.
C. Thể hiện sự giận dữ của người chinh phụ.
D. Làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu hỏi 2: Chủ đề chính của bài thơ là gì?
B. Nỗi nhớ thương của người chinh phụ đối với chồng đi chinh chiến nơi ải xa.
A. Lòng yêu nước của người chinh phu.
C. Sự tàn khốc của chiến tranh.
D. Vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa.
Câu hỏi 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ thể hiện điều gì?
B. Niềm cảm thông với tình cảnh cô đơn của người chinh phụ.
A. Ca ngợi chiến công của người chinh phu.
C. Sự oán giận của người chinh phụ đối với chồng.
D. Niềm tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.
Câu hỏi 4: Qua việc thể hiện nỗi nhớ thương của người chinh phụ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
B. Phê phán chiến tranh phi nghĩa gây ra những mất mát, đau thương.
A. Ủng hộ chiến tranh vì lợi ích quốc gia.
C. Khuyến khích phụ nữ tham gia chiến đấu.
D. Ca ngợi lòng trung thành của người vợ.
Câu hỏi 5: Thông điệp của văn bản là gì?
B. Chiến tranh thù nghịch với hạnh phúc và tình yêu; cảm thông với đau thương, mất mát của con người trong chiến tranh.
A. Chiến tranh là cần thiết để bảo vệ đất nước.
C. Người phụ nữ nên hy sinh hạnh phúc cá nhân vì đất nước.
D. Tình yêu đôi lứa không quan trọng bằng tình yêu nước.
Nhiệm vụ 2
Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về những bất công và đau khổ mà người phụ nữ phải chịu trong xã hội phong kiến?
Câu 2: Theo em, người chinh phụ trong đoạn trích “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ” có thể hiện sự phản kháng nào trước số phận của mình không? Lý giải câu trả lời của em.
Câu 1: Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về những bất công và đau khổ mà người phụ nữ phải chịu trong xã hội phong kiến?
- Một xã hội với những luật lệ hà khắc và tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường quyền lợi và hạnh phúc của người phụ nữ.
- Cuộc sống của người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông và bị áp đặt theo những khuôn mẫu mà họ không thể tự do lựa chọn.
- Người chinh phụ phải xa chồng, một mình ở lại chịu cảnh cô đơn, sầu muộn, và phải chịu đựng nỗi nhớ thương da diết khi người chồng đi chinh chiến nơi chiến trường xa.
- Bất công lớn nhất ở đây là người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình.
- Người phụ nữ bị giam cầm bởi lễ giáo và những chuẩn mực đạo đức khắt khe, khiến họ không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào gia đình và chồng.
- Nỗi đau ấy không chỉ là nỗi nhớ thương mà còn là sự chờ đợi vô vọng.
- Khắc họa một cách rõ nét nỗi đau đớn, xót xa của người chinh phụ, qua đó cũng phản ánh những bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến đầy ràng buộc và áp lực.
Phản ánh những bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến đầy ràng buộc và áp lực.
Câu 2: Theo em, người chinh phụ trong đoạn trích “Nỗi nhớ thương của người chinh phụ” có thể hiện sự phản kháng nào trước số phận của mình không? Lý giải câu trả lời của em.
- Người chinh phụ hầu như không thể hiện sự phản kháng nào rõ rệt trước số phận của mình mà chìm sâu trong nỗi đau khổ, sầu muộn và cô đơn.
- Những hình ảnh và cảm xúc được miêu tả chủ yếu xoay quanh nỗi nhớ thương da diết, sự day dứt và nỗi tuyệt vọng của nàng.
- Xã hội phong kiến với những quy tắc hà khắc đã giam cầm và giới hạn khả năng phản kháng của người phụ nữ.
- Sự phản kháng duy nhất có thể nhận thấy chính là cách mà nàng diễn tả nỗi nhớ thương và khao khát của mình.
- Tiếng lòng thầm kín, một dạng phản kháng âm thầm trước số phận cô độc, thể hiện sự khát khao yêu thương và ước mơ được sống một cuộc sống hạnh phúc bên người chồng.
- Tiếng lòng ấy chỉ là những suy nghĩ chua xót trong tâm hồn, không thể chuyển thành hành động hay sự phản kháng mạnh mẽ hơn.
- Sự phản kháng của người chinh phụ là rất hạn chế, chỉ dừng lại ở mức độ cảm xúc và suy nghĩ nội tâm.
Minh chứng cho thấy sự bó buộc của xã hội phong kiến đối với cuộc đời và tâm hồn người phụ nữ.
PHẦN 3
VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1
Đọc ngữ liệu & trả lời câu hỏi
NGỮ LIỆU 1
Nắng dần tắt trên con đường nhỏ
Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu.
Mẹ về để nấu cơm chiều
Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng.
Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình.
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.
Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn.
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2