Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)

Tải giáo án PowerPoint dạy thêm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia). Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo cả năm

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGỮ VĂN HÔM NAY!

 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy trả lời câu hỏi sau:

Theo em, vì sao tình yêu lại trở thành đề tài trong văn học nghệ thuật?

 

Những tình huống kịch tính trong tình yêu tạo nên cao trào và chiều sâu cho câu chuyện.

Người đọc dễ đồng cảm và thấu hiểu với những câu chuyện tình yêu.

Văn học trở thành cầu nối đưa người đọc đến những trải nghiệm phong phú.

Văn học gửi gắm những thông điệp nhân văn và triết lí sống: lòng chung thủy, sự hy sinh,...

 

Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương

Ôn tập văn bản

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

NHẮC LẠI KIẾN THỨC

  • Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
  • Nội dung chính, đề tài, xung đột kịch.
  • Ngôn ngữ.
  • Nhân vật kịch.
  • Tổng kết.

1

LUYỆN TẬP

2

VẬN DỤNG

3

 

NHẮC LẠI KIẾN THỨC

1

 

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-i-ét.
  • Nêu nội dung chính, đề tài và xung đột kịch trong văn bản “Tình yêu và thù hận”.
  • Nhận xét về ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của văn bản bi kịch “Tình yêu và thù hận”.

 

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét mang những đặc điểm nào của nhân vật bi kịch?
  • Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tình yêu và thù hận”.

 

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

UY-LI-AM SẾCH XPIA

1564 - 1616

  • Là nhà viết kịch ở Anh thời Phục hưng
  • Sáng tác thấm đẫm tình yêu và lòng tin với con người.
  • Đặc điểm nổi bật: nội dung đa dạng, tư tưởng lớn, hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện

“nhà pháp sư” của ngôn ngữ Anh

 

Một số vở kịch nổi tiếng của Uy – li – am Sếch xpia

 

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: 1594 - 1595
  • Viết bằng thơ xen lẫn văn xuôi.
  • Dựa trên câu chuyện có thật ở I-ta-li-a thời Trung cổ.
  • Nội dung: Được coi là bản tình ca say đắm, ca ngợi tình yêu trong sáng, chân thành, vượt lên hận thù để giành lấy quyền tự do và hưởng hạnh phúc.

 

2. Nội dung chính, đề tài, xung đột kịch

a. Nội dung và đề tài bao quát

Đề tài: tình yêu và thù hận.

Nội dung bao quát

Rô-mê-ô, Giu-li-ét gặp nhau

Chủ động bày tỏ tình yêu của mình

Bất chấp uy quyền và sự ngăn cấm của dòng họ.

 

b. Xung đột kịch

Tình yêu trong sáng, hồn nhiên của đôi trẻ.

Lòng thù hận lâu đời giữa hai dòng họ.

  • Đặc biệt tập trung vào biểu hiện cụ thể: giữa những cảm xúc yêu thương mãnh liệt với niềm dự cảm, lo ngại tình yêu bị cấm đoán.

Kiểu xung đột: giữa cái cao cả (tình yêu) với cái thấp kém (hận thù dòng họ).

 

3. Ngôn ngữ

a. Ngôn ngữ đối thoại

Ngắn gọn, dồn dập và chứa nhiều sắc thái cảm xúc, từ yêu thương, khao khát cho đến giận dữ, tuyệt vọng.

Làm nổi bật sự căng thẳng và xung đột kịch tính giữa các nhân vật.

 

3. Ngôn ngữ

a. Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại giữa các nhân vật chính: bộc lộ tình yêu mãnh liệt và phản ánh rõ những mâu thuẫn về danh dự, gia đình và thù hận.

Cuộc trò chuyện giữa hai người yêu nhau nhưng lại bị chia rẽ bởi gia đình.

  • Lẫn lộn yêu thương và đau khổ.
  • Thể hiện rõ sự giằng xé nội tâm.

 

a. Ngôn ngữ độc thoại

Có vai trò quan trọng trong việc diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc thầm kín của nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ hơn tâm trạng và động lực hành động của họ.

Thể hiện sự giằng xé giữa tình yêu và thù hận, đặc biệt là trong những khoảnh khắc nhân vật phải đưa ra lựa chọn khó khăn.

 

Qua độc thoại, nhân vật bộc lộ:

Sự đau đớn, sự mâu thuẫn giữa lý trí và cảm xúc.

Mâu thuẫn giữa lòng trung thành với gia đình và khát khao tình yêu.

Cảm nhận được sự yếu đuối và khát khao giải thoát của nhân vật, tạo nên chiều sâu tâm lý và cảm giác bi thương.

 

4. Nhân vật bi kịch

  • Yêu nhau mãnh liệt, dâng hiến hết mình cho tình yêu đầu đời.
  • Tình yêu vượt qua mọi rào cản xã hội, gia đình.
  • Thể hiện: lời hẹn ước, sự sẵn sàng hy sinh.

Romeo và Juliet

 

  • Tình yêu bị ngăn cấm bởi mối thù giữa 2 gia đình.

Tình yêu đẹp nhưng định sẵn sẽ không có kết thúc hạnh phúc, tạo nên chất bi thương đặc trưng cho nhân vật bi kịch.

 

Romeo và Juliet đối mặt với xung đột:

Khát khao yêu thương cá nhân.

Những quy tắc, áp lực xã hội mà gia đình và truyền thống áp đặt lên họ.

  • Đẩy họ vào hoàn cảnh khó khăn: yêu trong bí mật.
  • Thể hiện tính chất bi kịch của 2 nhân vật: lựa chọn giữa tình yêu nghĩa vụ gia đình nhưng không con đường nào thực sự trọn vẹn.

 

4. Nhân vật bi kịch

  • Nhân vật bị mắc kẹt trong 1 số phận bi thảm.
  • Mối thù giữa 2 gia tộc cản trở họ đến với nhau.
  • Điều này chính là kết quả của những định kiến và sự hận thù lâu đời.

Romeo và Juliet

 

5. Tổng kết

a. Nội dung

Vở kịch hướng người đọc (người xem) đến những giá trị nhân văn cao cả.

Tình yêu của họ dù kết thúc bi thảm nhưng đã hoá giải được hận thù.

Tình yêu say đắm, mãnh liệt của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thâm thù.

 

5. Tổng kết

b. Nghệ thuật

Đoạn trích cho thấy đặc điểm lời thoại của bi kịch, đó là tính chất mĩ lệ, trau chuốt.

 

LUYỆN TẬP

2

 

Nhiệm vụ 1:

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

 

Câu 1: Xung đột kịch trong vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là gì?

B. Xung đột giữa tình yêu của đôi trẻ và lòng thù hận giữa hai dòng họ.

A. Xung đột giữa hai dòng họ.

D. Xung đột giữa cha mẹ và con cái.

C. Xung đột giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

 

Câu 2: Nội dung chính vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là gì?

B. Mối tình trong trắng, chân thành giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong sự xung đột với hận thù của hai dòng họ.

A. Cuộc chiến gay gắt giữa hai dòng họ Montague và Capulet.

D. Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C. Quá trình đàm phán hòa giải giữa hai gia đình.

 

Câu 3: Trong vở kịch, “bức tường” có ý nghĩa biểu tượng là gì?

C. Vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa hai người.

A. Sự bảo vệ an toàn cho Giu-li-ét.

D. Nơi hẹn hò bí mật của đôi tình nhân.

B. Vật cản vật lý đơn thuần.

 

Câu 4: Trong vở kịch, “lưỡi kiếm” có ý nghĩa biểu tượng là gì?

C. Hình phạt và sự trả giá đau thương nếu vi phạm đường biên, vùng cấm, bất chấp hận thù.

A. Vũ khí bảo vệ danh dự gia đình của hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu.

B. Biểu tượng của quyền lực trong dòng họ Môn-ta-ghiu.

 

Câu 5: Trong bối cảnh xã hội của vở kịch, hành động của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện điều gì về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thời bấy giờ?

C. Xung đột giữa khát vọng cá nhân và những ràng buộc xã hội truyền thống.

A. Sự tuân thủ tuyệt đối của cá nhân đối với quy tắc xã hội.

D. Sự thay đổi hoàn toàn trong cấu trúc xã hội phong kiến.

B. Sự khởi đầu của phong trào đấu tranh cho quyền tự do cá nhân.

 

Nhiệm vụ 2:

Luyện tập theo văn bản

 

Câu 1: Tại sao tình yêu của Romeo và Juliet được coi là “bi kịch”? Hãy phân tích những yếu tố bi kịch trong mối tình của họ.

Câu 2: Đánh giá những nét tính cách của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận. Những nét tính cách đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bi kịch tình yêu này?

 

Gợi ý trả lời

Câu 1:

Phân tích các yếu tố:

  • Mối thù giữa hai dòng họ.
  • Sự xung đột giữa tình yêu cá nhân và xã hội.
  • Tính bồng bột và hành động vội vàng của tuổi trẻ.
  • Vai trò của số phận trong câu chuyện của họ.

 

Gợi ý trả lời

Câu 2:

  • Phân tích tính cách lãng mạn, mãnh liệt và liều lĩnh của Romeo cùng sự trưởng thành, quyết liệt nhưng nhạy cảm của Juliet.
  • Cách những đặc điểm này góp phần vào các quyết định và kết cục bi thảm của họ.

 

VẬN DỤNG

3

 

Nhiệm vụ 1

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

 

NGỮ LIỆU 1

Tóm tắt vở kịch: Trần Thiết Chung vốn là một người có tài, quyết chí sống thanh bạch bằng nghề văn, coi khinh mọi sự phú quý ở đời. Cự Lợi – một chủ thầu – là bạn thân thiết với Trần Thiết Chung, đã năm lần bảy lượt đến nhà và khuyên Trần Thiết Chung nên dùng tài năng của mình để kiếm tiền, nhằm lo cho vợ con đỡ khổ. Trước lời khuyên của bạn cũng như những lời nói gây tự ái của vợ, Trần Thiết Chung đành cay đắng thay đổi lối sống. Ông lao vào kiếm tiền bất chấp mọi thủ đoạn và nhanh chóng trở thành một nhà triệu phú. Tuy nhiên, từ khi trở nên giàu có, ông cũng thay đổi tính nết. Vì tiền, Trần Thiết Chung sẵn sàng hắt hủi vợ con, xua đuổi bạn bè cũ, đối xử tệ bạc với người làm thuê. Công nhân mỏ than vì bị đối xử tệ bạc, đã quyết định đình công, kéo đến phá nhà Trần Thiết Chung. Kết cục, Trần Thiết Chung bị công nhân dùng súng bắn chết.

Đoạn trích dưới đây là màn đối thoại giữa Cự Lợi và Trần Thiết Chung, khi Trần Thiết Chung còn sống trong cảnh nghèo khó, thanh bạch.

 

ÔNG CỰ LỢI: – Lúc nào tôi cũng chỉ thấy bác sống ở trong cõi mơ mộng. Ở đời này, không thể thế được đâu, bác ạ. Bác nghe tôi, chớ có mơ hồ mãi như vậy. Bao giờ tôi cũng thấy bác túng bấn… Bác ơi! Bác phải nhớ cho rằng anh em mình sống ở nhị thập thế kỉ, không thể như ông Nhan Hồi ăn cơm nguội, uống nước lã, gối đầu khuỷu tay được…

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Sung sướng thay những người không cần thiết gì hết!

ÔNG CỰ LỢI: – Tôi xin cãi câu ấy: Sung sướng thay những người muốn gì được nấy! Bác cứ cố chấp quá thành ra ương, gàn. Bác giận tôi xin chịu, tôi cứ nói. Không những tôi mà mọi người trên mặt đất này ai cũng phải nhận rằng tiền là huyết mạch. Không có tiền không thể sống được. Mà bác ạ, tiền vị tất đã là xấu xa, bỉ ổi? Tiền mà biết dùng là một cái lợi khí, có thể làm được chán vạn việc từ thiện, danh nghĩa, cao thượng.

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Vâng, tôi biết thế lắm chứ, nhưng như ý tôi, ở cái đất nước này, nếu muốn cho có tiền, muốn làm giàu, trừ phi bóc lột kẻ nghèo khó, hút máu hút mủ kẻ túng thiếu, không còn có cách gì nữa.

 

ÔNG CỰ LỢI: – Giời ơi! Bác cố chấp đến thế thì tôi cũng không còn nói thế nào được nữa. Nhưng này, bác này, còn cái thuyết này, bác bảo sao: người ta sinh ra ở đời, đội trời đạp đất, ai cũng phải có cái chí phấn đấu. Trước hết phấn đấu để sống đã này, sau phấn đấu để có một cái địa vị hơn người. Trong sự cạnh tranh, tiền là một sức mạnh vô cùng. Bác nghĩ kĩ mà xem, bao nhiêu tài năng của bác sẽ vì sự túng quẫn mà tiêu ma hết. Bác nghe tôi, đổi chí hướng đi…

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Tôi nghe bác nói từ nãy đến giờ thì hình như hôm nay bác đến để cảm hóa tôi có phải không ạ?

ÔNG CỰ LỢI: – Không những một hôm nay mà lần nào tôi gặp bác, tôi cũng đều rắp tâm như thế cả, ấy cũng chỉ vì tôi tiếc cái tài của bác. Nếu bác không câu nệ, cố chấp thì ngày nay, công danh, sự nghiệp của bác cũng chẳng kém gì ai rồi. Tôi nói thật, bao nhiêu công việc bác trù tính, Nhan Hồi, học trò xuất sắc của Khổng Tử, luôn sống vui vẻ với cảnh nghèo khó của mình chỉ vì tiền mà thất bại. Bao nhiều điều thất vọng của bác chỉ vì tiền mà ra cả.

 

ÔNG CỰ LỢI: –...Thế mà bác cứ khinh rẻ tiền, không chịu kiếm tiền. Bác nghe tôi, không có tiền việc gì cũng hỏng hết.

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Thế nghĩa là mục đích ở cái đời này là kiếm tiền, có phải không thưa bác?

ÔNG CỰ LỢI: – Vâng, chính thế. Phải có tiền trước đã rồi muốn làm gì mới có thể làm được. Tôi biết, bác coi tiền là phân, là bẩn, là rác, nhưng bác ơi, phân, bẩn, rác là những vật ô uế bẩn thỉu thật đấy, nhưng phân, bẩn, rác cũng lại là những vật liệu rất quý. Bác chớ có khư khư đứng về một phương diện mà nhầm to. Không nhờ phân, nhờ bẩn, nhờ rác thì làm gì có những bông lúa nặng trĩu, những tàu rau xanh ngát, những bông hoa ngào ngạt.

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Vâng, vâng, bác ví đúng lắm, tôi xin bái phục cái tài biện bạch của bác. Ai dám bảo bác không phải là một nhà thi sĩ của kim tiền. Vâng, có thể dùng phân bẩn để bón những bãi đất hoang, những đồng cỏ xanh để làm thành vườn, thành ruộng phì nhiêu được.

 

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – ... Có thể đem tiền mà vãi lên những hoang đảo để làm ra những tỉnh thành nguy nga, rực rỡ được. Tôi biết lắm chứ. Nhưng đối với tôi, phân bẩn tuy dùng được việc đấy, chỉ hiềm rằng kiếm ra nó, thu nhập được nó thì nhơ lắm, nhớp lắm. Sao cho tránh khỏi không dấn thân vào chỗ hôi tanh, u ám.

ÔNG CỰ LỢI: (Hơi phật ý vì thấy bạn nói tràn không nể mặt mình) – Tôi xin lỗi bác, bác nói thế khí quá. (Cười gằn) Có lẽ vì bác đã gặp nhiều việc bất đắc chí thành ra chua chát.

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Không, không, tôi chả cay đắng, chua chát gì hết. Ý tưởng của tôi thế nào, tôi nói thế. Bao giờ cũng vậy, hễ mình càng tham muốn nhiều thì cái gánh hệ lụy càng nặng. (…) Tôi nhất quyết tránh xa cái vòng cầu danh, trục lợi.

 

ÔNG CỰ LỢI: – Vâng, tôi xin bái phục cái gan của bác. Nhưng bác này, giá bác chỉ có một mình bác thì tôi chả dám phản đối, nhưng bác không có quyền để những người thân yêu của bác cực nhọc. Bác nghe tôi, đừng mơ hồ, ngang ngạnh nữa…

ÔNG TRẦN THIẾT CHUNG: – Bác có ý kiến của bác, tôi có ý kiến của tôi, chúng ta cứ cãi vã với nhau như thế này, không bao giờ có thể xong được. Âu là bác thích giàu có, sang trọng, bác đã được toại chí rồi đấy; còn tôi, tôi ưa cái đời giản dị tầm thường, bác cứ mặc tôi…

(Trích vở bi kịch Kim tiền, Vi Huyền Đắc, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.412-414)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định đề tài của đoạn trích?

Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng đối thoại hay độc thoại? Chỉ ra những lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3. Xung đột chính trong đoạn trích là gì?)

Câu 4. Chỉ ra cái đúng, cái sai trong lí lẽ của nhân vật Cự Lợi?

 

Thực hiện các yêu cầu:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 9 chân trời sáng tạo cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay