Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 5 bài 4: Trong ánh bình minh

Giáo án Chủ đề 5 Bài 4: Trong ánh bình minh sách Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 5 bài 4: Trong ánh bình minh

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: TRONG ÁNH BÌNH MINH

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nói được 1 – 2 câu về vẻ đẹp của bầu trời vào một buổi trong ngày; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cảnh vật buổi sớm mai ở đồng cỏ thật đẹp, sinh động. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi cảnh đẹp ở đồng cỏ lúc bình minh và cảnh thanh bình, chung sống chan hoà giữa các loài vật trên đồng cỏ.
  • Nhận diện được chủ ngữ, chọn được chủ ngữ phù hợp cho câu; đặt được câu có chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai?, Cái gì?, Con gì?
  • Nhận diện được các cách mở bài và viết được đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
  • Nói được câu về cảnh bình minh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, bồi duownxh tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh SHS phóng to.
  • Tranh, ảnh, video clip về bầu trời vào một số buổi trong ngày, về cảnh đồng cỏ, cảnh rừng lúc bình minh; tranh ảnh về cây bóng mát (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Những bày voi thong thả” đến hết.
  • Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện BT luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác. (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC – TRONG ÁNH BÌNH MINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn 1 – 2 câu tả vẻ đẹp của bầu trời vào một buổi trong ngày.

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liện hệ nội dung khởi động với nội dung tranh.

- GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới “Trong ánh bình minh”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc toàn bài thong thả, trong trẻo, vui tươi; nhấn giọng ở các từ ngữ cảnh đẹp của vạn vật lúc bình minh ở đồng cỏ.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu tả vẻ đẹp của cảnh:

+ Từ khó: sương sương, khoảnh khắc, rậm rịch

+ Một số cây tả vẻ đẹp của cảnh:

Ở đồng cỏ mênh mông/ cũng giống ngoài biển cả,/ mặt trời lên nhanh vùn vụt. // Thoạt đầu/ nó chậm rãi nhô lên,/ đỏ hồng như một trải dưa hấu mới bổ,/ rồi sau khi vượt khỏi đường chân trời chắn ngang,/ nó leo mau lên cao và nắng chợt chói chang lúc nào không hay.//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “khoảnh khắc”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “không hay”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó:

+ Đường chân trời: đường giới hạn của tầm mắt, trông giống như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.

+ Rậm rịch: gợi tả những tiếng động trầm, nặng, liên tục, nhưng không đều do sự chuyển động hay hoạt động khẩn trương nhưng không ồn ào của nhiều người, trong bài chỉ sự di chuyển của đàn voi.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1. Khi ánh nắng mới lên, cảnh vật có gì đáng chú ý?

+ Câu 2. Tác giả cảm nhận như thế nào về sự thay đổi của mặt trời vào buổi bình minh?

+ Câu 3. Những con vật nào xuất hiện lúc bình minh? Cách miêu tả hoạt động của chúng có gì đặc biệt?

+ Câu 4. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của các loài vật trong rừng?

+ Câu 5. Theo em, tại sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng?

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đáp án, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Khi ánh nắng mới lên, cảnh vật đang chú ý là làn sương như được nhuộm hồng; chim bừng tỉnh, hót vang lừng; nơi rời bến nước về nơi ở.

+ Câu 2: Tác giả cảm nhận về sự thay đổi của mặt trời vào buổi bình minh là thoạt đầu mặt trời chậm rãi nhỏ lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu, khi vượt khỏi đường châu trời thì leo mau lên cao, nắng chói chang hơn.

+ Câu 3: Những con vật xuất hiện lúc bình minh là chim - hỏi vang lừng; nai - với bển nước, lũng thông về nơi ở; voi - thong thả xuống tắm, tắm xong lững thững rời bến nước chim để chim cun cút bay vụt lên cả sớm nhỏ - phơi nắng → toài nhanh xuống sống → lại trườn lên phơi nắng, trâu rừng đúng định bỏ đi nhường chỗ cho đàn với thong thả về chỗ cũ khi voi đi,... Cách miêu tả hoạt động của các con vật vừa đúng với đặc điểm, tập tính hoạt động của từng loài, vừa tả được cảnh vật, không khí chung của bến nước trong rừng lúc bình minh lên.

+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, GV có thể gợi ý cho HS: Bài đọc giúp em hiểu thêm về cuộc sống của các loài vật trong rừng, các loài vật nhường nhịn, không tranh giành, chung sống yên bình với nhau.

+ Câu 5: GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

* Lưu ý: Tùy thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1

ð Rút ra ý đoạn 1: Sự thay đổi của cảnh vật trong khoảnh khắc bình minh.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2

ð Rút ra ý đoạn 2: Sự thay đổi của mặt trời lúc bình minh.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4

ð Rút ra ý đoạn 3: Cảnh chung sống yên bình giữa các loài vật

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ HS trả lời câu hỏi 5.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV đọc lại cho HS nghe đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng thong thả, vui, trong sáng, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái của các con vật:

Những bầy voi thong thả đi về phía bến nước.// Nghe động bước chân,/ từng đàn chim để và cun cút bay vụt lên từ những hàng sậy.// Những con cá sấu nhỏ bò từ dòng nước lạnh lên phơi mình trên bãi cát,/ thấy bầy voi rậm rịch đi tới/ liền theo nhau toài nhanh xuống sông,/ để lại trên đường những vết trườn.// Đàn trâu rừng/ với con trâu mộng đầu đàn mang đôi sừng nhọn hoắt/ đang ăn gần bến nước/ đủng đỉnh bỏ đi xa,/ nhường chỗ cho những bầy voi.// Tắm xong,/ những bầy voi lững thững rời bến nước.// Cun cút và chim dẽ bay về những lùm sậy/ nơi chúng làm tổ.// Bọn cá sấu nhỏ/ lại trườn lên bãi cát phơi mình/ và đàn trâu thong thả trở về chỗ cũ. //

- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm, trước lớp đoạn 3.

- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. VẬN DỤNG

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói 2 – 3 câu về cảnh bình minh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

- GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập trong nhóm nhỏ, có thể kết hợp quan sát hình ảnh, video clip về mặt trời vào lúc bình minh.

- GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Trong ánh bình minh, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện tập chủ ngữ.

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của  GV.

- HS đọc tên, phán đoán nội dung.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc mẫu.

 

 

- HS đọc và luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ đáp án.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại bài.

 

- HS nghe GV đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

- HS đọc ài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động.

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ CHỦ NGỮ

Hoạt động 1: Nhận diện chủ ngữ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được khái niệm về chủ ngữ.

- HS vận dụng kiến thức vào bài tập cũng như những câu hỏi có liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 650k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
  • Trọn bộ word + PPT: 1600k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY THÂN ÁI

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

II. GIÁO ÁN POWEPOINT TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT  ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay