Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời bài 3: Gieo ngày mới

Giáo án Bài 3: Gieo ngày mới sách Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời bài 3: Gieo ngày mới

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: GIEO NGÀY MỚI

(4 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được về việc làm đề bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội đúng bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”; tả lời được các câu hỏi tìm hiển bài. Hiểu được nội đụng bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em: giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phú bọp, có ích đề ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.
  • Tìm đọc được mội truyện viết về thiếu nhi làm việc lột, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huỗng của nhân vật trong truyện.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ chung, danh từ riêng.
  • Nhận diện và viết được đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn kề chuyện đã đọc, đã nghe.
  • Biết cách trao đổi với bạn bè hoặc người thân về việc làm của em để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với mọi người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, video clip ngắn về hoạt động của mọi người trong gia đình vào buổi sáng.
  • Bảng phụ ghi đoạn 3 khổ thơ cuối.
  • Thẻ từ cho HS thực hiện các BT luyện từ, luyện câu.
  • Bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
  • Tivi, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Truyện phù hợp với chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” đã đọc và Nhật kí đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa SGK tr.18.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (4 – 6 HS/ nhóm), kể cho bạn nghe về những việc làm bắt đầu ngày mới của mỗi người trong gia đình.

- GV mời 1 – 2 bạn HS chia sẻ đáp án, các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: GV có thể gợi ý cho HS:

+ Bố: tưới cây, ra đồng.

+Mẹ: đi chợ, nấu đồ ăn sáng.

+ Chị gái: chuẩn bị sách vở tới trường.

- GV cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh.

- GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài mới: Bài 3 – Gieo ngày mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC: GIEO NGÀY MỚI

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi, giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, tươi vui; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và két quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ,...

- Gv tổ chức hướng dẫn HS đọc và luyện đọc:

+ Từ khó: gieo, gặt, giòn tan,...

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Heo may/ gió mùa trở lạnh/

Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng/

Dệt làm chiếc khăn/ thật ấm/

Cháu quàng/ qua suốt mùa đông.//

 

Bầu trời/ gieo mưa/ rồi nắng/

Cho gió/ hong những đám mây/

Cho cả trời sao/ lấp lánh/

Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.//

- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm, trước lớp thành tiếng đoạn và bài đọc. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện và tìm ý:

+ Đoạn 1: Ba khổ thơ đầu.

+Đoạn 2: Khổ thơ thứ tư.

+Đoạn 3: Khổ thơ cuối.

* Tùy vào năng lực HS mà GV có thể tách hoặc ghép các khổ thơ để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đoc.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Mùa vàng: ý trong bài nói về mong ước lúa được mùa.

+ chồi non: ý nói các bạn nhỏ giống như những mầm cây bé nhỏ.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SHS. Ở câu hỏi 2, GV có thể chia nhỏ nhiệm vụ cho HS thảo luận:

+ Câu 1: Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì?

+ Câu 2: Mỗi hình ảnh dưới đây gợi ra điều gì?

+ Câu 3: Em thích hình ảnh nào trong khổ 4? Vì sao?

+ Câu 4: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 bạn HS chia sẻ kết quả, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, nếu có.

- GV nhận xét, chốt lại đáp án:

+ Câu 1: Ngày mới của cha bắt đầu bằng việc dắt trâu ra đồng, của mẹ bắt đầu bằng việc bắc gầu tát nước, của cô giáo bắt dầu bằng một bài giảng mới, của bà bắt đầu bằng việc dệt một chiếc khă quàng cho cháu.

+ Câu 2:

·        “Mùa vàng ấm áp” nói lên mong ước mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

·         “Ước mơ xanh” nói về những ước mơ đẹp của HS.

·        “Chồi non vươn lớn” là hình ảnh các bạn HS dầ lớn lên, trưởng thành hơn.

·        “Hoa trái ngọt lành” nói về thành quả ngọt ngào của thầy cô, đó chính là những bạn HS ngoan.

+ Câu 3: Khuyến khích HS trả lời theo cảm nhận của riêng mình.

+ Câu 4: Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng yêu thương và một chuỗi cười. Khi chưa đủ sức làm được những việc lớn thì tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của bạn nhỏ chính là cách tốt nhất giúp ngày mới của mọi người tràn ngập niềm vui.

* Lưu ý: Tùy thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt đọngvà nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2:

ð Rút ra ý đoạn 1: Những công việc để bắt đầu ngày mới của cha, mẹ, cô giáo, bà và mong ước của mỗi người khi làm việc.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3:

ð Rút ra ý đoạn 2: Cách gieo ngày mới của bầu trời.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4:

ð Rút ra ý đoạn 3: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ.

ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- GV đọc lại ba khổ thơ cuối và hướng dẫn HS các định giọng đọc: giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, tươi vui, hơi cao giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc và hoạt động của nhân vật:

Heo may/ gió mùa trở lạnh/

Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng/

Dệt làm chiếc khăn/ thật ấm/

Cháu quàng/ qua suốt mùa đông.//

 

Bầu trời/ gieo mưa/ rồi nắng/

Cho gió/ hong những đám mây/

Cho cả trời sao/ lấp lánh/

Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.//

 

Em biết thương bà,/ thương mẹ/

Yêu cô,/ yêu cả bầu trời/

- A,/ em/ sẽ gieo ngày mới/

Giòn tan/ bằng/ một chuỗi cười!//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng theo nhóm.

- GV mời 1 – 2 bạn HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ em thích, các bạn khác lắng nghe và nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. Vận dụng

- GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Việc em thường làm mỗi ngày để bắt đầu ngày mới?

+ Việc em nên làm để bát đầu ngày mới có ý nghĩa và giải thích lí do?

- GV tổ chức cho HS nói nối tiếp trước lớp bằng hình thức Chuyền hoa niềm vui.

- HS nghe GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án và tổng kết hoạt động:

+ Việc em thường làm mỗi ngày để bắt đầu ngày mới?

·        Ăn sáng, soạn sách vở,...

+ Việc em nên làm để bát đầu ngày mới có ý nghĩa và giải thích lí do?

·        Tập thể dục buổi sáng – Tốt cho sức khỏe.

·        Tưới cây – giúp cây xanh tốt.

·        Nói lời yêu thương – đem lại niềm vui cho người thân.

ĐỌC MỞ RỘNG:

SINH HOAT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

CHỦ ĐIỂM “TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ”

Hoạt động 1: Tìm đọc truyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Tìm được truyện phù hợp với chủ đề.

- Nắm được nội dung truyện để chia sẻ trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS đọc trước ở nhà (thư viện lớp, thư viện trường,...) một truyện phù hợp với chủ đề “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, gợi ý truyện viết về:

+ Thiếu nhi làm việc tốt.

+ Thiếu nhi chăm ngoan.

+ Thiếu nhi sáng tạo.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị miệng để chia sẻ trước lớp.

 

- GV mời đại diện 1 -  2 bạn HS lên chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá về hoạt động.

Hoạt động 2: Viết nhật kí đọc sách

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xây dựng được ý tưởng của Nhật kí đọc sách.

- Biết cách viết Nhật kí đọc sách.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS viết vào Nhật kí đọc sách những ý tưởng hoặc chi tiết quan trọng trong truyện: tên truyện, tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết,...

- GV hướng dẫn HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện.

Hoạt động 3: Chia sẻ về truyện đã đọc.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xây dựng được Nhật kí đọc sách.

- Chia sẻ trong nhóm và lớp học

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc truyện hoặc trao đổi truyện cho bạn trong nhóm để cùng đọc.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả của mình, các HS khác lắng nghe, góp ý và chỉnh sửa (nếu có).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, chia sẻ về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử của HS nếu gặp tình huống tương tự với tình huống của nhân vật trong truyện.

- GV tổ chức cho HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS hoạt động nhóm.

 

 

- HS chia sẻ đáp án.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS giải nghĩa từ khó.

 

 

- HS đọc bài, thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS xác định yêu cầu.

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

- HS thực hiện nói theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

- HS chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

 - HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

- HS bình chọn.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

                            

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 650k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
  • Trọn bộ word + PPT: 1600k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY THÂN ÁI

GIÁO ÁN WORD ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

II. GIÁO ÁN POWEPOINT TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT  ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN POWERPOINT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI QUANH TA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay