Giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời Bài 1: Nhớ đồng (Tố Hữu)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Nhớ đồng (Tố Hữu). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN 2: NHỚ ĐỒNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Em hãy chia sẻ về vùng đất hoặc con người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của Tố Hữu?
Sản phẩm dự kiến:
- Tác giả:
+ Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
+Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999.
Hoạt động 2: Văn bản “Nhớ đồng”
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Nêu xuất xứ của bài thơ Nhớ đồng.
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nhớ đồng?
Xác định bố cục của bài thơ và nội dung từng phần?
Nêu mạch cảm xúc của bài thơ.
Sản phẩm dự kiến:
- Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Nhà thơ đề “Tặng Vịnh”, tức Nguyễn Vịnh, tên thật là đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của ông và cùng bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
- Bố cục: Bố cục hai phần
+ Phần 1 – bảy khổ thơ đầu: Cảm xúc bâng khuâng nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
+ Phần còn lại: Cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.
- Mạch cảm xúc: Sự vận động của mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh của thân và niềm khát khao tự do cháy bỏng.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
Hoạt động 1: Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Cảm hứng của bài thơ Nhớ đồng được gợi lên từ âm thanh nào?
- Hình ảnh đồng quê được hiện lên qua những chi tiết nào?
- Con người lao động được hiện lên qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về những con người lao động.
Sản phẩm dự kiến:
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò
- Đồng quê hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi sông, xóm lành và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen…Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.
- Con người lao động: Những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”, “hiền như đất”, “rất thật thà”. Người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời, phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.
Hoạt động 2: Nỗi nhớ của người tù cộng sản với những gương mặt thân quen.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Trong nỗi nhớ của mình, nhà thơ nhớ điều gì nhất? Vì sao?
- Cảnh ngộ của nhà thơ lúc này ra sao? Em hãy nhận xét tâm trạng của nhà thơ trong hoàn cảnh đó?
Sản phẩm dự kiến:
- Trong nỗi nhớ của mình, nhà thơ nhớ hình ảnh người mẹ: già nua đơn chiếc
Nỗi nhớ thương càng siết chặt thêm, tác giả như chìm đắm, say trong những cơn nhớ nhung không dứt “Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ..nỗi nhớ da diết khôn nguôi, từng lời như đang than thở vì sự bất khả kháng với hoàn cảnh của chính mình, không thể thoát ra để giải tỏa nỗi lòng.
- Nhớ đến cảnh ngộ của bản thân:
+ Khi chưa được tiếp cận với ánh sáng của Đảng, của cách mạng: Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” bế tắc, chưa tìm được hướng đi
+ Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. “Rồi một…ngát trời”
Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi tâm hồn nhẹ nhàng thảnh thơi, hạnh phúc, tràn ngập hương sắc, bay bổng, dạt dào cảm hứng, thấy yêu đời, trẻ trung hơn…
III. TỔNG KẾT
Hoạt động 1: Cảm hứng chủ đạo
Sản phẩm dự kiến:
- Niềm nhớ thương da diết, mãnh liệt, niềm khao khát tự do của một thanh niên trẻ tuổi trong những tháng ngày bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài.
- Thông qua điệp từ, điệp ngữ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ (đâu, gì sâu, ôi,..)
-> Hình ảnh quê hương, con người hiện lên trong tâm trí
- Bố cục bài chia làm hai phần, mở đầu và kết thúc mỗi phần bằng khổ thơ gồm hai dòng thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
- Giọng thơ tha thiết.
Hoạt động 2: Chủ đề
Sản phẩm dự kiến:
- Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căng đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết.
Hoạt động 3: Thông điệp
Sản phẩm dự kiến:
Tác giả muốn gửi gắm qua bài này cần trân trọng và theo đuổi sự tự do, sống có lí tưởng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại:
A. Thơ văn xuôi.
B. Thơ tự sự.
C. Thơ trữ tình.
D. Thơ phê phán
Câu 2: Bài thơ “Nhớ Đồng” là của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Nguyễn Khoa Điềm
C. Huy Cận
D. Nguyễn Bính
Câu 3: Bài thơ “Nhớ đồng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạng.
B. Khi tác giả nhớ về những ngày mình còn bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
C. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
D. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong bài thơ “Nhớ đồng”, vì sao tiếng hò vọng vào nhà tù lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?
Câu 2: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng như thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức