Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 27: Sinh sản ở động vật
Giáo án Bài 27: Sinh sản ở động vật sách Sinh học 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 27: Sinh sản ở động vật
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 27. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
- Phân tích được cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Nêu được một. số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
- Trình bày được các biện pháp tránh thai.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về sinh sản ở động vật, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm; thu thập thông tin về biện pháp tránh thai qua tài liệu, internet, bác sĩ.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong nhóm thảo luận về các nội dung sinh sản ở động vật, trao đổi với cán bộ y tế để tìm hiểu thông tin biện pháp tránh thai.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về nội dung sinh sản ở động vật.
Năng lực sinh học
- Năng lực nhận thức sinh học:
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
- Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật.
- Trình bày được sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
- Trình bày được các biện pháp tránh thai.
- Tìm hiểu thế giới sống: Đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn để sinh sản ở động vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để thiết kế được một số sản phẩm (poster/ infographic/…) để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và hạn chế nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến sinh sản ở động vật.
- Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm; tìm hiểu về sinh sản ở động vật.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh liên quan đến sinh sản ở động vật.
- Phiếu học tập
- Đối với HS
- SHS sinh học 11.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
“Sinh sản ở động vật khác với sinh sản ở thực vật như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Động vật có nhiều hình thức sinh sản hơn thực vật.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Ở thực vật có những hình thức sinh sản sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Vậy ở động vật thì có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản đó giống và khác gì so với hình thức sinh sản ở thực vật không? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta nghiên cứu Bài 27 Sinh sản ở động vật.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở động vật
- Mục tiêu:
- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp, để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
- Sản phẩm: câu trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 171 và kết luận về sinh sản vô tính.
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 171: Câu hỏi 1: Phân biệt hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh Câu hỏi 2: Tại sao trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền? - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày tóm tắt ý kiến chung của nhóm. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm Câu 1: - Phân đôi là hình thức sinh sản đơn giản. Động vật tạo thành eo thắt trên cơ thể, phân đôi cơ thể, các tế bào trên mỗi nửa cơ thể phân bào nguyên nhiễm hình thành cơ thể mới. - Nảy chồi: Một số tế bào trên cơ thể phân bào nguyên nhiễm nhiều lần tạo ra chồi con. Chồi con tách ra từ cơ thể mẹ và phát triển thành cơ thể mới. - Phân mảnh: Cơ thể phân chia thành nhiều mảnh (ví dụ: giun nhiều tơ), hoặc các mảnh nhỏ tách ra từ cơ thể mẹ phát triển thành cơ thể mới dựa trên phân bào nguyên nhiễm. - Trinh sinh: Tế bào trứng không thụ tinh phân bào nguyên nhiễm nhiều lần tạo ra cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Câu 2. Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới nên các cá thể con có bộ nhiễm sắc thể giống với cá thể mẹ, điều này dẫn đến các cá thể có giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Kết luận: Các hình thức sinh sản vô tính là phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức và quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
- Mục tiêu:
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, hỏi - đáp để hướng dẫn HS tìm hiểu về sinh sản hữu tính
- Sản phẩm: các câu trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm trang 175 và kết luận về sinh sản hữu tính
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tóm tắt kiến thức, quan sát, đọc sách và trả lời các câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 175 Câu hỏi 1: Trình bày quá trình sinh tinh và sinh trứng? Câu hỏi 2: Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Cho biết ưu điểm và nhược điểm của mang thai và sinh con ở Thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK trả lời câu hỏi của GV - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 1. Các hình thức sinh sản hữu tính Các hình thức sinh sản hữu tính là đẻ trứng, đẻ trứng thai và thai sinh. 2. Quá trình sinh sản hữu tính ở người Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 175. CH1. - Quá trình sinh tinh diễn ra theo trình tự sau: + Tế bào mầm sinh dục (2n) nguyên phân tạo ra các tỉnh nguyên bào (2n). + Tinh nguyên bào nguyên phân tạo ra các tinh bào bậc 1 (2n). + Tinh bào bậc 1 giảm phân I tạo ra hai tinh bào bậc 2. Mỗi tinh bào bậc 2 giảm phân 1 tạo ra 2 tinh trung có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Như vậy, từ 1 tinh bào bậc 1, trải qua giảm phân I và giảm phân II tạo ra 4 tinh trùng. - Quá trình sinh trứng diễn ra theo trình tự sau: + Từ khi sinh ra, buồng trứng của trẻ sơ sinh gái đã có noãn bào bậc 1 (2n). Noãn bào bậc I nằm trong nang trứng và phát triển cùng với sự phát triển của nang trứng, + Ở tuổi dậy thì, noãn bào bậc 1 bắt đầu giảm phân I và dừng lại ở kì giữa của giảm phân II. Giảm phân I tạo ra noãn bào bậc 2 và thể cực 1. + Giảm phân II tiếp tục diễn ra khi trứng thụ tinh với tỉnh trùng để tạo thành hợp tử, kèm theo hình thành thể cực 2. Như vậy, từ 1 noãn bào bậc 1, trải qua giảm phân I tạo ra noãn bào bậc 2 và thể cực. Nếu trứng không thụ tinh sẽ không tiếp tục giảm phân II và không hình thành thể cực 2. CH2: - Quá trình thụ tinh diễn ra theo trình tự như sau: (1) Tinh trùng đi qua lớp tế bào hạt (2) Đầu tinh trùng giải phóng enzyme giúp tinh trùng đi qua màng sáng (3) Tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất, màng tinh trùng hoà nhập với màng trứng (4) Nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng và kết hợp với nhân của tế bào trứng CH3: Ưu điểm: Ở Thú, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và O2 từ cơ thể mẹ qua nhau thai là rất lớn, đảm bảo cho phôi thai phát triển thuận lợi: ngoài ra, phôi thai phát triển trong bụng mẹ nên được bảo vệ trước tác động của môi trường (nhiệt độ. độ ẩm, tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,...). Ở các loài động vật đẻ trứng, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong trứng mà chất dinh dưỡng dự trữ trong trứng chỉ có giới hạn, ngoài ra trứng ở bên ngoài cơ thể mẹ nên dễ trở thành thức ăn của các động vật khác và chịu tác động của điều kiện môi trường. Nhược điểm: Ở Thú, do cơ thể mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển nên nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con thì phôi thai phát triển kém, sức sống kém, dễ mắc bệnh. Ngoài ra, do phôi thai tăng dần khối lượng và kích thước, nên cơ thể mẹ trở nên nặng nề di chuyển khó khăn khi đuổi bắt mồi và chạy trốn kẻ thù săn mồi. Kết luận: Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm các giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai và đề con. - Thụ tỉnh là sự kết hợp giữa một trứng đơn bội và một tinh trùng đơn bội tạo thành hợp tử lưỡng bội. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ chế điều hoà sinh sản
- Mục tiêu: Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp, để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
- Sản phẩm: câu trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 177 và kết luận về cơ chế điều hoà sinh sản
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phân tích hình 27.9 và 27.10 lưu ý về tác dụng của mỗi hormone, nơi sản sinh các hormone, vai trò của liên hệ ngược trong sinh tinh và sinh trứng. - HS thảo luận nhóm trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 177: Câu hỏi 1: So sánh vai trò của các hormone trong điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng. Câu hỏi 2: Liên hệ ngược có vai trò như thế nào trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng? - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày tóm tắt ý kiến chung của nhóm. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
3. Cơ chế điều hòa sinh sản Trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm Câu 1: Ở con đực, FSH kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ tiết ra testosterone, testosterone kích thích ống sinh tinh hình thành tỉnh trùng. Ở con gái, FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết estrogen, LH kích thích nang trứng chín, trứng rụng, hình thành và duy trì thể vàng, thể vàng tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung phát triển, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ. Câu 2. Ở con đực, nồng độ testosterone cao ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sản sinh GnRH, FSH và LH. Ở con cái, nồng độ estrogen và progesterone cao ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sản sinh GnRH, FSH và LH. Kết luận: Hệ nội tiết đóng vai trò chính trong điều hoà sinh sản ở động vật. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các ứng dụng sinh sản hữu tính ở động vật
- Mục tiêu:
- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật.
- Nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
- Trình bày được sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Trình bày được các biện pháp tránh thai.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, hỏi - đáp để hướng dẫn HS tìm hiểu về sinh sản hữu tính
- Sản phẩm: các câu trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm trang 179 và 180 và kết luận về sinh sản hữu tính
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây