Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 25: Sinh sản ở thực vật

Giáo án Bài 25: Sinh sản ở thực vật sách Sinh học 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 25: Sinh sản ở thực vật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 25. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
  • Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
  • So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật, có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tình, hình thành hạt, quả.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng tự đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kỹ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để giải thích được cơ sở khoa học và đưa ra được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chỉnh khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
  • Nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
  • Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
  • So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  • Nêu được cấu tạo chung của hoa.
  • Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thự tỉnh, hình thành hạt, quả.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sinh sản ở thực vật để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet,...
  • Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến sinh sản ở thực vật.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với HS
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Các loài thực vật có những chiến lược sinh sản như thế nào để đảm bảo cho chúng thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

Các loài thực vật có những hình thức sinh sản như:

Sinh sản vô tính tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.

Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng di truyền, đời con có những đặc điểm thích nghi với môi trường tốt hơn đời bố mẹ. Vì vậy, hình thức sinh sản này phù hợp trong điều kiện môi trường thường xuyên biến đổi.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để hiểu thêm kiến thức về sinh sản ở thực vật thì chúng ta cùng nghiên cứu Bài 25: Sinh sản ở thực vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
  • Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp kỹ thuật các mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162 và kết luận về sinh sản vô tính.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm và hoạt động thành hai vòng

Vòng 1: Giao việc cho nhóm chuyên gia

Nhóm 1, 2: Đọc thông tin mục I.1, quan sát hình 25.1 để tìm hiểu hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Nhóm 3, 4: Đọc thông tin mục I.1, quan sát hình 25.2 để tìm hiểu hình thức sinh sản bằng bào tử

Vòng 2: Thành lập nhóm các mảnh ghép:

+ Mỗi nhóm được thành lập từ nửa số thành viên của mỗi nhóm chuyên gia.

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại các cho cả nhóm kết quả tìm hiểu của nhóm chuyên gia

Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung:

+ Trả lời CH 1 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162:

Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Đặc điểm này có lợi thế trong điều kiện môi trường như thế nào?

+ Hoàn thành phiếu học tập 01 (đính kèm bên dưới HĐ1)

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời CH 2, 3 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162:

2. So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác.

3. Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống nào? Tại sao

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày tóm tắt ý kiến chung của nhóm.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH

1. Hình thức sinh sản vô tính

Trả lời CH1 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162:

Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con được tạo thành từ một phần hoặc toàn bộ cơ quan như thân, lá, rễ của cây mẹ dựa trên cơ chế nguyên phân. → cây con mang bộ gene giống hệt với cây mẹ → chúng sẽ có đặc điểm giống với cây mẹ và giống nhau giữa các cây con tạo ra từ cùng một cây mẹ ban đầu.

Hình thức sinh sản sinh dưỡng góp phần tăng nhanh số lượng cây con, giúp loài duy trì nòi giống trong trường hợp mật độ quần thể thấp, đồng thời cây con sinh ra sẽ thích nghi tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định, ít biến đổi (tương đồng với điều kiện sống của cây mẹ). Tuy nhiên, khi môi trường sống thay đổi, cây con tạo ra bằng hình thức sinh sản vô tính khó thích nghi và dễ bị đào thải.

Đáp án PHT 01

 (đính kèm bên dưới HĐ1)

Kết luận:

Thực vật sinh sản vô tính bằng cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) hoặc bằng bào tử.

2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn

Trả lời CH2, 3 Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 162:

2.  (đính kèm bên dưới HĐ1)

3. Để bảo tồn và phát triển loài cây có nguy cơ tuyệt chủng nên áp dụng biện pháp nhân giống in vitro. Một quy trình nhân giống tạo cây hoàn chỉnh chỉ cần sử dụng mảnh mô của cây mẹ sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt các cá thể trong quần thể tham gia duy trì nòi giống của loài thông qua sản hữu tính.

Việc nhân giống in vitro có thể tạo ra một số lượng lớn các cá thể trong khoảng thời gian ngắn, điều này giúp gia tăng số lượng cá thể của loài.

Kết luận

Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, nhân giống in vitro để nhân nhanh nhiều giống cây trồng có lợi cho con người.

Nội dung PHT01:

PHIẾU HỌC TẬP 01

Nhóm:........... Lớp…………….

Họ và tên thành viên:.......................................................................................

Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:

 

Đặc điểm phân biệt

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản vô tính

(Sinh sản sinh dưỡng)

Nguồn gốc cây con

 

 

Khả năng phát tán

 

 

Xen kẽ hệ thống lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời

 

 

Số lượng cá thể tạo được trong một lần sinh sản

 

 

Gặp ở nhóm thực vật

 

 

Đáp án PHT 01

 

Đặc điểm phân biệt

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản vô tính

(Sinh sản sinh dưỡng)

Nguồn gốc cây con

Bào tử nằm trong túi bào tử của cây mẹ

Từ một phần của cơ thể mẹ, có thể là rễ,  thân, lá

Khả năng phát tán

Rộng

Hẹp

Xen kẽ hệ thống lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời

Không

Số lượng cá thể tạo được trong một lần sinh sản

Nhiều

Ít

Gặp ở nhóm thực vật

Rêu, dương xỉ

Đa số các loài thực vật: khoai lang, khoai tây, thuốc bỏng, dâu tây,...

Nội dung trả lời CH 2 Dừng lại và suy ngẫm trang 162

 

Phương pháp

Nhân giống vô tính truyền thống

Nhân giống in vitro

Ưu điểm

- Cây giống tạo ra có kích thước lớn.

- Tỉ lệ sống của cây con cao (lên tới 100%).

- Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tạo được cây giống sạch bệnh (đặc biệt là các bệnh do virus).

- Có thể thực hiện nhân giống quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ.

Hạn chế

- Hệ số nhân giống thấp.

- Cây giống có thể mang mầm bệnh từ cây mẹ.

- Hoạt động nhân giống chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.

- Cây giống tạo được có kích thước nhỏ, có thể xuất hiện các biến dị không mong muốn.

- Đòi hỏi các yêu cầu về trang thiết bị và người thực hiện phải có kĩ thuật cao.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật, có hoa: cấu tạo chung của hoa, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tình, hình thành hạt, quả.
  • So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, hỏi - đáp để hướng dẫn HS tìm hiểu về sinh sản hữu tính
  2. Sản phẩm: các câu trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm trang 148 và kết luận về sinh sản hữu tính
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo chung của hoa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV giới thiệu về cấu tạo chung của hoa thông qua Hình 25.7 SGK. (GV có thể sử dụng mẫu vật thật nếu có) và yêu cầu HS quan sát, đọc sách và trả lời 2 câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm ở cuối mục II.1:

1. Hoa được cấu tạo từ những bộ phận nào và vai trò của mỗi bộ phận đó là gì?

2. Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhuỵ đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK trả lời câu hỏi của GV

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH

1. Cấu tạo cung của hoa

Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 162.

1. Hoa được cấu tạo từ các bộ phận

- Lá đài:

+ Thường có màu lục, bao bên ngoài nụ hoa hoặc nằm dưới cánh hoa khi nở.

+ Có vai trò bảo vệ chổi/nụ hoa trước

khi nở.

- Cánh hoa

+ Thường có màu sắc sặc sỡ, bao bên

ngoài nhị hoa và nhụy hoa.

+ Có vai trò thu hút côn trùng, bảo vệ bộ phận bên trong hoa.

- Nhị hoa:

+ Gồm chỉ nhị dài mang bao phấn (thường có màu vàng khi chín).

+ Có vai trò sinh ra hạt phấn, giúp phát tán hạt phấn.

- Nhụy hoa

+ Gồm núm nhụy (thường có chất dính), vòi nhụy và bầu nhụy.

+ Là bộ phận chứa túi phôi (có giao tử cái là trứng), có vai trò tham gia quá trình hình thành hạt và quả.

2. Sai vì

Hoa có thể là hoa đơn tính (hoa đực chỉ có nhị hoa và hoa cái chỉ có nhuỵ) như hoa bí ngô, dưa chuột, mướp, ...

Kết luận:

Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa, gồm các bộ phận chính đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 

2. Quá trình sinh sản hữu tính

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay