Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 26: Quần xã sinh vật
Giáo án Bài 26: Quần xã sinh vật sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 7: SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ
BÀI 26: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt); chỉ số đa dạng và độ phong phú trong quần xã; cấu trúc không gian; cấu trúc chức năng dinh dưỡng. Giải thích được sự cân bằng của quần xã được bảo đảm bởi sự cân bằng chỉ số các đặc trưng đó.
Trình bày được khái niệm và phân biệt được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (cạnh tranh, hợp tác, cộng sinh, hội sinh, ức chế, kí sinh, động vật ăn thực vật, vật ăn thịt con mồi).
Trình bày được khái niệm ổ sinh thái và vai trò của cạnh tranh trong việc hình thành ổ sinh thái.
Phân tích được tác động của việc du nhập các loài ngoại lai hoặc giảm loài trong cấu trúc quần xã sinh vật đến trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Lấy được ví dụ minh hoạ.
Giải thích được quần xã là một cấp độ tổ chức sống và trình bày được một số biện pháp bảo vệ quần xã.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn như hiện tượng xâm nhập của các loài ngoại lai, sự khai thác tài nguyên quá mức của con người.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt); chỉ số đa dạng và độ phong phú trong quần xã; cấu trúc không gian; cấu trúc chức năng dinh dưỡng. Giải thích được sự cân bằng của quần xã được bảo đảm bởi sự cân bằng chỉ số các đặc trưng đó.
Trình bày được khái niệm và phân biệt được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (cạnh tranh, hợp tác, cộng sinh, hội sinh, ức chế, kí sinh, động vật ăn thực vật, vật ăn thịt con mồi).
Trình bày được khái niệm ổ sinh thái và vai trò của cạnh tranh trong việc hình thành ổ sinh thái.
Phân tích được tác động của việc du nhập các loài ngoại lai hoặc giảm loài trong cấu trúc quần xã sinh vật đến trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Lấy được ví dụ minh hoạ.
Giải thích được quần xã là một cấp độ tổ chức sống và trình bày được một số biện pháp bảo vệ quần xã.
Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hiểu được các sinh vật sống ngoài môi trường, trong quá trình sống đều tương tác và có ảnh hưởng lẫn nhau thông qua nhiều mối quan hệ.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bảo vệ các sinh vật trong môi trường sống để đảm bảo cân bằng sinh thái thông qua sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các sinh vật. Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ sinh vật khi dịch chưa tới ngưỡng. Vận dụng nuôi trồng các loài sinh vật.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
Máy tính, máy chiếu.
Phiếu học tập.
Hình 26.1 - 26.7; các hình ảnh về quần xã sinh vật.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; tìm hiểu về một số tác động của con người đến quần xã và một số biện pháp bảo vệ quần xã.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về quần xã sinh vật.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Trên cây ở hình bên có nhiều loài cùng sinh sống, tất cả các sinh vật đó có được gọi là quần xã sinh vật không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Vậy thế nào là quần xã sinh vật? Giữa các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 26. Quần xã sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu mục I, quan sát Hình 26.1 và tìm hiểu về Quần xã sinh vật.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm quần xã sinh vật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nghiên cứu mục I, quan sát Hình 26.1 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra tên các loài sinh vật và mối quan hệ giữa các sinh vật trong Hình 26.1, từ đó phát biểu khái niệm quần xã. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK tr.142: 1. Người ta thu thập các loài động vật từ nhiều nơi khác nhau rồi đem nuôi nhốt chung ở một địa điểm nhất định như vườn thú Hà Nội. Tập hợp các loài động vật đó có được gọi là quần xã không. Giải thích. 2. Hãy lấy ví dụ về quần xã sinh vật và giải thích tại sao em gọi đó là quần xã. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày. Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận hình thành kiến thức: Các loài sinh vật: bò, vịt, chim sẻ, các loài thực vật như cỏ, cây chuối,... Các loài sinh vật này có các mối quan hệ như bò ăn cỏ, chim sống trên cây,... Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố: 1. Các loài động vật bị nuôi nhốt trong vườn thú mặc dù gồm nhiều loài, được nuôi trong cùng không gian (vườn thú), tại một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên giữa chúng không có mối quan hệ về dinh dưỡng, nơi ở do chúng được nuôi nhốt trong những khu vực riêng và được con người cung cấp thức ăn, nước uống hằng ngày → không mang đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của quần xã → không phải là quần xã. 2. Ruộng lúa tập hợp nhiều loài khác nhau: lúa, ốc bươu vàng, cá chép, sâu rầy, bèo,...; sống trong cùng không gian và khoảng thời gian nhất định; giữa các loài có mối quan hệ qua lại, gắn bó với nhau như một thể thống nhất: ốc bươu vàng đẻ trứng lên thân cây lúa, cá chép giúp diệt các loại ốc hay sâu, rầy hại lúa,... Do đó, ruộng lúa là quần xã sinh vật. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT - Khái niệm: Quần xã bao gồm những quần thể khác loài, cùng sống trong một không gian, thời gian, gắn bó với nhau bằng mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. - Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, rừng thông, ruộng lúa, ao cá,... - Quần xã là một hệ thống mở có khả năng tự điều chỉnh. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần xã
a. Mục tiêu:
- Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt); chỉ số đa dạng và độ phong phú trong quần xã; cấu trúc không gian; cấu trúc chức năng dinh dưỡng.
- Giải thích được sự cân bằng của quần xã được bảo đảm bởi sự cân bằng chỉ số các đặc trưng đó.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu nội dung mục II, quan sát Hình 26.2 - 26.4 và tìm hiểu về Các đặc trưng cơ bản của quần xã.
c. Sản phẩm học tập: Các đặc trưng cơ bản của quần xã.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép: * Vòng 1: Hình thành nhóm chuyên gia (10 phút) - GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm chuyên gia 1: Tìm hiểu về đặc trưng thành phần loài của quần xã. Nhóm chuyên gia 2: Tìm hiểu về đặc trưng về độ đa dạng của quần xã. Nhóm chuyên gia 3: Tìm hiểu về cấu trúc không gian trong quần xã. Nhóm chuyên gia 4: Tìm hiểu về cấu trúc dinh dưỡng trong quần xã. - Mỗi HS tìm hiểu thông tin, ghi lại ý kiến cá nhân, sau đó lần lượt trình bày (như một chuyên gia) về nội dung mình tìm hiểu. * Vòng 2: Hình thành nhóm mảnh ghép (5 phút) - GV tiến hành tạo nhóm mảnh ghép, sao cho trong nhóm có ít nhất một thành viên từ mỗi nhóm chuyên gia. - Yêu cầu HS chia sẻ thông tin, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Quan sát quá trình hoạt động của các nhóm; gợi ý và định hướng cho HS ở các nhóm chuyên gia: Nhóm chuyên gia 1: Gợi ý HS nhận xét về số loài có mặt trong quần xã, từ đó hình thành khái niệm thành phần loài của quần xã; kể tên những nhóm loài có mặt trong quần xã, xác định loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt. Đặt vấn đề: Nếu trong rừng mưa nhiệt đới, một loài ưu thế hoặc loài chủ chốt bị loại ra khỏi quần xã thì cấu trúc thành phần loài của quần xã có bị biến đổi không? Nhóm chuyên gia 2: Gợi ý HS quan sát Hình 26.3 và trả lời câu hỏi 2 hộp dừng lại và suy ngẫm.Một quần xã có độ đa dạng cao khi thỏa mãn hai yêu cầu: + Số lượng loài nhiều hơn. + Độ phong phú của các loài trong quần xã tương đương nhau. Nhóm chuyên gia 3: + Gợi ý HS tìm hiểu ví dụ về cấu trúc không quan theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng rừng mưa nhiệt đới hay ao cá,... + Gợi ý HS quan sát Hình 26.4 và thảo luận vì sao đi từ chân núi lên đỉnh núi sẽ thấy thảm thực vật rất khác nhau, ruộng lúa cũng được làm thành từng bậc,... nhưng phân bố như vậy lại thuộc kiểu phân bố theo chiều ngang. Dẫn dắt tìm hiểu ứng dụng vào bố trí cây trồng, vật nuôi theo chiều ngang. Nhóm chuyên gia 4: Gợi ý HS liên hệ lại kiến thức đã học ở bậc THCS tìm hiểu về mối quan hệ thực ăn giữa các loài sinh vật trong quần xã. - Tiến hành tạo các nhóm mảnh ghép. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm trình bày Phiếu học tập số 1. - GV tổ chức đánh giá cho các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá bài trình bày của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động. |
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của quần xã
Trường: ………………………………………………………………………………. Lớp: …………………………………………… Nhóm: ……………………………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần xã Đọc thông tin mục II SGK trang 142 – 144, tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần xã và hoàn thành bảng sau:
|
Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập số 1:
Đặc trưng | Đặc điểm | Ví dụ |
1. Thành phần loài | - Thể hiện qua số lượng loài trong quần xã. - Loài ưu thế là loài có số lượng lớn nhất hoặc sinh khối trong quần xã. - Loài đặc trưng chỉ phân bố hoặc tập trung nhiều ở một số sinh cảnh nhất định. Trong nhiều trường hợp, loài đặc trưng trùng với loài ưu thế. - Loài chủ chốt là loài có vai trò kiểm soát, khống chế sự phát triển của loài khác và quyết định sự ổn định của quần xã (thông qua vai trò dinh dưỡng hoặc ổ sinh thái của chúng). |
- Các loài cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới, các loài cỏ trên đồng cỏ,... - Ở vùng đất ngập nước ven biển, các loài đước, sú, vẹt là loài đặc trưng của quần xã sinh vật này đồng thời cũng là loài ưu thế. - Sư tử là loài chủ chốt trên đồng cỏ, chúng kiểm soát kích thước các quần thể động vật ăn thực vật như ngựa vằn, hạn chế sự sinh trưởng quá mức của những quần thể này. |
2. Độ đa dạng của quần xã | - Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài trong quần xã và độ phong phú của quần xã. - Độ phong phú của quần xã là tỉ lệ số cá thể của mỗi loài so với tổng số cá thể trong quần xã. - Độ đa dạng của quần xã thay đổi theo vĩ độ, độ sâu, độ cao, khoảng cách so với bờ. - Độ đa dạng càng lớn, quần xã càng ổn định. | Hai quần xã giả định A, B có số lượng loài giống nhau nhưng độ phong phú khác nhau nên độ đa dạng của hai quần xã khác nhau. |
3. Cấu trúc không gian | - Cấu trúc không gian là sự phân bố cá thể của tất cả các loài trong quần xã. - Phân bố theo chiều thẳng đứng: quần xã dưới nước, trong đất và rừng (phân tầng). - Phân bố theo chiều ngang: các loài sinh vật trong quần xã phân bố theo vành đai, tương ứng với những thay đổi của môi trường. | a) Phân bố theo chiều thẳng đứng: Ở rừng mưa nhiệt đới, thực vật phân tầng theo nhu cầu ánh sáng của mỗi nhóm loài. Sự phân tầng của thực vật dẫn tới sự phân tầng của các loài động vật như chim, côn trùng, sống trên tán lá, linh trưởng, sóc leo trèo trên cành cây, một số loài bò sát, giun tròn,... sống trên mặt đất hay trong các tầng đất khác nhau. b) Phân bố theo chiều ngang: Phân bố từ ven bờ tới khơi xa, từ đồng bằng đến vùng núi, từ chân núi đến đỉnh núi. |
4. Cấu trúc dinh dưỡng | - Cấu trúc dinh dưỡng là đặc điểm về mối quan hệ thức ăn giữa các loài sinh vật trong quần xã. - Sinh vật sản xuất là những sinh vật tự dưỡng, gồm thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡng. - Sinh vật tiêu thụ sử dụng năng lượng có sẵn trong các chất hữu cơ từ những sinh vật khác cho các hoạt động sống. Chủ yếu là động vật. - Sinh vật phân giải chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô cơ; khép kín vòng tuần hoàn vật chất. Chủ yếu là các vi khuẩn, nấm,... | Trong một quần xã đồng cỏ: Thực vật → chuột → rắn → đại bàng → nấm và vi khuẩn phân giải. - Sinh vật sản xuất: thực vật. - Sinh vật tiêu thụ: chuột, rắn, đại bàng. - Sinh vật tiêu thụ: nấm và vi khuẩn phân giải. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tăng trưởng của quần thể sinh vật
a. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và phân biệt được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (cạnh tranh, hợp tác, cộng sinh, hội sinh, ức chế, kí sinh, động vật ăn thực vật, vật ăn thịt con mồi).
- Trình bày được khái niệm ổ sinh thái và vai trò của cạnh tranh trong việc hình thành ổ sinh thái.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu nội dung mục III, quan sát Hình 26.5 - 26.6 và tìm hiểu về Các mối quan hệ trong quần xã và sự phân li ổ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Mối quan hệ trong quần xã và sự phân li ổ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các các mối quan hệ trong quần xã - GV chuẩn bị các thẻ hình về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật (Đính kèm dưới hoạt động). - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 HS. - GV phát thẻ hình và bảng phụ cho các nhóm. - Các nhóm có thời gian 1 phút đọc bảng 26.1. - Yêu cầu các nhóm HS sắp xếp các thẻ hình vào vị trí thích hợp trong bảng nhóm trong thời gian (5 phút) - Phiếu học tập số 2 đính kèm dưới hoạt động. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK tr.147: 1. Quan sát Hình 26.5c, xác định loài nào có lợi, loài nào không có lợi cũng không bị hại. 2. Phân biệt mối quan hệ cộng sinh với quan hệ hợp tác. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự phân li ổ sinh thái - GV chiếu video về ổ sinh thái và Hình 26.6. - Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu trả lời câu hỏi: 1. Thế nào là ổ sinh thái? …………… | III. MỐI QUAN HỆ TRONG QUẦN XÃ VÀ SỰ PHÂN LI Ổ SINH THÁI 1. Các mối quan hệ trong quần xã Bảng 26.1. Các mối quan hệ trong quần xã - Đính kèm dưới hoạt động. 2. Ổ sinh thái - Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép sự tồn tại, phát triển lâu dài của loài. - Tiến hóa dẫn đến phân li ổ sinh thái có vai trò làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài. - Sự phân li ổ sinh thái cho phép các loài có giới hạn của nhiều nhân tố sinh thái giống nhau cùng tồn tại trong một quần xã.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức