Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH VÀ ĐOẠN VĂN QUY NẠP

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Khi viết một đoạn văn với chủ đề bất kỳ, em thường đặt chủ đề ở đâu?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức

GV yêu cầu trao đổi và trả lời: 

  • Đoạn văn diễn dịch có đặc điểm gì?

  • Thế nào là đoạn văn quy nạp?

  • Tác dụng của đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp là gì?

Sản phẩm dự kiến:

- Khái niệm:

Đoạn văn diễn dịch: Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết

Đoạn văn quy nạp: Trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. Câu chủ đề trong đoạn văn quy nạp đặt ở cuối đoạn văn.

- Tác dụng: Do có câu chủ đề việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu hay cuối đoạn. Hai kiểu đoạn văn này đặc biệt phù hợp với văn bản nghị luận.

Hoạt động 2. Gợi ý trả lời bài tập

Bài tập 1

Sản phẩm dự kiến:

a. Ở đoạn a câu “Giả sử mấy người…muôn đời bất hủ được.!” là câu chủ đề. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, cho nên đây là đoạn văn quy nạp.

b. Ở câu b câu chủ đề nằm ở đầu đoạn “Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường”. Vị trí của câu chủ đề cho biết đây là đoạn văn diễn dịch.

=> Khi đã có câu chủ đề các câu tiếp theo có hướng để triển khai. Đây là tác dụng của cách tổ chức đoạn văn theo lối diễn dịch.

Bài tập 2

Sản phẩm dự kiến:

Trong các câu đã được đánh số câu 1 - 2 - 4 nói về đặc điểm và số phận của các nhân vật cụ thể ở một số truyện cổ tích. Riêng câu 3 không đề cập đến nhân vật  nào mà nêu vấn đề có tính chất khái quát không chỉ đúng với các truyện được nói đến ở đây mà còn đúng với nhiều truyện cổ tích khác. Đó chính là câu chủ đề.

+ Nếu muốn viết đoạn văn diễn dịch ta chỉ cần đặt câu (3) lên đầu các câu tiếp theo đó có tính chất giống nhau, không nhất thiết phải theo trật tự cố định.

+ Ngược lại đặt câu (3) ở cuối ta sẽ được đoạn quy nạp.

Bài tập 3

Sản phẩm dự kiến:

Yêu một chùm hoa dại không tên bên con đường quen thuộc là yêu nước. yêu một lối nhỏ vắng vẻ ra bến sông quê hàng ngày là yêu nước. Yêu một tán lá cọ lặng lẽ xòe ra che nắng giữa vườn trưa là yêu nước. Yêu căn bếp nhỏ lặng lẽ tỏa khói mỗi sớm chiều cũng là yêu nước.

Với các câu trên, đặt câu chủ đề ở đầu để có đoạn văn diễn dịch hay cuối để có đoạn văn quy nạp đều hợp lý.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đối với đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào?

A. Bất cứ vị trí nào

B. Đầu đoạn văn

C. Giữa đoạn văn

D. Cuối đoạn văn

Câu 2: Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào?

A. Bất cứ vị trí nào

B. Đầu đoạn văn

C. Giữa đoạn văn

D. Cuối đoạn văn

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Tổng phân hợp

Câu 4: Câu nào thể hiện chủ đề của đoạn văn trên?

A. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.

B. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.

C. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành.

D. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Câu 5: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

A. Đầu đoạn

B. Cuối đoạn

C. Giữa đoạn

D. Cả đầu và cuối đoạn

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1 - B

Câu 2 - D

Câu 3 - C

Câu 4 - B

Câu 5 - A

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một vị anh hùng hào kiệt trong lịch sử theo lối quy nạp

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức

Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

Ngữ văn 8 kết nối tri thức

Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

 
 

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay