Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 1: Thực hành tiếng Việt (1)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Thực hành tiếng Việt (1). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆT NGỮ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy tìm một câu văn có sử dụng biệt ngữ xã hội.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Biệt ngữ xã hội là gì? Em hãy nêu ví dụ về biệt ngữ xã hội?
Nêu đặc điểm của biệt ngữ xã hội.
Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng được sử dụng cho một nhóm đối tượng nhất định trong phạm vi hẹp.
- Đặc điểm
+ Biệt ngữ xã hội có đặc điểm riêng về ngữ âm
+ Biệt ngữ xã hội có đặc điểm riêng về ngữ nghĩa.
Do có những đặc điểm riêng khác biệt như vậy nên nó sẽ được in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.
Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ có những người có mối quan hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt sở thích… và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.
- Lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội
+ Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp
+ Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
Bài tập 1.
Sản phẩm dự kiến:
a. “Gà” là biệt ngữ. Dấu ngoặc kép và sự khác thường về nghĩa của từ “gà” cho ta biết điều đó. “Gà” dùng để chỉ những học sinh được chọn tuyển để thi đấu ( liên hệ đến gà chọi).
b. “Tủ” là biệt ngữ. Trong câu này nghĩa của từ “tủ” được dùng không thông dụng, hoàn toàn khác nghĩa gốc – một dấu hiệu đặc trưng của biệt ngữ. Từ “tủ” có nghĩa là chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt.
Bài tập 2.
Sản phẩm dự kiến:
- Câu dẫn có sử dụng biệt ngữ “đánh một tiếng bạc lớn”. Khi dùng biệt ngữ đó, tác giả biết rằng số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu. Do vậy, tác giả thấy cần giải thích để người đọc hiểu được nghĩa của câu.
- Cụm từ đặt trong ngoặc kép, được tác giả sử dụng với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được.
Bài tập 3.
Sản phẩm dự kiến:
- Biệt ngữ nêu ở bài tập này đều lấy từ tác phẩm văn học viết về cuộc sống của những người làm nghề đặc biệt trong xã hội cũ, thường chỉ đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong phạm vi hẹp. Nhờ những biệt ngữ như vậy, người đọc được hiểu thêm về cung cách sinh hoạt, cách nói năng của những đối tượng khá đặc biệt, rất xa lạ so với cuộc sống hiện nay.
- Đọc tác phẩm văn học gặp những biệt ngữ như vậy, người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú cần tìm hiểu từ nguồn khác, ví dụ như internet hoặc từ điển tiếng việt để nắm được nghĩa của từ biệt ngữ.
Bài tập 4.
Sản phẩm dự kiến:
+ Ở trường hợp a “lầy” là biệt ngữ. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ “lầy” với nghĩa là lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.
+ Ở trường hợp b biệt ngữ hem có nghĩa là “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này dùng biệt ngữ cũng không phù hợp vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lý của một người bạn khác.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?
A. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.
B. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.
C. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.
D. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.
Câu 2: Các từ ngữ: hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 3: Các từ: trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biết ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?
A. Người già
B. Người trung tuổi
C. Học sinh
D. Giáo viên
Câu 4: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?
A. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
B. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
C. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.
D. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.
Câu 5: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn”.
A. Ngỗng.
B. Chán.
C. Mình.
D. Bài tập làm văn.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau đây
“Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tỉa và đồ nghi trượng của đấng thiên tử”.
Câu 2: “Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp”. Từ trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp nào sử dụng từ ngữ này?
Câu 3: Cho đoạn văn sau:
“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Em hãy lí giải vì sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k /học kì - 500k /cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/ học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức